Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở trường mầm non

doc 18 trang Minh Hường 20/08/2023 9861
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_t.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở trường mầm non

  1. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt nền móng cho các cấp học sau này với mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách cho trẻ. Ở trường mầm non phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng nó giúp trẻ lĩnh hội cả 3 thành phần của ngôn ngữ: Phát âm, vốn từ, ngôn ngữ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non là nói mạch lạc. Người giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi ngay từ khi học nói trẻ đã cần phải nhớ được phải nói như thế nào. Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, cha mẹ, cô giáo Kết quả là ngôn ngữ của trẻ được hình thành. Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức hoạt động để trẻ được nghe, bắt chước và được nói một cách chuẩn mực nhất. Trong quá trình dạy trẻ tôi nhận thấy được đặc điểm của bộ môn văn học rất phù hợp với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Văn học giúp trẻ tích lũy được vốn từ ngữ phong phú, đa dạng giúp trẻ nói rõ ràng, nói chuẩn tiếng việt, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng hơn. Chính vì vậy mà tôi đã đi sâu vào nghiên cứu“ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở trường mầm non” để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Nội dung lý luận: *. Cơ sở tâm lý: Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mần non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức và chuẩn mực văn hóa. 1/19
  2. Đặc điểm vốn từ của trẻ 3-4 tuổi đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng. Trẻ rất nhạy cảm với ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài thơ, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ chính vì hoạt động cho trẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất hiệu quả nhất. Thông qua việc dạy trẻ đóng kịch giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quí cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay, sự kiện nào đó Bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Thông qua việc dạy trẻ tập kể chuyện sẽ giúp trẻ ở lứa tuổi này phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn, nói rõ ràng và đầy đủ câu hơn. Chính việc đọc kể chuyện đó sẽ tạo tiền đề cho trẻ được thuận lợi hơn. Ngôi trường tôi đang công tác luôn đề cao việc dạy hoạt động cho trẻ làm quen với các hoạt động phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Do vậy là giáo viên dạy trẻ 3-4tuổi tôi đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.Từ đó tôi đã đi sâu và nghiên cứu tìm một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học. *. Cơ sở sinh lí: Ở lứa tuổi này sự hình thành của não bộ đang trên đà phát triển mạnh, sự nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ rất đa dạng và phong phú chính vì thế việc cho trẻ tiếp xúc với văn học vào lúc này là thích hợp bởi trẻ nhận thấy được sự phong phú và đa dạng của cuộc sống có ngay trong các tác phẩm văn học. Học thuyết về hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não.Học thuyết này đảm 2/19
  3. bảo cho phương pháp trong việc dạy nói cho trẻ, nhấn mạnh hiệu quả của những phương pháp tích cực: Tích cực nhận thức và tích thực hành ngôn ngữ. Chính vì ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não cho nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải liên quan mật thiết với việc phát triển, hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung. Các nhà giải phẫu khẳng định: Trong 3 năm đầu là kết thúc sự trưởng thành về mặt giải phẫu những vùng não chỉ huy ngôn ngữ. Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt *. Đặc điểm ngôn ngữ : - Đặc điểm ngữ âm của trẻ 3-4 tuổi - Số lượng từ trẻ 3-4tuổi tăng nhanh. - Đặc điểm về ngữ pháp lời nói mạch lạc của trẻ 3-4 tuổi - Trẻ dùng câu ngắn hơn - Trẻ sử dụng câu ghép, sử dụng câu cụt hơn. - Trẻ có khả năng kể lại chuyện, kể theo tranh và theo trình tự trước sau tuy nhiên trẻ dùng từ chưa chính xác *. Mục đích nghiên cứu. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lôgic, có trình tự, chính xác. 2. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài. *. Thuận lợi: Trường vừa mới xây mới, phòng lớp sạch sẽ, có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ chăm sóc giáo dục. Năm 2016- 2017 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 3-4 tuổi.Trẻ lớp tôi rất ham học hỏi. Các con chăm ngoan, nhanh nhẹn thích khám phá điều thú vị mới lạ.Với 35 cháu trong đó 17 cháu nữ, 18 cháu nam với độ tuổi đồng đều các cháu ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các tác phẩm văn học cho trẻ. 3/19
  4. Tôi được ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi xây dựng môi trường văn học phong phú và có nội dung đa dạng về hình thức, hài hoà về thẩm mỹ, phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. AZ Trẻ ở gần trường lên rất chăm đi lớp, tỷ lệ chuyên cần cao Đối với phụ huynh : Phụ huynh rất quan tâm tới các cháu, luôn thực hiện tốt các phong trào đóng góp của nhà trường để phục phụ cho công tác giáo dục trong trường. *. Khó khăn. - Một số cháu sinh cuối năm nên nhỏ, ít nói: Thu Trang, Khánh Chi - Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói leo, trả lời những câu cụt. - 57% số trẻ trong lớp phát âm còn ngọng. - Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 90% phụ huynh của các cháu là lao động tự do qua thực tế tôi thấy phụ huynh còn nói ngọng chữ l-n. *. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã điều tra khả năng phát âm, khả năng diễn đạt ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ trong cuộc sống, trong các tiết học và kết quả đạt được, được thể hiện dưới bảng thống kê số liệu sau. Kết quả STT Nội dung thực nghiêm Số lượng Tỉ lệ % 1 Trẻ phát âm đúng , to, rõ ràng, mạch lạc 20 57% Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong phú 2 trong giao tiếp . 15 42,8% Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trong 3 kể chuyện sáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ 15 42,8% 4/19
  5. 4 Trẻ biết đọc thơ diễn cảm 20 57% Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của giáo viên. 5 20 57% Trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung 6 quanh 15 42,8% Dựa vào bảng điều tra thực tế trên tôi nhận thấy khả năng phát âm từ ngữ diễn đạt, sự chủ động của trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phong phú của mình trong giao tiếp với mọi người còn hạn chế, việc sử dụng ngôn ngữ trong các tiết học làm quen với các tác phẩm văn học còn nghèo nàn. Tôi rất lo lắng mình phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để trẻ lớp tôi phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Qua qúa trình tôi được đào tạo trong trường sư phạm và qua thực tế dạy trẻ tôi đã tìm ra được một số biện pháp giúp trẻ lớp tôi phát triển ngôn ngữ thông qua bộ môn làm quen với các tác phẩm văn học tôi đã sử dụng các biện pháp sau. 1. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. 2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ kể lại chuyện theo tranh. 3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao, ca dao. 4. Phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. 5. Tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. Các biện pháp giải quyết vấn đề. Biện pháp1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng “ Góc văn học” ở đây trẻ được xem tranh truyện, tạp chí, họa báo, các hình ảnh của các nhân vật trong truyện mà trẻ yêu thích. Khi xây dựng “ Góc văn học “ thì mục đích chính của tôi là từ “ Góc văn học” tôi muốn giới thiệu thêm thật nhiều các tác phẩm văn học trong chương trình và ngoài chương trình giáo dục để giới thiệu đến trẻ, bởi 5/19
  6. trong tiết học thì việc cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm văn học cũng có nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu ham học hỏi của trẻ ở lứa tuổi này. Qua “ Góc văn học “ tôi tổ chức các hoạt động đọc thơ, kể chuyện, cho trẻ tập đóng kịch để trẻ được nói những ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện để từ đó trẻ làm giàu vốn từ của bản thân. Để gây được sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các hoạt động đó thì việc tạo không gian mang đậm tính văn học là rất cần thiết, ngay từ đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh đóng góp tranh thơ, truyện tranh ngoài chương trình để kể cho trẻ nghe vào các hoạt động chiều và cho trẻ chơi trong các giờ hoạt động góc. Bản thân tôi luôn tìm tòi, sưu tầm sách truyện, các họa báo, tạp chí cũ, tìm tòi cách làm rối từ các nguyên liệu bỏ đi như vỏ chai, lõi cuộn chỉ, các mảnh vải vụn làm rối tay để làm các nhân vật trong truyện phục vụ cho tiết học. Để tạo hứng thú cho trẻ khi tham học động văn học thì việc tạo môi trường với các nhân vật ngộ nghĩnh cho trẻ được làm quen là rất cần thiết. Tôi đã sử dụng những chiếc môi nhựa trắng để làm khuôn mặt của cô gái, dùng những sợi len tết thành những bím tóc Hình ảnh: Đồ chơi tự làm Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động kể chuyện theo tranh và tập đóng kịch ngay từ đầu năm học tôi dùng1mảng tường để trang trí thành1sân khấu mi ni chỉ với 1 mảnh vải làm khung sân khấu đằng sau là1bảng nhám dính 6/19