Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi

doc 18 trang honganh1 15/05/2023 7942
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cntt_vao_hoat_dong_lam_quen_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi

  1. Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Lan Hương MỤC LỤC SÁNG KIẾN TT MỤC LỤC TRANG A. Phần mở đầu 1 I Lý do chọn đề tài 1 II Mục đích nghiên cứu 2 III Đối tượng nghiên cứu 2 IV Đối tượng khảo sát thực nghiệm 3 V Phương pháp nghiên cứu 3 VI Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3 B Nội dung 3 I Cơ sở lý luận 3, 4 II Cơ sở thực tiển 4, 5, 6 1. Đánh giá thực trạng 6 2. Các biện pháp thực hiện 7, 8, 9, 10, 11, 12 3. Kết quả đạt được 13, 14 C Kết luận và kiến nghị 14 I Kết luận 14, 15 II Kiến nghị đề xuất 15, 16 Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi
  2. Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Lan Hương Đề tài: “ Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi” A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học hết sức cần thiết và còn giúp cho giáo viên luôn luôn được cập nhật thông tin một cách chính xác, hiệu quả, truyền tải kiến thức nhanh nhất tới trẻ. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là kiến thức nghiên cứu các phần mềm ứng dụng, từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, nhằm tạo sự hứng thú và kích thích được sự tò mò khám phá của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục "Dạy học lấy trẻ làm trung tâm" một cách dễ dàng. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về “chất” trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của trẻ là rất cần thiết như ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với môi trường xung quanh giúp cho trẻ hình dung rõ nét hơn về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thông qua các hình ảnh, video minh họa sinh động ở trên máy, hay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với toán, giáo viên có thể cho trẻ xem các thao tác thực hành thêm, bớt, chia nhóm ở ngay trên máy tính mà không cần làm bằng cách thủ công như trước đây chúng ta vẫn hay làm. Và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vô cùng quan trọng. Trẻ vừa nghe đọc thơ, kể chuyện vừa được xem những hình ảnh minh họa nội dung truyện ngay trên máy tính một cách sinh động như thật, giúp trẻ hứng thú, chăm chú để nge hơn, hiệu quả tiếp thu, hiểu nội dung tác phẩm nhanh hơn so với những hình ảnh in sẵn trên giấy, hay những mô hình rối mà cô tự làm. Qua đó giúp trẻ nhanh hiểu, nhanh thuộc mà giáo viên cũng rút ngắn được Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi
  3. Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Lan Hương thời gian làm đồ dùng cho trẻ bằng thủ công như trước đây. Từ những lợi ích đó, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách phổ biến như hiện nay, tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi” II. Mục đính nghiên cứu Giáo dục phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó có hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, thông qua hoạt động giáo dục trẻ lòng yêu thương, biết giúp đỡ người khác, hay biết được vì sao có các sự vật, hiện tượng đó. Nhưng để giúp trẻ nắm được nội dung, hiểu được ý nghĩa của từng tác phẩm văn học thì không thể thiếu đến những hình ảnh minh họa nội dung tác phẩm đó. Và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tác phẩm văn học đã làm được điều đó. Song với tình hình lớp tôi có 33 trẻ đều học qua các lớp dưới, năm nay lên lớp mẫu giáo lớn, phần đa số trẻ đều đã được làm quen với tác phẩm văn học. Cũng có những trẻ tiếp thu tác phẩm rất nhanh, những trẻ có thể thuộc tác phẩm sau khi cô dạy nhưng đa số trẻ thuộc nhưng không hiểu tác phẩm có nội dung gì, hay có những ai trong tác phẩm đó. Vì thế tôi muốn trẻ không những thuộc mà còn hiểu mình đã học được gì qua những tác phẩm văn học, nên tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin vào tác phẩm văn học cho trẻ lớp mình, đây cũng là độ tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Nó góp phần quan trọng vào việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ. III. Đối tượng nghiên cứu : Dưới sự chỉ đạo của Phòng GD & ĐT Vĩnh Linh, sự phân công của nhà trường, được sự giúp đỡ tạo điều kiện hổ trợ của chuyên môn, phụ huynh và đồng nghiệp nên tôi tập trung nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi” với 33 trẻ của lớp Mẫu giáo lớn A4 trường mầm non Hoa Phượng, lớp tôi đang giảng dạy và chủ nhiệm năm học 2017 – 2018. Đi sâu vào nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học để giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Là một giáo viên được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường năm học 2017 – 2018, tôi giảng dạy các cháu 5-6 tuổi, độ tuổi mà chuẩn bị tốt tâm thế và hành trang cho trẻ lên lớp 1. Nên bản thân tôi luôn muốn trẻ có những kiến thức cơ bản để làm hành trang vào đời đặc biệt là những kỹ năng sống, là lòng yêu thương, biết giúp đỡ mọi người, biết được sự hình thành của những sự vật, hiện tượng ở xung quanh trẻ Để trẻ có thể hiểu sâu hơn về nội dung của những tác Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi
  4. Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Lan Hương phẩm văn học đó thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tác phẩm văn học là rất cần thiết. IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 1. Khảo sát: - Khảo sát cơ sở vật chất. - Khảo sát mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ lớp Mẫu giáo lớn A4. 2. Thực nghiệm nghiên cứu: - Áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng sau đó đưa ra một số bài tập để kiểm tra kết quả hình thành kỹ năng của trẻ. V. Phương pháp nghiên cứu : 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận: - Các loại sách nói về vấn đề dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học bằng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy . - Chương trình dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non. 2. Phương pháp thực tiễn - Quan sát các hoạt động của giáo viên, hoạt động của trẻ ghi chép lại các hoạt động. - Trao đổi với giáo viên. - Quan sát giờ học của trẻ, quan sát các hoạt động trẻ tiếp thu tác phẩm văn học, để xác định mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ. - Quan sát các hoạt động của trẻ trong lớp khi được tiếp cận và học tập qua công nghệ thông tin để nhận biết về khả năng tiếp thu và nhận thức của trẻ VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi”, Trường mầm non Hoa Phượng - TT Hồ Xá - huyện Vĩnh Linh -Tỉnh Quảng Trị. Thới gian nghiên cứu là 1 năm học 2017 -2018, bắt đầu nghiên cứu khi tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Kết thúc đề tài nghiên cứu là khi kết thúc chương trình năm học của trẻ theo độ tuổi. B. Nội dung I. Cơ sở lý luận: Văn học là một loại hình nghệ thuật, là hoạt động tinh thần cơ bản làm lên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt là nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi trường xã hội và tự nhiên. Văn học còn góp phần phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ. Những ấn tượng đẹp đẽ về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi
  5. Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Lan Hương sẽ thúc đẩy ham muốn sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Tác phẩm văn học giáo dục trẻ về tình thương, là cơ sở, nền tảng giúp trẻ tiếp thu và phát triển một cách toàn diện. Nhu cầu được nghe kể chuyện, được làm quen với văn học là một nhu cầu cần thiết của trẻ thơ đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Ngày nay, nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã đến rất gần với các em, nên trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với phim ảnh, với nhiều hình ảnh sống động, hấp dẫn, vì vậy những câu chuyện nếu chỉ được kể cho trẻ nghe cùng với sự minh hoạ bằng tranh ảnh đơn thuần như chúng ta vẫn thường làm thì sẽ không gây được hứng thú cho trẻ, không phát huy được khả năng tư duy cũng như tính tích cực hoạt động của trẻ trong các giờ kể chuyện cho nên các tiết học thường đạt hiệu quả không cao. Xuất phát từ thực tế đó và từ nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2017- 2018 là øng dông công nghệ thông tin trong so¹n gi¶ng, qua nhiều năm tích luỹ các kiến thức về công nghệ thông tin, cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với niềm say mê tự học hỏi và đã qua ứng dụng, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu về đề tài:“ Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi” II. Cơ sở thực tiển: Thực tế cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học được trẻ em rất yêu thích. Quá trình tổ chức việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: *Thuận lợi: - Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, trường Mầm non Hoa Phượng đã trở thành trung tâm chất lượng cao về công tác chăm sóc, giáo dục các cháu của Huyện. Trường luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực chuyên môn, đổi mới hình thức, phương pháp nuôi dạy trẻ, góp phần cùng ngành học Mầm non huyện Vĩnh Linh thực hiện chiến lược xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy, đồng thời giữ vững và khẳng định vị trí trọng điểm chất lượng của Huyện. Trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, giám sát việc giáo viên tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên . -Năm học 2009 - 2010 là năm học nhà trường thực hiện chiến lược xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi