Báo cáo giải pháp Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non

docx 20 trang Minh Hường 20/08/2023 3000
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_giai_phap_suu_tam_va_thiet_ke_mot_so_tro_choi_giup_t.docx

Nội dung text: Báo cáo giải pháp Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non

  1. “Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non” MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở lí luận . 3 II. Thực trạng: 1. Thuận lợi . 4 2. Khó khăn . 5 III. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ làm quen chữ cái trong trường mầm non 1. Nhóm các trò chơi chữ cái không sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức trò chơi cho trẻ. 2. Nhóm các trò chơi chữ cái có sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế và tổ chức cho trẻ chơi 3. Một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng các trò chơi chữ cái 4. Hiệu quả SKKN 26 C. KẾT LUẬN – KHIẾN NGHỊ 28 1. Kết luận 28 2. Khuyến nghị: 29 1/30
  2. “Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non” A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Như chúng ta đã biết, Trường Mầm non là trường học đầu tiên giúp trẻ lớn lên trên con đường học vấn. Chính vì thế, những kiến thức mà nhà sư phạm đưa đến cho trẻ dù chỉ là những kiến thức sơ đẳng, đơn giản song cũng hết sức quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ sau này. Vì thế, chúng ta đều hiểu rằng, muốn có một ngày mai trở thành khoa học, một bậc thiên tài nào đó cũng không bao giờ phủ nhận rằng tôi không phải trải qua những năm tháng bập bẹ nói những câu nói đầu tiên. Cũng chính vì thế, muốn chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1, các cô giáo mầm non không chỉ phối hợp với phụ huynh chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1 mà cần phải trang bị đầy đủ những kiến thức sơ đẳng, các kĩ năng cơ bản để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt như thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - quan hệ xã hội để tạo tiền đề tốt cho trẻ vào học lớp 1, trong đó, nhiệm vụ dạy trẻ làm quen chữ cái giúp trẻ nhận biết đặc điểm cấu tạo và phát âm chuẩn các âm của 29 chữ cái theo mẫu chữ viết in thường, biết một số nét chữ cơ bản và bước đầu làm quen với hoạt động tập tô – tô các nét theo chấm mờ là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Môn học Làm quen chữ cái ở trường mầm non là bước khởi đầu cho trẻ có một nền tảng vững chắc trong quá trình học môn TiếngViệt khi trẻ học phổ thông, mà ngôn ngữ là chiếc cầu nối giữa thế giới xung quanh với trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, bản thân tôi đã cố gắng thực hiện tốt , nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ, sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn, ghi nhớ hiệu quả nhất các chữ cái, tránh được sự gò bó trong giờ học. Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái, hình thành và phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là rất quan trọng. Hơn nữa, trường mầm non là nơi đầu tiên mà trẻ được tích cực giao lưu bạn bè, được cô giáo mở rộng kiến thức, các kĩ năng cơ bản, tạo những tiền đề tốt giúp trẻ vào học ở phổ thông. Và tôi đã nhận thấy việc tổ chức các trò chơi Làm quen chữ cái chính là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ tiếp thu, ghi nhớ các biểu tượng chữ cái một cách tự nhiên, thoải mái, hiệu quả và hứng thú nhất. Chính vì những lí do trên mà tôi quyết định lựa chọn đề 2/30
  3. “Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non” tài “Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non” với mong muốn góp phần nhỏ bé của bản thân trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I.Cơ sở lí luận: Trong bối cảnh cả nước tiếp tục hưởng ứng và thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, các hoạt động của ngành phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cũng nhằm mục đích ấy, từng tiêu chí đã có những tác động sâu sắc, toàn diện đến chất lượng giảng dạy của nhà trường. Việc dạy bộ môn làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi nên chú trọng vào quá trình hơn là kết quả. Trẻ cần được hành động với các đối tượng, trải nghiệm trực tiếp và tiếp tục hành động cho đến khi trẻ hài lòng với kết quả thu được. Trên cơ sở đó, giáo viên hiểu trẻ học như thế nào để tác động, giúp đỡ để trẻ tự suy nghĩ và hành động dựa trên những ý tưởng mà giáo viên không phải là người giảng giải kiến thức cho trẻ. Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp học sau này; Hình thành các kĩ năng nghe nói, đọc viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để hiểu về chữ viết và tiếp thu nhiều tri thức mới. Thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, các buổi tham quan dã ngoại, dạo chơi cần kích thích trẻ cần kích thích trẻ sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, mở rộng vốn từ cho trẻ về tế giới xung quanh, tập cho trẻ diễn đạt những gì muốn nói một cách rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp . Tuy nhiên, để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát triển tốt các kĩ năng đó thì một điều cần thiết là phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức. Trong quá trình cho trẻ làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt, tôi thấy một trong những con đường dạy trẻ hiệu quả nhất đó là dạy theo hướng giáo dục mầm non mới. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tổ chức các hoạt động sao cho linh hoạt, lấy trẻ làm trung tâm và tích cực 3/30
  4. “Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non” lồng ghép các nội dung cần thiết trong các hoạt động Qua đó, trẻ được tích cực hoạt động, trải nghiệm, khám phá, thể hiện mình, cô chỉ là người hướng dẫn. Trẻ học tốt môn học Làm quen chữ cái là một trong những điều kiện tốt để trẻ chuẩn bị vào học lớp Một. Cũng như các môn học khác, chúng ta sử dụng những trò chơi và tổ chức những trò chơi nhằm giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt. Do đó mà tiết học Làm quen chữ cái cần tổ chức sao cho thật sinh động, thu hút, điều đó cũng không phải dễ. Đó cũng là niềm trăn trở đối với tôi. Môn học Làm quen chữ cái cũng góp phần giúp trẻ hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Đó cũng là mục đích hàng đầu của giáo dục mầm non. Vì thế, việc tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái đã được bộ giáo dục đưa vào trong chương trình dạy trẻ thành một hoạt động chính trong trường mầm non. II. Thực trạng: Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: * Về phía bản thân: - Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động “Làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi”, bản thân tôi đã được bồi dưỡng thêm kiến thức, nắm chắc được phương pháp dạy trẻ làm quen chữ cái . - Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo Dục Đào Tạo và Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch sát sao, đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ điểm phù hợp với các chữ cái học trong chủ điểm; Hướng dẫn làm các tranh, các góc chữ cái để trẻ được làm quen ở mọi lúc mọi nơi. - Phòng học tương đối rộng, thoáng và đầy đủ điều kiện để hoạt động. - Nhà trường luôn coi trọng đến việc tạo môi trường chữ viết phong phú, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ. - Lớp được trang bị máy vi tính, máy chiếu, máy in, các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử, có chương trình kidmarts để trẻ được tiếp cận với việc học chữ cái qua các trò chơi trên máy. 4/30
  5. “Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non” - Bản thân là một giáo viên lâu năm có kinh nghiệm, có ý chí phấn đấu vươn lên, có lòng yêu nghề mến trẻ . - Hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con cái. 2. Khó khăn: - Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng trình độ nhận thức không đồng đều. Có cháu phát âm chuẩn, mau nhớ mặt chữ, biết cách cầm bút đúng kỹ năng, có tư thế ngồi viết đúng. Có nhiều cháu phát âm còn ngọng, không chuẩn, nói câu chưa tròn. Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm một số khảo sát đối với trẻ: NỘI DUNG KẾT QUẢ Trẻ phát âm 29 chữ cái rõ ràng 60% Nhận biết đúng 29 mặt chữ cái 76% Tô các nét chấm mờ trùng khít, hoàn thành vở 66% Bé tô bé vẽ sạch sẽ Tư thế ngồi đúng 66% Cách cầm bút đúng 73% - Nhiều phụ huynh rất nóng lòng trong việc cho con mình học đọc, học viết. Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình. Trước thực trạng này, tôi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực làm sao để tổ chức cho trẻ học làm quen chữ cái sao cho trẻ thấy hứng thú như mình đang chơi, và tuy chơi nhưng lại mang hiệu quả tích cực. * Phạm vi triển khai thực hiện: Đề tài sáng kiến: "Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non" được tôi thực nghiệm tại lớp mẫu giáo lớn mình dạy và một lớp mẫu giáo lớn khác trong trường. Qua quá trình áp dụng sáng kiến, tôi thấy hiệu quả mang lại rất khả quan và tôi luôn được bộ phận chuyên môn phân công dạy chuyên đề làm quen chữ cái cho chị em toàn trường áp dụng và đạt hiệu quả cao. 5/30
  6. “Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non” III. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non: Thông qua các trò chơi chữ cái, việc tiếp thu, ghi nhớ các chữ cái đối với trẻ trở nên hứng thú, tự nhiên, dễ dàng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Vì vậy, tôi đã sưu tầm và tự thiết kế một số dạng trò chơi để giúp trẻ ôn luyện các chữ cái và củng cố các kĩ năng phát âm 1. Nhóm các trò chơi chữ cái không sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức trò chơi cho trẻ. * Dạng trò chơi “gạch chân chữ cái”: - Chuẩn bị: Các hình ảnh có từ dưới tranh, lời bài thơ, câu đố, đồng dao, ca dao có các chữ cái cần củng cố cho trẻ. - Luật chơi: Trong thời gian là một bản nhạc, đội nào gạch chân đúng được nhiều chữ cái cô yêu cầu nhất sẽ là đội chiến thắng. Trò chơi này có thể tổ chức đưới dạng trò chơi động theo luật chơi tiếp sức hoặc tổ chức dưới dạng trò chơi tĩnh đều phù hợp. - Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2-3 đội chơi theo luật chơi trên. Đội nào gạch chân đúng được nhiều chữ cái theo yêu cầu nhất sẽ là đội chiến thắng. * Dạng trò chơi “Chọn chữ theo yêu cầu”: Cô phát âm, trẻ nêu cấu tạo chữ và giơ thẻ chữ cái tương ứng ; Hoặc cô cho chữ nào biến mất thì trẻ sẽ chọn chữ cái đó giơ lên đồng thời phát âm chữ cái đó. * Dạng trò chơi Nối chữ cái trong từ với chữ cái tương ứng (Tinh mắt, nhanh tay) - Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội đứng thành 3 hàng dọc lần lượt lên nối chữ cái o,ô,ơ/ trong từ tương ứng với chữ cái o,ô,ơ trong ô trống ở giữa tranh. - Luật chơi: Theo luật tiếp sức, thời gian là một bản nhạc. Đội nào nối được nhiều kết quả đúng nhất, đội đó sẽ chiến thắng. * Dạng trò chơi tạo hình chữ cái theo yêu cầu (Cùng nhau sáng tạo): Tạo hình các chữ cái O/Ô/Ơ/ bằng các nguyên vật liệu khác nhau. - Cách chơi: Cho trẻ ngồi theo hình chữ u. Cô đặt các nguyên vật liệu trang trí, tạo hình các chữ cái ở vị trí thuận lợi cho trẻ dễ lấy để trẻ tạo hình các chữ cái o,ô,ơ theo các cách khác nhau từ các nguyên vật liệu: Đất nặn, bảng, phấn, uốn kẽm xù hoặc dây len, xếp khuy, hột hạt, trang trí chữ bằng kim sa, nhũ 6/30