Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non Đắc Lua
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non Đắc Lua", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hoat_dong_nh.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non Đắc Lua
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TẬP NÓI CHO TRẺ 24-36 THÁNG Ở TRƯỜNG MN ĐẮC LUA I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khi còn là một học sinh, tôi luôn ấn tượng bởi hình ảnh một cô giáo mầm non hiền hòa trẻ trung, được các em nhỏ vây quanh, cô dạy các em múa, hát, dạy trẻ khám phá tìm tòi nhận biết tập nói những sự vật hiện tượng xung quanh trẻ và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi như một người mẹ hiền thứ hai. Chính vì điều đó mà tôi ao ước sau này mình trở thành một giáo viên mầm non tôi sẽ dùng hết tâm huyết của mình vào việc chăm sóc và dạy dỗ các em vì có thể nói, đây là lần đầu tiên trong đời trẻ xa bố mẹ, bước vào một môi trường hoàn toàn mới mẻ, cô giáo là người đầu tiên trẻ tiếp xúc những cảm giác về trường học, về cô giáo, về bạn bè trong giai đoạn này rất quan trọng vì đó là ấn tượng ban đầu rất sâu sắc đối với trẻ. Nhưng có lẽ điều không chỉ mình tôi mà mà tất cả giáo viên mầm non cũng đều có chung một suy nghĩ là làm thế nào để có thể hiểu hết được những suy nghĩ và thấu hiểu mọi tâm tư nguyên vọng của trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng ánh mắt mà còn bằng chính hành động của mình làm sao để trẻ được học được giáo dục tốt nhất, làm sao để phát huy hết những khả năng tiềm ẩm trong mỗi cá nhân trẻ và luôn lấy trẻ làm trung tâm để giải quyết mọi vấn đề tất cả đều vì một mầm xanh tương lai của đất nước, vậy làm sao để trẻ nói lên được suy nghĩ của mình? Trẻ 24-36 tháng mới phát âm được một đến 2 từ, lời nói của trẻ còn chưa rõ ràng mạch lạc, vốn từ của trẻ còn ít, đa số các cháu còn nói ngọng, nói lắp, nói không rõ chữ, rõ ý, hay lặp lại các câu nói của cô. Mặt khác các cháu còn nhỏ nên thường có phản ứng chậm chạp hoặc rất khó khăn để hiểu những yêu cầu của cô giáo. Vì bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt rất nhạy cảm và còn tiếp tục hoàn chỉnh cùng với sự phát triển chung của cơ thể. Thông qua quá trình quan sát ở những giờ hoạt động nhận biết tập nói, tôi thấy các cháu rất thích được trò chuyện, thích được giao tiếp và thích được nói nhưng vì ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều trẻ rất muốn nói những lại không thể diễn đạt được hết những suy nghĩ yêu cầu của mình dẫn đến tình trạng cô hiểu sai ý trẻ, hoặc có một số cô không hiểu trẻ nói gì, không đáp ứng được nhu cầu của trẻ khiến trẻ sợ đến lớp. Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để trẻ được tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24 - 36 tháng tại trường Mầm non Đắc Lua” để làm đề tài nghiên cứu. 1
- II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ từ 3 đến 36 tháng, hoạt động nhận biết tập nói giúp trẻ nhận biết và tập nói về tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi xung quanh để tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Những kiến thức mà trẻ nắm được ở hoạt động này là một quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng. Từ đó thấy được ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ và thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói là công việc hàng đầu của giáo dục, giúp trẻ không chỉ biết lắng nghe để thể hiện suy nghĩ, tình cảm và ý kiến của mình mà còn chuẩn bị cho việc làm quen với văn học và chữ viết ở những lớp học trên. Đối với trẻ 24 -36 tháng có trẻ nói ít, chậm nói, chưa biết nói, vậy để phát triển cũng cố vốn từ cho trẻ thì ngoài việc giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt cũng cần phải cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm, học hỏi thông qua các hình ảnh, mô hình trực quan, giáo viên cần dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để hoạt động nhận biết tập nói đạt hiệu quả cao. 2. Cơ sở thực tiễn. Năm học 2016 – 2017 Tôi được nhà trường, Ban giám hiệu phân công dạy trẻ 24- 36 tháng. Tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi. Ban giám hiệu, các cấp chính quyền địa phương luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt để giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong giảng dạy, luôn tạo điều kiện để giáo viên được học tập bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn. Lớp có 2 giáo viên, đều có trình độ đạt chuẩn trở lên, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Nắm vững phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, Bản thân luôn có tinh thần tự học hỏi đồng nghiệp, sách báo , internet để tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ 24 -36 tháng đạt kết quả cao. Độ tuổi của trẻ đến lớp tương đối đồng đều, đa số các cháu đều rất ngoan, lễ phép nên rất thuận lợi trong hoạt động nhận biết tập nói của trẻ. Phòng học đã được xây dựng kiên cố nên rất thuận lợi cho việc dạy và học của cô và trẻ. Lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị. Đặc biệt là tranh chủ đề luôn thay đổi để trẻ nhận biết và tập nói cung cấp phát triển vốn từ cho trẻ nhiều hơn. 2
- 2.2 Khó khăn Do trình độ nhận thức một số cháu lúc đầu đến lớp vẫn chưa phát triển được nhiều ngôn ngữ cần thiết mà độ tuổi cần đạt được trẻ mới phát âm được một đến hai từ “ Ba ba”, “ bà bà” nhận biết được một số câu hỏi ngắn, đơn giản lời nói chưa rỏ, chưa tròn câu. Ngôn ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều, một số trẻ ở đầu độ tuổi còn nói ngọng, bập bẹ, nhút nhát, khả năng nhận thức chậm, dùng từ không chính xác. Kinh nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều nên cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động nhận biết tập nói của trẻ. Trình độ nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế đa số làm ruộng, ít trò chuyện, giao tiếp với trẻ, thường chiều theo ý của trẻ. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá đúng khả năng của trẻ để có phương hướng phấn đấu đạt được kết quả cao trong giảng dạy nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá trẻ. * Kết quả khảo sát đầu năm Thời gian đầu năm học trẻ mới bắt đầu đến trường chưa quen với môi trường mới và phải xa bố mẹ, người thân trong gia đình nên trẻ còn hay khóc, chưa chịu học, chịu chơi vì vậy việc phát triển vốn từ còn nhiều hạn chế. Kết quả chất lượng đầu năm học lớp nhóm trẻ 2 như sau: Trung Xếp loại Tốt Khá Không đạt bình Số Số Số Số Nội dung % % % % trẻ trẻ trẻ trẻ Trẻ nghe, nói đủ câu rõ 2 10% 3 15% 5 25% 10 50% ràng mạch lạc Trẻ mạnh dạn, tự tin 1 5% 3 15% 7 35% 9 45% Trẻ nói ngọng 1 5% 2 10% 9 45% 8 40% Qua đó tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết tập nói còn rất kém, với kết quả trên bản thân tôi thấy cần phải tìm ra các biện pháp để giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ để từ đó nâng dần kết quả học tập của trẻ. Vì thế tôi luôn trăn trở làm thế nào ra những biện pháp hữu hiệu để giờ học của trẻ đạt kết quả tốt hơn. III . TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP 1. Đối với giáo viên: 1.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. 3
- Thông thường trẻ trong độ tuổi từ 24 đến 36 tháng bắt đầu biết nói những câu đơn giản và có thể đối thoại ngắn với người lớn. Tuy nhiên, thời gian này, vốn từ của trẻ thì chưa đủ để diễn đạt hết những hiểu biết của trẻ, trẻ nhút nhát, thụ động. .Ví dụ : Cháu Quân, cháu Thảo My, Thiên thường hay nhút nhát, thụ động không trả lời câu hỏi của cô, giáo viên cần tạo nhiều cơ hội để trẻ tự nói chuyện có tinh thần thoải mái, Khuyến khích động viên, khen gợi trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp gợi cho trẻ những việc mà trẻ thích hoặc muốn làm. Vì vậy phải chú ý đến từng đặc điểm tâm sinh lý cá nhân của trẻ, để có những biện pháp phù hợp với trẻ. Từ đó phát huy hết khả năng của trẻ, có các phương pháp dạy cho trẻ hứng thú hơn trong mọi hoạt động. 1.2. Giải pháp 2: Thay đổi hình thức giới thiệu bài . Tùy thuộc nội dung bài dạy mà tôi lựa chọn cách gây hứng thú cho trẻ một cách linh hoạt nhẹ nhàng. Vì vậy tôi phải xác định được mục đích, yêu cầu của bài dạy, tôi luôn nghiên cứu kĩ giáo án thì mới vận dụng các phương pháp, biện pháp giảng dạy tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, vui vẻ, kích thích trẻ thích tham gia vào hoạt động của cô. Ngoài việc tôi phải chuẩn bị giáo án kĩ càng ra tôi còn cần phải chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh vật thật, mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ. * Sử dụng mô hình: ( Hình ảnh: Mô hình đàn gà) Ví dụ: trong tiết Nhận biết tập nói: Đề Tài : Con gà, con vịt hay con chim 4
- Tận dụng nhạc của bài “ con gà trống ” cô và trẻ cùng xem phim về các con vật sẽ định học để trẻ củng cố lại kiến thức về các con vật dẫn dắt vào chủ đề “ động vật ” cũng như vào nội dung bài dạy chính chuẩn bị mô hình cho trẻ quan sát. Trong khi quan sát, cô chỉ vào từng bộ phận của con gà, và cho trẻ nhắc lại. Ví dụ: cô chỉ vào đầu gà, và hỏi trẻ đây là gì? ( để cho trẻ nói) sau đó cô đính chính lại đây là đầu gà, bây giờ các con hãy nói lại cùng cô nào! “Đầu gà” cho trẻ nói đi nói lại 2 – 3 lần, tương tự như vậy cô cho trẻ quan sát và gọi tên một sô bộ phận khác của gà. ( Hình ảnh: Trẻ quan sát mô hình) * Sử dụng hình ảnh: Giúp trẻ cảm nhận và nắm được nội dung thông qua câu đố, hình ảnh bằng các hình thức: Ví dụ: Với con gà : Các con vừa được nghe bài hát gì? Con gì gáy Ò Ó o o! Tôi có thể sử dụng hình ảnh con gà đang gáy tạo sự hấp dẫn cho trẻ hoặc cho trẻ xem hình ảnh con gà thật. Khi quan sát có thể cho trẻ được sờ vào con gà Cho trẻ giả làm gà gáy ò ó o 5
- ( Hình ảnh:Tìm hiểu con gà trống) (Hình ảnh: con gà trống) Ví dụ: Với con vịt : tôi cho trẻ xem hình ảnh con vịt đang bơi hoặc làm động tác vịt bơi hoặc dùng câu đố, trò chơi tạo sự hứng thú đối với trẻ. ( Hình ảnh:Tìm hiểu con vịt) Ví dụ: Với con chim : Cho trẻ nghe tiếng hót của con chim để trẻ đoán xem đó là con gì ? Sau đó cho trẻ xem hình ảnh. Qua hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát con chim đang bay. Chơi trò chơi chim bay, cò bay. 6
- ( Hình ảnh:Tìm hiểu con chim) Thông qua mỗi hình thức làm quen với một số con vật gần gũi trẻ thì trẻ được củng cố, nói nhiều lần sao cho chính xác từ và tên các con vật cần làm quen và tìm hiểu thêm về một số bộ phận đơn giản của con vật đang tìm hiểu (mỏ , chân , cánh món ăn yêu thích ) tôi cho trẻ chơi trò chơi lấy thức ăn cho gà vịt. Lúc đầu trẻ nói tên con vật to, rõ ràng cùng cả lớp 2-3 lần . Sau đó cô mời cá nhân, nhóm, cả lớp nói thật to rỏ ràng, mạch lạc: 5-6 trẻ . Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết “ Quả cam , quả xoài ”. * Sử dụng vật thật: Cho trẻ xem hình ảnh quả xoài. . (Hình ảnh: xoài cắt miếng nhỏ) (Hình ảnh: Trẻ ăn xoài) 7