Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi

doc 31 trang Minh Hường 20/08/2023 4701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi

  1. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1 Cơ sở lý luận 4 2 Cơ sở thực tiễn 4 2.1. Thuận lợi 5 2.2. Khó khăn 6 2.3. Thực trạng 6 - 7 3 Các biện pháp đã tiến hành 7 - 24 Biện pháp 1: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ 3.1 chuyên môn và xác định những kỹ năng sống cơ bản cần 7 - 9 dạy trẻ Biện pháp 2: Tạo môi trường trong và ngoài lớp thực hiện 3.2 10 - 11 nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống. Biện pháp 3: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3.3 11 - 14 theo tuần, tháng Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt 3.4 14 - 23 động. Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp 3.5 23 - 24 với phụ huynh 4 Hiệu quả của sáng kiến 25 - 26 4.1 Đối với trẻ 25 4.2 Đối với giáo viên 26 4.3 Đối với phụ huynh 26 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27 - 29 1 Kết luận 27 - 29 2 Kiến nghị 29 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 1
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Sinh thời, Bác Hồ - Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta có câu: Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan. Câu nói ấy của Người đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục cho con người, ngay từ thuở còn thơ, đặc biệt là trẻ mầm non và phải coi đây là một vấn đề trọng tâm, vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Sức khoẻ là vốn tài sản quý giá nhất của mỗi con người và của quốc gia, có nhiều yếu tố liên quan mật thiết với nhau, tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Hơn thế nữa, cơ thể trẻ nhỏ là cơ thể đang phát triển, còn hết sức non nớt và dễ bị tổn thương, do đó chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thơ là việc làm hết sức cần thiết. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và kĩ năng sống đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ sống, phát triển một cách khoẻ mạnh. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng tự kiểm soát, thể hiện cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với nhu cầu, biết giải quyết những vấn đề cơ bản một cách tự lập có ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Như vậy trẻ mẫu giáo cần hình thành được một số phẩm chất cần thiết như: Mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực, phù hợp với lứa tuổi. Những nội dung này đều nằm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào xây dựng "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực" với yêu cầu tăng cường tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và tại cộng đồng một cách tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng 2
  3. cuộc sống và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết. Là một giáo viên mầm non hằng ngày tiếp xúc với trẻ, tôi luôn trăn trở và tìm mọi cách để rèn trẻ những kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Từ những thực tế trên năm học 2017 -2018 tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi” làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích nghiên cứu : - Đề tài này, tôi điều tra và đánh giá thực tế về vốn kĩ năng sống của trẻ 4-5 tuổi từ đó nghiên cứu và đề ra một số biện pháp nhằm đưa kỹ năng sống vào trong hoạt động học và chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, thích nghi, hợp tác, tự phục vụ bản thân, phát triển trí thông minh, trẻ mạnh dạn, tự tin, hoạt bát, sáng tạo trong các hoạt động. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài - Tìm hiểu thực trạng việc dạy kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non. - Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng sống trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi) - Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ. - Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo nhỡ do tôi phụ trách. 5. Phương pháp nghiên cứu: 1. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Đọc, thu thập, phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa những tài liệu có liên quan tới đề tài: tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học mầm non, nghiên cứu hoạt động học khám phá khoa học, một số hoạt động vui chơi của trẻ. 5. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 5.2.1 Phương pháp quan sát - Quan sát việc thực hiện những kỹ năng sống qua biểu hiện hàng ngày của trẻ để có đánh giá và số liệu cụ thể ở mỗi kỹ năng. 5.2.2 Phương pháp trò chuyện. - Trò chuyện với phụ huynh, với trẻ để có những biện pháp phù hợp với từng trẻ. 3
  4. 5.2.3 Phương pháp thống kê toán học. - Dùng công thức toán học để xử lý số liệu thực tiễn đã thu thập được. 5.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6. Kế hoạch nghiên cứu: - Từ 9/2017 đến 10/2017 : chọn đề tài và trang bị lý luận. - Từ 10/2017 đến 3/2018 :Tổ chức cho trẻ thực hiện các biện pháp trong các hoạt động. - Từ 3/2018 đến 4/2018 phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm. 4
  5. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Tâm lý học và giáo dục học đã chứng minh rằng trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi là một bước phát triển rất dài, bất kỳ đứa trẻ nào trong độ tuổi đó đều trải qua các giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn đều có những nhu cầu phát triển riêng, nó đòi hỏi những đáp ứng, những hình thức tác động thích hợp. Muốn trở thành người lớn theo đúng nghĩa thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời. Như vậy, giáo dục ở đây là dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hóa xã hội. Chính vì vậy, trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình là tương lai của mỗi dân tộc “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, của nhà nước, của xã hội. Từ lâu nhân loại đã nhận thức rõ điều đó và đã có những hành động thiết thực để bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Theo UNESSCO, 8 tuổi đã là quá muộn để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập” Chúng ta đều biết rằng xu hướng giáo dục thế giới hiện nay đang quan tâm đến việc trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng sống để trẻ biết tự bảo vệ mình, biết tự giải quyết một số vấn đề đồng thời hướng đến một môi trường giáo dục hài hòa, thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn. Rèn kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, trẻ không chỉ học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kỹ năng sống cơ bản cần thiết. Qua đó tạo cho trẻ một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho trẻ vốn kiến thức, kỹ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn. Như chúng ta đều biết, trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả đất nước, việc chăm sóc, giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của gia đình mà của cả xã hội. Trẻ mầm non là giai đoạn hết sức quan trọng, thời điểm 5
  6. này, tất cả mọi việc của trẻ đều mới bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu khám phá thế giới xung quanh và vận động bằng chính đôi tay, đôi chân của mình. Do đó, chúng ta không cần thiết phải dạy trẻ những điều cao siêu, lớn lao mà đơn giản chỉ cần giúp trẻ có một số kỹ năng sống cơ bản để trẻ có thể phục vụ chính bản thân trẻ, bảo vệ được cơ thể non nớt của chính mình mà thôi. Ngày xưa, trong gia đình trẻ chỉ việc nghe lời cha mẹ, đến trường học thì nghe lời cô giáo, nhường nhịn bạn bè. Một hành vi sai trái thường bị xã hội đồng loạt lên án, nên ít ai dám hành động tiêu cực. Ngày nay thì khác, những gì học trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau qua bạn bè, truyền thông đại chúng, phim ảnh Trong nhiều trường hợp, trẻ phải tự ứng phó một mình. Với sự bùng nổ thông tin, trẻ tiếp cận với đủ thứ loại tác động, tốt có, xấu có. Một số không nhỏ phải rời bỏ gia đình, hoặc phải bươn chải kiếm sống, thậm chí gánh vác trách nhiệm của người lớn. Do ngày càng phải có nhiều việc phải quyết định một mình nên trẻ không chỉ cần được biết thế nào là điều hay lẽ phải mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức. Trước tình hình này, các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng sống nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu. Cách dạy cũ theo kiểu giảng suông, dạy vẹt, học vẹt không đạt được sự thay đổi hành vi này. Trong cách giáo dục mới, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi và cái chúng ta, có những lựa chọn và quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến. Tuy nhiên giáo dục kỹ năng sống không dễ chút nào, trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kĩ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. Đó là khó khăn chung của toàn xã hội và cũng là khó khăn của trường chúng tôi khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 2.1 Thuận lợi. - BGH nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. - Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm và tạo mọi điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất cho lớp. 6