SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường Mầm non

doc 17 trang honganh1 15/05/2023 4021
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_cong_tac_quan_ly_nham_nang_cao.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường Mầm non

  1. I. TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường mầm non. II. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đã và đang bước vào thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà mục tiêu là đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó; Đại hội Đảng lần thứ XII với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện Giáo dục & Đào tạo với những định hướng khá cụ thể: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo. Với quan điểm “ Đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục & Đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt ”. Ngày nay Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định: “Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là đào tạo nhân cách con người phát triển toàn diện” Để thực hiện được mục tiêu trên, trong sự nghiệp giáo dục thì đội ngũ cán bộ quản lý chính là lực lượng nòng cốt lãnh đạo đội ngũ giáo viên thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch của năm học. Thực tế cho chúng ta thấy muốn trò tốt thì trước hết phải có thầy tốt, mà muốn có đội ngũ tốt thì phải có cán bộ quản lý tốt, phải biết tự hoàn thiện mình. Việc tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng cán bộ trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân, phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Bác Hồ dạy “ Có cán bộ tốt, làm việc gì cũng xong. Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém ” Vì vậy, với việc cán bộ quản lý phải tự hoàn thiện mình là một nhiệm vụ khác cũng không kém phần quan trọng, đó chính là công tác xây dựng phát triển đội ngũ không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường. 2. Mục đích của đề tài: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là việc quan trọng trong nhà trường. Đó là tăng khả năng, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cho thế hệ trẻ hôm nay, chính là hành trang vững bước trong cuộc sống tương lai. Sự nghiệp “ Vì lợi ích trăm năm trồng người” thắng lợi hay thất bại cũng do chất lượng giáo dục quyết định. Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ đổi mới cách làm việc của Ban Giám hiệu, mà còn phải đổi mới từ giáo viên, nhân viên, từ tổ chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường. Quản lý giáo dục không phải quản lý con người mà quan trọng là quản lý công việc, quản lý kế hoạch và chiến lược. Chỉ có quản lý công việc thì làm việc mới tự giác và có hiệu quả thật sự, còn quản lý con người thì làm việc chỉ với mục đích đối phó. Hiệu trưởng phải là người vừa nắm bắt thông tin, vừa kiểm soát thông tin và biết cách xử lý thông tin hợp lý. Ngoài giải quyết các công việc chung, Hiệu trưởng phải sẵn lòng giúp đỡ chị em, tuy chỉ là những “ động tác ” nhỏ sẽ thu phục được quần chúng. Người Lãnh đạo tìm ra cơ chế quản lý để phát huy mọi khả 1
  2. năng của từng cá nhân, của các bộ phận. Sự tương tác đó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển theo chiều hướng đi lên để đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường Mầm non và giúp cho các cấp quản lý thấy được thực trạng chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non hiện nay để có giải pháp chỉ đạo, giúp đỡ tốt hơn cho các nhà trường MN. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng thực hiện bao gồm toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ nhà trẻ, mẫu giáo và các bậc cha mẹ các cháu trường mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan. Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường mầm non là một việc làm rất khó, đòi hỏi phải có thời gian liên tục, bền bỉ qua các năm chứ không thể thực hiện được trong một sớm một chiều. Chính vì vậy, bản thân tôi đã nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm trong năm học vừa qua và đã tìm ra được một số giải pháp mới, hiệu quả. Các giải pháp này được thực nghiệm trong trường Mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan năm học 2017 – 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp quan sát, khảo sát, thực nghiệm. - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp trao đổi - Phương pháp phân tích, tổng hợp 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu đề tài chủ yếu là các hoạt động nuôi dưỡng và thực hiện các hoạt động giáo dục ở các lớp mẫu giáo tại trường mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan. - Đề tài này đã được nghiên cứu và thực nghiệm từ tháng 9/2017 đến tháng 4 /2018 và năm học tiếp theo. III. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ tâm, sinh lý đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụ GDMN là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Thực vậy, là một cán bộ quản lý trường mầm non tôi thiết nghĩ giáo dục mầm non không phải là dạy trẻ thơ đọc chữ, học kiến thức khoa học; đây là loại hình giáo dục đặc biệt, là sự chuẩn bị cho trẻ thơ những tiền đề quan trọng trước khi bước vào giáo dục nhà trường. Thông qua sự chăm sóc ân cần, giáo dục đúng phương pháp khoa học, phù hợp với sự phát triển tâm- sinh lý của trẻ, để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn cho trẻ. Các yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ thơ bao gồm: Chủ trương, chính sách, sự vận dụng và thực hiện của ngành học và các cấp quản lý, kiến thức khoa học và sự nỗ lực của những người cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm 2
  3. non. Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ, cùng hướng tới mục tiêu giúp cho trẻ thơ thực sự thụ hưởng những thành quả tốt đẹp nhất của xã hội. Hiện tại công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non chúng tôi còn gặp một số khó khăn và bất cập do thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường nên chất lượng giáo dục trẻ phần nào chưa đạt được như mong muốn, chưa thực sự đáp ứng được sự phát triển của đất nước trong thời đại mới. Là một Hiệu trưởng trường mầm non tôi xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non và thấy rằng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non toàn ngành nói chung và với trường mầm non chúng tôi nói riêng là vô cùng cấp thiết. Sau thời gian nghiên cứu, tìm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường Mầm non, tôi đã đúc rút: “ Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường Mầm non” với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc cùng trao đổi tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ một cách tốt nhất. 2. Thực trạng vấn đề đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non tại trường mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan. Căn cứ Quyết định số 2150/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Căn cứ vào công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Linh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017- 2018; Xuất phát từ thực tế trong tình hình xã hội hiện nay như: Sự bùng nổ về công nghệ thông tin, sự hội nhập toàn cầu, cơ chế thị trường Bên cạnh những tiêu cực, tệ nạn của xã hội tiêm nhiễm con người nói chung và trẻ em nói riêng. Những hình ảnh tốt đẹp đáng được động viên khích lệ đáng được là tấm gương sáng cho trẻ học tập, noi theo thì chưa được quan tâm đúng mức; những cái xấu thì tràn lan . Rồi đến sự thiếu mẫu mực của một ai đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn và hành vi của trẻ nếu như chúng ta không trang bị cho trẻ những kiến thức cuộc sống ngay từ bây giờ. Như chúng ta đã biết một nền giáo dục tốt phải đồng thuận các yếu tố chính yếu nhất là: Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Chính vì vậy khi nghiên cứu đề tài này tôi cũng gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1. Thuận lợi: Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong thị trấn; sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng giáo dục. Cơ sở vật chất liên tục được tăng cường, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục được bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Trường có sân chơi sạch sẽ, có nhiều đồ chơi ngoài trời, có nhiều cây xanh bóng mát thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động của trường; Trình độ cán bộ và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 100%; đội ngũ giáo viên đoàn kết, tự giác trong công việc và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; 3
  4. Bếp ăn bán trú duy trì có hiệu quả, số trẻ ăn bán trú 100% và đa số các bậc phụ huynh nhận thức đúng và quân tâm đến giáo dục mầm non; Bên cạnh những thuận lợi đó cũng còn một số khó khăn như sau: 2.2. Khó khăn: Việc đầu tư CSVC của địa phương còn chậm để xây dựng trường chuẩn Quốc gia, diện tích các sân trường không thể mở rộng, phòng học, phòng chức năng, khuôn viên hàng rào còn thiếu so với quy định. Tỷ lệ định biên giáo viên/ lớp chưa đảm bảo theo thông tư 06 và trường còn 3 điểm, nên lớp có trẻ khuyết tật không thể bố trí giảm số lượng trẻ theo quy định. Vẫn còn giáo viên chưa thực sự nỗ lực phấn đấu, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nhất là trong lĩnh vực ứng dụng CNTT để đáp ứng với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp; giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích tính tích cực, chủ động ở trẻ còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ tuổi có sự năng động, sáng tạo nhưng lại hạn chế về kinh nghiệm thực tế giảng dạy, công tác. Phần đông các bậc phụ huynh làm công nhân và đi làm ăn xa nên ít có điều kiện để quan tâm đến trẻ. Chính vì vậy, việc phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ còn gặp nhiều hạn chế. Với những khó khăn đó, tác động không nhỏ đến chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ trong phát triền của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ thực hiện các hoạt động học, vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải chú trọng đến việc chăm sóc nuôi dưỡng để trẻ phát triển toàn diện. Do vậy,với vai trò của một hiệu trưởng trường mầm non, bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi đổi mới biện pháp chỉ đạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường mầm non là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. 2.3. Kết quả khảo sát ban đầu: Trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực trạng về tư tưởng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhu cầu, mong muốn của đội ngũ mình quản lý, với trẻ thì khảo sát chất lượng trẻ ở lĩnh vực giáo dục và sự tăng trưởng của trẻ (qua chất lượng nuôi dưỡng) đầu năm học như sau: Chất lượng Giáo dục trẻ ở các Sự tăng trưởng của trẻ(qua nuôi dưỡng) lĩnh vực Tổng Tổng Nhận thức Số trẻ Tỷ lệ số Đánh giá Số trẻ Tỷ lệ số trẻ trẻ Tốt 75 25 PTBT 268 89,3 Khá 150 50 Suy dinh dưỡng 20 6,7 450 Đạt yêu 65 21,7 300 Béo phì 12 4,0 cầu Yếu 10 3,3 4