SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5–6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn

docx 12 trang honganh1 15/05/2023 4080
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5–6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_56_tuoi_kham_pha_moi_truong_x.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5–6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn

  1. I. TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn. II. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi “chơi mà học, học bằng chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Khám phá môi trường xung quanh mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim .) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau ) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm mong muốn khám phá, tìm hiểu về chúng. Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm, trò chơi, những đồ vật cụ thể trẻ được tự mình thực hiện, sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng, trong quá trình trẻ tự mày mò, khám phá trẻ sẽ được lĩnh hội những kiến thức ban đầu về thế giới xung quanh một cách trọn vẹn và dễ nhớ nhất. Qua đó hình thành dần những phẩm chất đạo đức, thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Cũng chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn” nhằm đưa ra thực trạng việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh trong các hoạt động giáo dục hiện nay từ đó tìm ra một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả cho trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thực tiễn. Hy vọng sẽ có những cái mới trong việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, qua đó góp phần không nhỏ giúp trẻ phát triển nhận thức toàn diện của trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn”với mục đích: - Biết được những mặt mạnh, mặt yếu và điều kiện thực tế của lớp, của trường để đưa ra những biện pháp tích cực và phù hợp nhất. - Phát huy tính tích cực của trẻ. - Trẻ được trải nghiệm, khám phá một cách thực tế nhất, được giao lưu, trao đổi với bạn, được nói ra suy nghĩ, hiểu biết của mình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn ở trường mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan 1
  2. - Nghiên cứu thực trạng để đưa ra các biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn ở trường mầm non. 4. Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Các chủ đề, các hoạt động trong kế hoạch năm đã đề ra ở trường Mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp khảo sát, so sánh, phân loại - Khảo sát thực trạng và khả năng của trẻ, so sánh giữa các trẻ với nhau 5.2. Phương pháp quan sát - Quan sát các biểu hiện, hành vi, hứng thú của trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày. 5.3. Phương pháp đàm thoại - Đàm thoại với trẻ, phụ huynh để tìm hiểu thêm khả năng và năng lực của trẻ. - Trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp để tham khảo kinh nghiệm về cách thức tổ chức. 5.4. Phương pháp thực nghiệm - Thực nghiệm trên trẻ, tìm ra những hạn chế, những biện pháp nào chưa phù hợp để khắc phục cho những hoạt động tiếp theo. 6. Giới hạn nghiên cứu: - Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1 - Trường Mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 7.1. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng trong cách tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn của lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm Non Quyết Thắng – Thị trấn Bến Quan năm học 2018 – 2019. 7.2. Kế hoạch nghiên cứu: - Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 - Tháng 8: Nghiên cứu lý luận của đề tài - Tháng 9: Nghiên cứu thực trạng và biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn - Từ tháng 10/2018 đến tháng 3/2019: Áp dụng các biện pháp đã nghiên cứu vào thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Tháng 4: Đánh giá, viết báo cáo. III. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận: Khám phá MTXQ là một quá trình tiếp xúc, tìm tòi tích cực từ phía trẻ nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu trong các sự vật, hiện tượng xung quanh. Nó giúp trẻ có những hiểu biết đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là quan trọng nhất. Để trẻ được khám phá một cách trọn vẹn 2
  3. nhất thì rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡ phù hợp từ phía giáo viên. Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh đã có những đổi mới đáng khích lệ. Nhiều giáo đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội dung khám phá rất mới ngay từ đầu năm học để đưa vào kế hoạch năm, đã có sự chú trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tuy vậy trong quá trình khám phá môi trường xung quanh vẫn còn có những hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá hay trong cách tổ chức chưa cho trẻ được tự mình khám phá, chủ yếu là cô nói nhiều, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ. Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng, vì vậy không có cơ hội phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, khám phá. Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “ Chơi mà học và học bằng chơi” thế giới xung quanh trể tất cả đều mới lạ, trẻ luôn muốn đặt ra những câu hỏi và cần được giải đáp. Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắm các vật trên tay, hay khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời, trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh. Vì thế mà khám phá môi trường xung quanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân loại và giải quyêt vấn đề, nói lên ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vât hiện tượng đã tiếp xúc và quan sát được. Cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm và những hiểu biết đã có về đối tượng và các hoạt động hàng ngày ,vui chơi lao động và các hoạt động khác .Nhờ vậy, trẻ sẽ có nhiều hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng đã làm quen . 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm của BGH nhà trường và hội phụ huynh. - Lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, giá góc phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt đồ dùng đồ chơi tự tạo, hột hạt cô sưu tầm nhiều. - Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt tình, đã tốt nghiệp Đại học sư phạm Mầm non chính quy. - Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều. - Đa số phụ huynh nhiệt tình quan tâm giúp đỡ lớp, thường xuyên trao đổi tình hình con em mình với giáo viên. 2.2. Khó khăn: - Số lượng trẻ trong lớp quá đông 37 trẻ, nhiều trẻ chưa có nề nếp học tập, có trẻ quá hiếu động và một số trẻ khác lại quá nhút nhát nên khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động khám phá về môi trường xung quanh. - Sân trường còn hẹp cho trẻ tham gia hoạt động nên hạn chế nhiều trong việc cho trẻ thực hành, trải nghiệm. 3
  4. - Các thiết bị dạy học phục vụ cho quá trình khám phá chưa phong phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. 2.3. Kết quả khảo sát ban đầu: Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: TT Nội dung đánh giá Kết quả khảo sát ban đầu (37 trẻ) Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ ham thích học khám phá môi trường xung quanh 22 59,4 2 Trẻ nhận biết, phân biệt chính xác về đặc điểm và lợi 23 62,1 ích 3 Trẻ hình thành những thái độ tích cực về môi trường 21 56,7 xung quanh 4 Trẻ thích nói lên ý kiến, đặt câu hỏi 20 54 - Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp để trẻ được hoạt động một cách tích cực, hứng thú giúp trẻ lĩnh hội trọn vẹn kiến thức, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn. 3. Biện pháp thực hiện: - Từ những nguyên nhân cơ bản trên, từ tình hình thực tế của nhà trường, của lớp và là một giáo viên trực tiếp chăm sóc và giảng dạy trẻ, nắm bắt được những hạn chế nêu trên tôi luôn có mong muốn làm thế nào để tìm ra các biện pháp cho trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn bằng nhiều biện pháp sau: * Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất tạo môi trường cho trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thực tiễn. Để tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thực tiễn thì điều kiện khuôn viên trong trường và ngoài trường cần đảm bảo đủ các yêu tố cho trẻ trải nghiệm khám phá thực tế theo yêu cầu cho phép. Nếu môi trường không có thì trẻ không thể có điều kiện tham gia thực tế được. Tuy nhiên các điều kiện đó phải mang tính thực tế , thiết thực tránh hình thức, gò bó. Ví dụ: Trẻ được tìm hiểu các loại hoa đồng tiền, hoa mắt nai .trong vườn trường có trồng các loại hoa đó thì trẻ sẽ được đi tham quan, quan sát và tìm hiểu về đặc điểm, môi trường sống, cách chăm sóc loại hoa đó. Trẻ đang quan sát vườn hoa mắt nai 4