Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo Bé 3-4 tuổi

docx 13 trang honganh1 15/05/2023 11743
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo Bé 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo Bé 3-4 tuổi

  1. I: TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẩu Giáo Bé 3-4 tuổi. II: PHẦN MỞ ĐẦU: 1: Lý do chọn đề tài: Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới thể hiện nhận thức của mình để giao tiếp và hợp tác với nhau. Đối với trẻ em, Ngôn ngữ đóng một vai trò cũng đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách, là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ, luyện phát âm, và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác. Nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Là một giáo viên Mầm Non trực tiếp đứng lớp Mẫu Giáo Bé 3-4 tuổi, tôi đã nhận thức được rằng mình cần phải tìm tòi đưa ra được những biện pháp, phương pháp và hình thức dạy đổi mới để kích thích sự hứng thú, say mê của trẻ nhằm khuyến khích trẻ nói nhiều, đọc nhiều, giúp trẻ cảm nhận được cái hay,cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ, những hành vi đẹp trong cuộc sống ,từ đó trẻ biết sử dụng những ngữ điệu của mình để thể hiện tình cảm nhằm nâng cao hiệu quả ngôn ngữ cho trẻ. Nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển trẻ là một giáo viên Mầm non tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo Bé 3-4 tuổi” . 2: Mục đích nghiên cứu: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, luyện phát âm, và nói đúng ngữ pháp trong giao tiếp. - Khắc phục khả năng nói cụt, nói không trọn câu khi diển đạt. - Làm giàu vốn từ, phát triển ngôn ngữ giàu hình tượng, giàu sức biểu cảm. 3: Đối tượng nghiên cứu. - 17 trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi – Lớp C2, của Trường Mầm Non Quyết Thắng - Bến Quan. Và các hoạt động giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường Mầm Non Quyết Thắng Bến Quan. 4 : Phương pháp nghiên cứu. 4.1: Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến thực tiễn và công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. 1
  2. 4.2: Phương pháp nghiên cứu thực tiển. * Phương pháp điều tra: - Điều tra về mức độ, khả năng ngôn ngữ của trẻ - Tìm hiểu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ đạt kết quả cao nhất. * Phương pháp quan sát: - Quan sát các biểu hiện, cách phát âm, cách dùng từ và khả năng đối thoại. của trẻ thông qua hoạt động hàng ngày. * Phương pháp đàm thoại: -Đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh nghiệm hay trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khi ở gia đình, trao đổi cách dạy trẻ để cùng phối hợp thực hiện. - Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục. * Phương pháp thực hành: - Bao gồm các phương pháp trò chơi, giao nhiệm vụ * Phương pháp toán học: - Xử lý những số liệu khảo sát, kết quả, mức độ đạt được, để rút ra kinh nghiệm hay cho vấn đề nghiên cứu. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. * Phạm vi: - Nghiên cứu thực trạng khả năng ngôn ngữ của trẻ lớp C2 - Mẫu giáo bé 3-4 tuổi tại trường Mầm Non Quyết Thắng- Bến Quan. * Kế hoạch: - Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018 - Tháng 8: Nghiên cứu lý luận của đề tài - Tháng 9: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non Quyết Thắng- Bến Quan - Từ tháng 10 /2017 đến tháng 3/2018 : Áp dụng các giải pháp đã nghiên cứu vào thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Tháng 4: Đánh giá, viết báo cáo. III. NỘI DUNG. 1: Cơ sở lý luận: 2
  3. Trong cuộc sống của chúng ta, ai ai củng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với những người xung quanh. Đối với trẻ Mầm Non, thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy sẽ cung cấp những kiến thức, trí thức về thế giới xung quanh , mở rộng hiểu biết và tích luỹ vốn kinh nghiệm cá nhân, làm giàu vốn từ, phát triển ngôn ngữ giàu hình tượng, giàu sức biểu cảm, đồng thời rèn luyện khả năng tri giác đối tượng, khả năng trình bày ngôn ngữ một cách mạch lạc, logic, có trình tự chính xác, giáo dục thái độ cách ứng xử cho trẻ thông qua các bài học, dạy trẻ biết yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên và con người . Thông qua hoạt động hàng ngày như chơi, hát, đọc thơ, kể chuyện giúp trẻ phát triển vốn từ, luyện phát âm và nói đúng ngữ pháp, trẻ nói đủ câu, trọn nghĩa, vốn từ phát triển rõ rệt, trẻ nói rõ ràng, diển đạt mạch lạc, đọc thơ , kể chuyện diễn cảm. Vì vậy phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng là việc làm cần thiết trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ. 2: Thực trang : Qua việc dự giờ và giảng dạy các hoạt động của trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi, tôi thấy khả năng diển đat ngôn ngữ còn hạn chế, trẻ còn ấp úng, nói ngọng, câu còn cụt, thiếu chủ ngữ vị ngữ. Vì vậy dựa trên khả năng diển đạt phát triên ngôn ngữ của trẻ, người lớn cần phải nói đúng câu, nói những lời hay ý đẹp, dạy trẻ nói lời cảm ơn, xin lổi. Qua việc giảng dạy trẻ 3-4 tuổi, bản thân tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ không đồng đều, khi giao tiếp trẻ chưa thể hiện đúng ngữ điệu, cử chỉ của lời nói, phát âm còn ngọng, dùng từ chưa chính xác, diển đạt chưa logic, câu từ chưa lưu loát, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, vì vậy cô cần phải tìm hiểu rỏ nguyên dân dẫn đến để từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Những trẻ nhút nhát, ít tiếp xúc với bạn trong lớp, ngại giao tiếp với những người xung quanh dẫn đến trẻ kém hiếu động, vì vốn từ giao tiếp ít, nghèo nàn. Ở gia đình, bố mẹ bận rộn, không quan tâm, chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ nói trống không, câu cụt không đầy đủ chủ ngữ , vị ngữ. 2.1: Thuận lợi: - Trường được Phòng Giáo dục, các ban ngành đoàn thể quan tâm, giúp đở và chỉ dạo sát sao trong tất cả các hoạt động. - Ban giám hiệu luôn quan tâm, giúp đỡ , khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, lun chăm lo đến mọi hoạt động phát triển của trẻ, Trường có nề nếp, tiên phong trong mọi hoạt động. - 100% trẻ được ăn bán trú tại Trường. 3
  4. - Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ tạo mọi điều kiện hỗ trợ về đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các ho¹t ®éng. - Bản thân nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình độ chuyên môn. - Luôn tham gia dự giờ học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp. 2.2: Khó khăn: - Phòng học còn chật hẹp , làm hạn chế hoạt động của trẻ. - Cở sở vật chất trường lớp còn thiếu. - Trẻ trong lớp có hai độ tuổi: nhà trẻ và mẫu giáo bé 3-4 tuổi, làm khó khăn trong việc giảng dạy củng như tổ chức các hoạt động. - Bên cạnh các trẻ chưa nhanh nhẹn, còn nhút nhát, thụ động còn có một số trẻ quá hiếu động nên ảnh hưởng đến vấn đề ngôn ngữ cña trÎ. - Bên cạnh đó, những bộn bề lo toan cho công việc, cho đời sống kinh tế của mỗi gia đình nên việc chú trọng, quan tâm giáo dục cho con cái ngày càng hạn chế, bị lãng quên. 2.3 : Kết quả khảo sát: Để làm tốt vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Bé 3-4 tuổi, đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát khả năng phát triển ngôn ngữ tại Lớp C2. Kết quả như sau: TT Nội dung Chiếm Đạt(%) 1 Khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ 9/17 52,9% 2 Trẻ phát âm chính xác từ ngữ , ít sử dụng ngôn 8/ 17 47 % ngữ địa phương 3 Trẻ nói đủ câu và câu có nghĩa 8/ 17 47 % 4 Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, đúng ngữ pháp 9/ 17 52,9% 5 Trẻ biết kể chuyện diễn cảm, rõ ràng, đúng ngữ 7/ 17 41 % pháp 3: Biện pháp: 3.1: Xây dựng môi trường thân thiện: Môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Môi trường trong nhà trường theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, để trẻ có thể tự mình khám phá, trải nghiệm, và giao tiếp với bạn. Để từ đó trẻ có thế tự tin, mạnh dạn sử dụng những hiểu biết, khả năng ngôn ngữ của mình để giao tiếp với bạn và giải quyết vấn đề. Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi là những điều 4
  5. kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động. Thiết kế, bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựng nội dung chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ điểm, đặt tên góc sao cho dễ hiểu nhưng lại hấp dẫn như “ Siêu thị mini”, “ Bé vui học Toán” Sau mỗi chủ điểm tôi thay đổi cách trang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ. ( Góc Phân vai ) ( Góc Bé học Toán) 3.2: Xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng ngôn ngữ của Trẻ. Dựa vào tình hình của trẻ, trên cơ sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch năm, tháng , tuần phù hợp với đặc điểm nhóm lớp. Kết thúc từng chủ đề, tôi đánh giá lại những việc làm được và chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho những chủ đề sau. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi chú ý đến việc giáo dục trẻ về phát triển ngôn ngữ mạch lạc, bồi dưỡng thêm cho trẻ đọc thơ, kể chuyện theo tranh vào các buổi chiều hoặc mọi lúc mọi nơi. Lên kế hoạch trò chuyện với trẻ hàng ngày, chú ý quan tâm nội dung của các buổi trò chuyện đó. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “ Thực vật quanh bé ”: Trong tuần 1: Chủ đề “ Bé thích cây xanh ” , tôi lựa chọn những nội dung sau: Thứ 2: Trò chuyện với trẻ về cây Cao su . Trong buổi sinh hoạt chiều tôi cùng trẻ tiếp tục kể chuyện về loại cây xanh khác. Thứ 3: Tôi dạy trẻ làm quen bài thơ “ Cây dây leo ” Buổi chiểu : Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “ Trồng nụ trồng cà ”. Trong những giờ đón - trả trẻ: Tôi trò chuyện với trẻ về nội dung đã học trong tuần phù hợp với chủ đề. Khi thực hiện kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình dạy, nhằm theo dỏi rèn luyện những trẻ cá biệt. Đặc biệt chú ý rèn cho những trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trẻ nói ngọng , nói lắp, nói chớt 5
  6. . ( Trò chuyện với Trẻ về Hoa Tím ) ( Dạy trẻ đọc thơ “ Cây dây leo) 2.3: Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động vui chơi: Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vào vai chơi khác trong cuộc sống của con người , tôi tiến hành lồng ghép ngôn ngữ vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại bằng những ngôn ngữ để giao tiếp với bạn chơi , muốn chơi tốt các vai thì vốn từ giao tiếp của trẻ phải thật phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh, trẻ mạnh dạn , thành thạo dần trong giao tiếp, ứng xử, biết chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Ngoài ra khi chơi, giáo dục trẻ biết đoàn kết với bạn bè, không tranh dành đồ chơi với bạn. : + Qua trò chơi “ Bán hàng”-“ Xây dựng “ Yêu cầu Trẻ (người mua hàng, và người bán hàng) phải nói đủ câu, đúng cấu trúc ngữ pháp mới có thể tham gia tốt vào trò chơi. + Cô,chú mua gì ạ? + Bán cho tôi quả chuối, Quả chuối này bao nhiêu tiền ?. + Chú đang xây gì đấy ? Chúng tôi đang xây vườn hoa ! ( Bé chơi bán hàng) ( Bé xây dựng vườn hoa) 6