Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn Âm nhạc

doc 19 trang sangkien 01/09/2022 5720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn Âm nhạc

  1. Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thanh oai Tr­êng MÇm Non Ph­¬ng trung I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC Lĩnh vực : Phát triển thẩm mỹ Tác giả : Lê Thị Thu Hà Chức vụ : Giáo viên Năm học 2014- 2015
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI HỌC TÔT LĨNH VỰC ÂM NHẠC SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : Lê Thị Thu Hà Ngày sinh : ngày 31 tháng 12 năm 1988 Năm vào ngành : Tháng 5 năm 2010 Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Phương Trung I Trình độ chuyên môn : Trung cấp Hệ đào tạo : Chính quy
  3. A. MỞ ĐẦU : I . Lý do chọn đề tài : Âm nhạc giống như là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta, nó mang đến cho chúng ta những giây phút thư giãn thực sự thoải mái, cho ta cảm nhận cái đẹp của tự nhiên, quê hương, đất nước, con người. Là một giáo viên mầm non. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra một số “biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi học tốt lĩnh vực âm nhạc”. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh. II. Cơ sở khoa học của đề tài: 1. Cơ sở về mặt lý luận: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh sau này. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ.Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Thông qua Âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. 2. Lý do về mặt thực tiễn: Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi với những âm sắc réo rắt, tiết tấu sôi nổi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi Bài hát êm dịu, trầm lắng sẽ đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng có khi cảm giác lại buồn Với tôi khi dạy giờ âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp. Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ, học tập và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện được. III. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát- thực nghiệm nghiên cứu:
  4. 1. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi học tốt lĩnh vực âm nhạc. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn âm nhạc. IV.Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1. Tạo môi trường học tập. 2. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt. 3. Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học. 4. Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng. 5. Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ 6. Kết hợp âm nhạc với các môn khác. 7. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng cho trẻ. B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Khảo sát tình hình: 1. Địa bàn nghiên cứu: Các cháu lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non Phương Trung –Thanh Oai- Hà Nội 2. Đặc điểm tình hình lớp: Năm học 2014 - 2015 lớp tôi có 32 cháu và 2 cô là: + GV 1: Lê Thị Thu Hà + GV 2: Lê Thị Khánh II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 1. Thuận lợi: Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ được thể hiện và nâng cao tính tự tin. Những hoạt động này vô cùng ý nghĩa với trẻ, nó giúp trẻ có cơ hội rèn luyện và thỏa sức thể hiện, vì thế mà trong các tiết học trẻ mạnh dạn và nhiệt tình hơn. Hầu hết giáo viên đều có trình độ trên chuẩn, được đào tạo kỹ lưỡng vì thế mà giáo viên ở lớp nắm vững phương pháp, có khả năng âm nhạc và giọng hát tốt. Trẻ thích hát từ khi còn rất nhỏ, gần như khi biết nói là trẻ bắt đầu học hát, trẻ được người lớn dạy cho nhiều bài hát, cũng như hiểu nội dung bài hát. Chính điều này mà một phần nào đó trẻ đã được làm quen với môn âm nhạc. Điều đó giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chuyển tải kiến thức. Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ được thể hiện và nâng cao tính tự tin. Phụ huynh luôn quan tâm,ủng hộ cho các phong trào văn nghệ, hay hoạt động chung ở lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên xây dựng được những tiết học hay, chất lượng. 2. Khó khăn: Tuy là trẻ mẫu giáo nhỡ nhưng có những cháu chưa đi học bao giờ, vì thế khó
  5. khăn trong việc rèn nếp học tập cho trẻ. Giáo viên ở lớp tuy đông nhưng không được đào tạo ngang nhau, và mỗi người có một khả năng riêng, vì thế sự nhất quán trong tổ chức hoạt động cũng có nhiều khó khăn. Thời gian cho một hoạt động thì còn ít, trẻ ít có cơ hội được rèn luyện. Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát. Khả năng âm nhạc của trẻ thì không đồng đều. III. Điều tra cơ bản Từ những vấn đề có liên quan đến đề tài tôi tiến hành kháo sát học sinh lớp tôi đầu năm trên 32 học sinh (Lớp B1_ trường mầm non Phương Trung I): Nội dung Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % Kĩ năng hát đúng 10h/s 31,2 8h/s 25 14h/s 43,7 nhạc của trẻ Kĩ năng biểu diễn 5h/s 15,6% 12 h/s 38 15 h/s 46 của trẻ Nhận thức của bản thân: Với kết quả khảo sát như trên cho tôi thấy khả năng ca hát của các cháu còn chưa tốt, các cháu chưa mạnh dạn và phát huy hết khả năng của mình, từ đó tôi đã tìm tòi và ứng dụng một số các biện pháp sau đây. IV. Trình bày kinh nghiệm: Để giúp trẻ có hứng thú và tham gia học tốt môn âm nhạc, bản thân tôi đã thực hiện một số phương pháp sau: 1/ Tạo môi trường học tập Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ. Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy theo ý tưởng cá nhân, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do. Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển các loại nhạc cụ dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở
  6. trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. Tại góc âm nhạc, tôi cũng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc. 2/ Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt : Vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ: Có thể sử dụng những đồ dùng vật thật hay những câu đố, những đoạn clip làm nổi bật chủ đề dạy. Ví dụ: Ở chủ đề thực vật dạy bài hát “Màu hoa” cô giáo có thể trang trí ở lớp một số loại hoa tươi để thu hút trẻ: Dạy bài hát “Màu hoa” Ở chủ đề động vật dạy vận động minh họa bài hát “Đố bạn” cô dùng các câu đố về các loại động vật, sử dụng mũ minh họa của các con vật được nhắc tới trong bài hát cho trẻ đội, dưới hình thức tổ chức một cuộc thi để trẻ được thể hiện:
  7. vận động minh họa bài hát “Đố bạn”
  8. Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm. Ví dụ: Tổ chức vận động minh họa là trọng tâm thì có thể cho trẻ làm quen với cô bộ đội khi mở đầu để giới thiệu về vận động minh họa theo bài hát: “chú bộ đội”:
  9. Ví dụ: Nghe hát là trọng tâm thì cô có thể cho trẻ nghe dưới nhiều hình thức khác nhau như: Nghe cô hát cùng điệu bộ, cử chỉ minh họa, hay cô diễn rối, cô cho nghe giai điệu để trẻ cảm nhận ,cho trẻ xem video: Cô diễn rối bài nghe hát “ Ba em là công nhân lái xe” Tổ chức biểu diễn có thể sử dụng nhiều hình thức như: Múa, hát, hát nối tiếp 3/ Đưa ứng dụng CNTT vào các tiết học. Thường xuyên vào các trang web như: you tobe.com, blog socnhi.com, nhac cua toi.vn, zing me.mp3 để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy sau đó làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, sdile show, video clip .kết hợp với các phần mềm: pwerpoint, auditions CS6, photoshop Để sử lí hình ảnh, cắt nhạc và sử dụng trong bài dạy. Ví dụ: Ở chủ đề bản thân: Bài hát“ Mừng sinh nhật” Sử dụng hình ảnh, đoạn clip “bé và các bạn đang dự 1 buổi sinh nhật của bạn”.