Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ tại Lớp Mẫu giáo Lớn 1, trường Mầm non

pdf 17 trang honganh1 15/05/2023 7200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ tại Lớp Mẫu giáo Lớn 1, trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ tại Lớp Mẫu giáo Lớn 1, trường Mầm non

  1. Phụ lục 1 Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN. Kính gửi: 1 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Nam Trà My. - Hội đồng Sáng kiến cấp huyện. 1. Họ tên tác giả2: Đoàn Thị Kim Vương 2. Đơn vị công tác3: Trường MN Hoa Mai- Nam Trà My 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến4: Đoàn Thị Kim Vương 4.Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn 1, trường MN Hoa Mai. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến5: Giáo dục . 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử6: 20/9/2020 7. Hồ sơ đính kèm” + Chín tập báo cáo sáng kiến + Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến + Biên bản hội đồng chấm sáng kiến của trường MN Hoa Mai. + Quyết định công nhận sáng kiến của trường MN Hoa Mai. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trà Mai, ngày tháng năm 2021 Người nộp đơn 1 Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến. 2 Ghi tối đa 2 đồng tác giả. 3 Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện, vật chất kỷ thuật thì trong đơn cần nêu rõ thông tin này. 4 Điện tử, viễn thông, tự động hóa, Công nghệ thông tin,:Nông lâm ngư nghiêp và môi trường, cơ khí, xây dựng, giao thông vạn tải, dịch vụ(ngân hàng, du lịc, giáo dục, y tế ), Khác ; 5Ghi ngày nào sớm hơn.
  2. Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến (Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI LỚP MẪU GIÁO LỚN 1, TRƯỜNG MẦM NON 6 1.Mô tả bản chất của sáng kiến7: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống tại lớp lớn 1, trường mầm non” tại trường MN Hoa Mai huyện Nam Trà My đã đưa ra được 4 biện pháp chính để thực hiện: Biện pháp 1: Hình thành cho trẻ kĩ năng giao tiếp, lễ giáo cho trẻ qua các hoạt động ở trường mầm non. Biện pháp 2: Hình thành cho trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ qua các hoạt động ở trường mầm non. Biện pháp 3: Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Biện pháp 4: Cô gương mẫu chuẩn mực. Trong từng biện pháp đã nêu cụ thể cách thực hiện và ví dụ minh họa dễ áp dụng, đơn vị áp dụng cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. 6Trình bày tên sáng kiến đề nghị cơ quan, tổ chức hoặc xét công nhận sáng kiến. 7 Cần nêu rõ các nội dung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/BKHCN hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến. 8 Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỷ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực, ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tương,, cơ quan, tổ chức nào. 9 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở theo các nội dung sau: - So sánh lợi ích kinh tế xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở(cần neeuu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó- nếu là giải pháp cải tiến hắc phục đến mức độ nào .đã biết trước đó. - Số tiền làm lợi nếu có thể tính được và nêu cách tính cụ thể.
  3. Với đề tài này tôi tin rằng tất cả các trường mầm non đều có thể áp dụng và thực hiện. 1.2. Phân tích các tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã được biết trước đó) 1.3. Về nội dung của sáng kiến: “Một số biện pháp rè kĩ năng sống cho trẻ tại lớp lớn 1, trường MN Hoa Mai” Biện pháp 1: Hình thành cho trẻ kĩ năng giao tiếp, lễ giáo cho trẻ qua các hoạt động ở trường mầm non. - Có thể nói trẻ ở lớp tôi đa số còn rụt rè ,nhút nhát, một số trẻ kỹ năng phát âm chưa rõ ràng nên việc giao tiếp với bạn bè hay mọi người xung quanh còn hạn chế, nên ở lớp trẻ ngại giao tiếp với các bạn và cô giáo. Nhìn thấy thực tế của lớp tôi đã xây dựng một số biện pháp : * Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua giờ đón và trả trẻ : Ví dụ: Chủ điểm trường mầm non, ở hoạt động góc, trẻ đóng vai bố mẹ đưa con đến trường, trẻ thực hiện vai chơi chào cô, chào bố mẹ, cô quan sát nếu trẻ chào cô mà chưa chào bố mẹ cô nhắc nhở để trẻ chaò bố mẹ. Qua đây trẻ được thực hành vai chơi, được làm người lớn, rèn cho trẻ kĩ năng giao tiếp, giúp trẻ nhớ lại và cũng cố kĩ năng. * Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tổ chức hoạt động học : Đầu năm học tôi lên kế hoạch năm, tháng và đặc biệt là kế hoạch tuần với những nội dung phát triển kĩ năng giao tiếp, lễ giáo cho trẻ thông qua các môn học, cụ thể như ở hoạt động học tôi có thể kể hoặc mở video cho trẻ nghe những câu chuyện hoặc những bài thơ,làm quen với toán, làm quen âm nhạc có liên quan đến kĩ năng giao tiếp, lễ giáo, khi tổ chức bất kì một hoạt động nào cho trẻ, giáo viên cũng cần chuẩn bị tranh ảnh, đồ dùng trực quan sinh động để phục vụ cho hoạt động của trẻ, giúp trẻ học hứng thú hơn, tiếp thu được tốt hơn. Ví dụ: Cô cho trẻ nghe xem video câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”. Sau đó cô đàm thoại cùng trẻ về những hành vi của Thỏ con ,mẹ dặn Thỏ con ở nhà nhưng Thỏ con lại không nghe lời mẹ, đi rong chơi cùng lũ bạn, như vậy Thỏ con đã ngoan chưa ? Nếu là con trong câu chuyện đó thì là con thì con sẽ làm gì ? Ví dụ: Khi kể chuyện “Ba cô gái” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như: Nếu là con khi hay tin mẹ ốm, con sẽ làm gì? Gợi mở cho trẻ tính tò mò, nhận thức được hành động đúng hoặc sai của nhân vật Từ đó trẻ có thể rút ra bài học cho bản thân mình. Rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như: Bé ngoan, Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào Các bài thơ: Lời chào, Miệng xinh, Cháu chào ông ạ Ví dụ: Cháu tham gia giờ hoạt động ngoài trời chăm sóc góc thiên nhiên: Biết chăm sóc và tưới nước cho cây, nhặt lá vàng Qua đó cô giáo giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không ngắt lá bẻ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều ích lợi.
  4. * Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động góc : Ví dụ: Trẻ chơi phân vai bán hàng Khi trẻ về chơi ở góc phân vai “Làm cô bán hàng ”.Tôi cho trẻ trực tiếp làm người đi mua hàng, đến cửa hàng trẻ giao tiếp với người bán hàng hôm nay cửa hàng có bán gì ạ? Bao nhiêu tiền 1 củ cà rốt vậy cô? cô quan sát sữa sai hướng dẫn cho trẻ cách giao tiếp, không sử dụng những câu nói cụt, và biết trao nhận bằng hai tay, biết cảm ơn. Ví dụ: Trong trò chơi đóng vai bác sỹ. Trẻ làm bác sỹ luôn có thái độ làm việc tận tình, vì sức khỏe của bệnh nhân. Làm bác sỹ cần cẩn thân, chu đáo trong việc khám bệnh và kê đơn thuốc, biết dùng lời nói nhẹ nhàng, giải thích chính xác: Hôm nay bác thấy trong người như thế nào? Vì sao bác lại có hiện tượng như vây? Ở nhà bác đã ăn thức ăn gì? Bác đã uống thuốc gì chưa? Bác ngồi đây, để tôi khám cho bác nhé! Và trẻ còn biết tự làm một số việc trong trò chơi gia đình như: Giúp mẹ trông em, bón bột cho em ăn. Biết cách nựng em, trò chuyện với em, hát cho em nghe để em ăn nhiều. Rồi ru em ngủ thay mẹ. Mặc dù em bé là một con búp bê, nhưng trẻ dành hết sự nhiệt tình, tâm huyết của mình vào công việc. Qua việc tổ chức các hoạt động như vậy tôi nhận thấy kỹ năng giao tiếp của trẻ linh hoạt hơn, năng động hơn và tự tin hơn trong bất cứ hoàn cảnh nào trẻ cũng có thể nhận được sự thân thiện và gần gũi với bạn bè. *Phát triển kĩ năng giao tiếp ở mọi lúc mọi nơi : Ví dụ : Trong giờ ăn, cô gợi trẻ mở cho trẻ trước khi ăn phải biết mời cô và các bạn, khi ăn phải ăn từ tốn, ăn không vung vãi cơm ra bàn, khi ho phải che miệng giáo dục trẻ có thói quen, hành vi văn minh khi ăn uống. Thông qua hoạt động ngoài trời, chơi tự do cô nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi với bạn, không xô đẩy bạn Ví dụ : chủ điểm gia đình, hoạt động sau đón trẻ tôi gần gũi trò chuyện với trẻ, gia đình con có mấy người, bố làm việc gì? Mẹ làm việc gì? Ai là người nấu cơm,rử chén,làm việ nhà? ở nhà con giúp bố mẹ việc gì ? Qua đó trẻ biết được công việc của mọi người trong gia đình và biết giúp đỡ bố mẹ,biết yêu quý các thành viê trong gia đình . *Phát triển kỹ năng giao tiếp qua ngày hội ngày lễ: Trong năm học vừa qua trường tổ chức các hội thi vườn rau của bé, giao lưu tiếng việt, tiệc buffee, văn nghệ vui tết trung thu hay ngày hội đến trường của bé .qua đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh, trẻ được ca múa hát theo sở thích đồng thời giáo dục trẻ yêu cây xanh, phát huy, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước * Thông qua việc phối kết hợp với phụ huynh: (tổ chức họp phụ huynh đầu năm, thực hiện bảng tuyên truyền, trao đổi qua zalo,facebook, điện thoại hay sổ bé ngoan) Khi rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ tôi nhận thấy rằng trẻ đã có những kỹ năng giao tiếp với bạn bè, người thân trẻ đã có những kỹ năng giao tiếp chuẩn mực, ngôn ngữ của trẻ rõ ràng mạch lạc, ý thức trong giao tiếp của trẻ được nâng
  5. lên, tình cảm của trẻ dành cho bạn bè, bố mẹ, người thân cũng trở nên gần gũi và thân thiện hơn. *Thông qua việc khích lệ nêu gương: Ở lứa tuổi này các cháu rất thích được khen, mặt dù trẻ không đạt kết quả như yêu cầu của cô, nhưng hình thức khen là để động viên khích lệ kịp thời. Ngày nào tôi cũng cho các cháu cắm cờ, ngoài tuyên dương về vấn đề học tập tôi còn chú trọng đến vấn đề lễ giáo, tôi cho trẻ tự nhận xét về bản thân mình, trong ngày đó có bạn nào có hành vi hoặc lời nói hay tôi nêu gương ra cho cả lớp vỗ tay tuyên dương bạn và tặng cho các bạn ấy một bông hoa nhỏ cuối tuần nếu bạn nào được nhiều bông hoa nhất bạn ấy sẽ là người tiêu biểu nhất, đáng khen nhất trong tuần. Ví dụ : Hôm nay , bạn Hoàng nhìn thấy bạn Na bị ngã và đã đỡ bạn dậy . Trong giờ chơi hoạt động ngoài trời bạn Nguyên biết nhường và rủ bạn chơi xích đu cùng. Qua đó giáo dục trẻ “Lòng nhân ái biết yêu thương ,quan tâm giúp đỡ và nhường nhịn người khác” Biện pháp 2: Hình thành cho trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ qua các hoạt động ở trường mầm non. Đối với trẻ mầm non, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ không thể thực hiện trên một giờ học cụ thể nào, mà chỉ lồng ghép vào các hoạt động trong ngày để dạy kỹ năng sống cho trẻ. * Hoạt động học khám phá: Với hoạt động học này thông qua các chủ đề mà tôi giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản như: Chủ đề “Trường mầm non”: Khám phá đề tài “Lớp học của bé”, trẻ biết tên gọi của lớp mình đang học, giáo dục trẻ biết làm gì để lớp học luôn sạch đẹp, biết sắp xếp các đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng. Chủ đề “Bản thân”: Thông qua hoạt động khám phá đề tài “Bé biết ăn uống hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe” cô cho trẻ kể tên các đồ dùng ăn uống, cô hỏi trẻ trước khi ăn cần phải làm gì, sau khi ăn chúng ta làm gì? Qua đó tôi giáo dục trẻ phải biết vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, trong giờ ăn không được nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, sau khi ăn xong tự giác xếp ghế gọn gàng, chải răng, rửa mặt, rửa tay sạch sẽ. * Hoạt động học giáo dục âm nhạc: Ví dụ: Khi tôi dạy bài hát “Bé tập đánh răng” tôi sẽ dạy trẻ kỹ năng đánh răng theo các bước, giữ gìn răng miệng sạch sẽ. Từ đó trẻ biết cách đánh răng, rửa mặt mỗi khi ở trường hay ở nhà để khỏi bị sâu răng. * Hoạt động tạo hình: Đề tài “Xé dán trang phục mùa hè” tôi hỏi trẻ thời tiết mùa hè thường như thế nào? Mùa hè các con nên lựa chọn trang phục gì để mặc? Tôi cho trẻ xé dán chiếc quần đùi, áo ba lỗ (cho bạn nam), váy ngắn (cho bạn nữ). Thông qua đề tài này trẻ sẽ biết lựa chọn trang phục để mặc phù hợp với mùa. Qua các hoạt động tạo hình giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở sạch đẹp không làm quăn mép vở không vẽ tẩy xóa vở, không vẽ bậy ra ghế ra bàn. * Hoạt động thể dục : Tôi cùng các giáo viên khác tổ chức cho trẻ các vận động như : Bò qua chướng ngại vật, đi trên ghế thể dục, chuyền bóng, bật qua