SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

doc 16 trang sangkien 01/09/2022 21302
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_3_4_tuoi_t.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tác giả: Họ và tên: Nam( nữ) Ngày tháng/ năm sinh: Trình độ chuyên môn: Chức vụ, đơn vị công tác: Điện thoại: Đồng tác giả( nếu có) Họ và tên: Ngày tháng/ năm sinh: Trình độ chuyên môn: Chức vụ, đơn vị công tác: Điện thoại: Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu( nếu có): Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: nêu mốc thời gian mà SK được áp dụng lần đầu tiên trong thực tế, hoặc áp dụng thử. TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG ( ký, ghi rõ họ tên) SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp 3 tuổi D 3.Tác giả: Họ và tên: Đỗ Thị Ngoãn Nam( nữ) Ngày tháng/ năm sinh: 30 / 01 / 1988 Trình độ chuyên môn: Trung cấp chuyên nghiệp_ Sư phạm mầm non Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Mầm non Thanh An Điện thoại: 0946.263.812 4.Đồng tác giả( nếu có) Họ và tên: Ngày tháng/ năm sinh: Trình độ chuyên môn: Chức vụ, đơn vị công tác: Điện thoại: 5.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Thanh An huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương 6.Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu( nếu có): Trường mầm non Thanh An huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương 7.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 8.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG ( ký, ghi rõ họ tên) SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
  3. PHẦN 1. TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện. Mỗi hoạt động chăm sóc giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non, được được tổ chức theo một hệ thống thống nhất. Cung cấp kiến thức, kỹ năng có tính đồng tâm trong suốt các độ tuổi từ đầu nhà trẻ cho đến cuối độ tuổi mẫu giáo. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (LQVTPVH) là một trong những hoạt động ở trường mầm non được trẻ yêu thích. Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật; đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu, trẻ đã sống chan hoà trong không khí lời ru “ ầu ơ “ đầy yêu thương tận tình của bà, của mẹ. Đó chính là trẻ đã được đến với văn học và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Đặc biệt văn học có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ, là phương tiện dẫn dắt trẻ đến với thế giới xung quanh. Qua những bài ca dao, câu chuyện là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập, là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu mến bạn bè với những người thân thiết, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác, phê phán những việc làm xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn. Điều đó chính là văn học là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng cho trẻ thơ. Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 tuổi, vốn từ và ngôn ngữ của trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Vì vậy cần thiết phải quan tâm phát triển để hướng đến kết quả mong đợi tối ưu nhất về phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm thiết thực nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, đòi hỏi cô giáo phải có sự sáng tạo, linh hoạt khi dạy trẻ, phải có sự kiên trì rèn luyện giữa cô và trẻ thì sẽ đem lại kết quả cao. Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Tôi là một giáo vien mầm non rất tâm huyết với nghề. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì
  4. điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Kể chuyện sáng tạo là hoạt động có tác dụng phát triển ngôn ngữ tốt nhất cho trẻ, nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình kể qua các nhân vật. Đồng thời trong tác phẩm văn học cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng, niềm vui, hào hứng phấn khởi. Vì tất cả những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học tốt môn kể chuyện, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.
  5. PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN Tên đề tài: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Do vậy là giáo viên dạy trẻ 3-4 tuổi tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Điều đó thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo”. Đề tài được áp dụng tại lớp học do tôi chủ nhiệm, được tiến hành trong năm học 2016 – 2017. Nhằm phát triển ngôn ngữ, tiếp thu kiến thức cho trẻ. Để từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2. Cơ sở lí luận. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ 3 - 4 tuổi sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển.
  6. Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học. Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic được thể hiện trong hình nói tương ứng (lời nói kết hợp với sử dụng đồ dung trực quan). Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày. Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non hiện nay. 3. Thực trạng vấn đề. 3.1 Khảo sát thực tế Trong quá trình giảng dạy tôi thấy khả năng trẻ biết kể chuyện sáng tạo còn rất thấp. Vì vậy, tôi thường xuyên trú trọng tổ chức hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo các chủ đề. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lơi và khó khăn sau: Thuận lợi: - Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. - Được sự quan tâm tạo điều kiện của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Ban Giám Hiệu nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và lớp tôi trẻ chăm ngoan có nề nếp. - Ban Giám Hiệu thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn , hội thi đồ dung đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc đưa trẻ đi học vì vậy tỷ lệ chuyên cần cao. Khó khăn: - Một số trẻ còn nhút nhát đặc biệt có một học sinh bị dị tật bẩm sinh nên khả năng phát triển ngôn ngữ còn gặp nhiều khó khăn bên cạnh đó một số trẻ chưa hứng thú tích cực tham gia hoạt động văn học như cháu Phú, cháu Kiệt
  7. Với những khó khăn trên tôi dần dần khắc phục học hỏi nghiên cứu tìm ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 tuổi qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. 3.2. Kết quả điều tra - Số liệu điều tra trước khi thực hiện - Lớp tôi với tổng số18 trẻ được thể hiện qua số liệu khảo sát sau: Năm học Tốt Khá TB Yếu Nội dung Tổng 2016 - 2017 TL TL TL TL khảo sát số trẻ Sl Sl Sl Sl % % % % Phát âm rõ 18 7 39 4 22 5 28 2 11 ràng, mạch lạc Phát âm câu 18 5 28 6 33 5 28 2 11 phức Hứng thú tham 18 10 55 5 28 3 17 0 0 Tháng gia kể chuyện 10/2015 sáng tạo Biết thể hiện 18 3 17 2 11 9 50 4 22 ngôn ngữ hoàn cảnh(kể chuyện sáng tạo). Qua khảo sát quá trình: Hoạt động kể chuyện sáng tạo của trẻ đầu năm tôi thấy: - Trẻ chưa hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động kể chuyện sáng tạo. Một số trẻ khả năng kể chuyện sáng tạo chưa tốt, phát âm chưa rõ ràng mạch lạc, phát âm câu phức chưa tốt. Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo cô chưa chú trọng đến rèn ngôn ngữ cho trẻ. - Cô chưa sưu tầm được nhiều tranh truyện đẹp hấp dẫn có nội dung phù hợp với độ tuổi. - Cô chưa đầu tư về các thủ thuật gây hứng thú nên trẻ chưa hứng thú đối với các tác phẩm văn học. Để khắc phục thực trạng và những hạn chế trên tôi đã áp dụng một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động văn học như sau: