SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới

doc 22 trang sangkien 30/08/2022 6340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_sang_tao_trong_to_chuc.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới

  1. Lê Thị Thắng Phó Hiệu trưởng trường mầm non Thạch Linh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THEO CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON MỚI. A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bậc học Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Là nền móng vững chắc trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người trong thời đại mới, thời đại xã hội chủ nghĩa. Việc giáo dục con người phát triển hoàn thiện nhân cách để sánh kịp thời đại luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ riêng các nhà giáo dục mà là của toàn xã hội. Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong hoạt động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức tổ chức của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp trẻ chủ động đạt các mục tiêu đề ra. Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ, hiểu biết của mình về các biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu: Giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi, bước đầu đề xuất ý kiến góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường mầm non. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới.
  2. - Điều tra thực trạng chất lượng trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Một số biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới. IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Đề tài triển khai nghiên cứu tại trường mầm non trong thời gian 1 năm. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát chất lượng chuyên môn của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động chung. Khảo sát tình hình nắm bắt kiến thức, phát triển các kỹ năng của trẻ. 2. Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động, tìm tòi, trải nghiệm. 3. Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với giáo viên để biết thêm những thông tin cần thiết về đề tài nghiên cứu. 4. Phương pháp tổ chức thực hành: Tổ chức cho giáo viên thiết kế nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động chung cho trẻ theo chủ đề. 5. Phương pháp đánh giá xếp loại: Nhằm đánh giá quá trình thực hiện của giáo viên. kỹ năng lĩnh hội kiến thức của trẻ. Qua đó đúc rút kinh nghiệm, động viên, khích lệ kịp thời cho giáo viên và trẻ từ đó có hướng khắc phục. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học Mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm gieo những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mai sau. 2
  3. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non đã triển khai thực hiện chương trình mầm non mới, chương trình lựa chọn và sắp xếp theo hệ thống các chủ đề thông qua các hoạt động chung trong chương trình giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt thông qua hoạt động chung, giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động , nắm bắt và lĩnh hội các tri thức và kỹ năng về sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh, rèn luyện cho trẻ tính tập trung, thái độ nghiêm túc khi tham gia vào các hoạt động cũng như thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên đề ra và hình thành cho trẻ con người năng động trong mọi tình huống và lĩnh hội kiến thức trong các lĩnh vực. Đây là yêu cầu rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nhận thức và xác định được vai trò trách nhiệm của mình trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ ở rường mầm non. Luôn đề ra phương châm" Lấy trẻ làm trung tâm" để không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo đưa ra các hình thức, phương pháp tổ chức cho trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng đạt kết quả cao. 2. Cơ sở thực tiễn: Là người quản lý phụ trách chuyên môn, tôi luôn quan tâm sâu sát đến việc chăm lo chất lượng giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là trong chỉ đạo thực hiện chương trình mầm non mới với tổ chức hoạt động chung cho trẻ. Bên cạnh đó dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ngành tôi đã không ngừng nghiên cứu chương trình để đưa ra các hình thức, phương pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo trong mỗi một giáo viên, mặc dù chương trình mầm non mới đã được triển khai nhiều năm. Nhưng cũng không tránh khỏi sự hạn chế về phía giáo viên, hầu hết các giáo viên đã nắm bắt được quan điểm đổi mới trong chương trình, lựa chọn và thiết kế các hoạt động chung phù hợp với chủ đề và nhận thức của trẻ theo độ tuổi, đảm bảo tính lôgic, biết tạo môi trường và thiết kế đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động cũng như lồng ghép tích hợp với các nội dung vào tổ chức các hoạt động chung cho trẻ, tạo sự hứng thú cho trẻ lĩnh hội kiến thức. Song bên cạnh đó giáo viên mắc phải hạn chế, chưa linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp lồng ghép tích hợp, chưa mạnh dạn trong xây dựng các chủ đề mang tính đổi mới, việc tạo cơ hội phát huy tính tích cực của trẻ, thiết kế đồ dùng, đồ chơi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chung chưa mang tính chất 3
  4. mở. Qua đó chỉ đạo và thực hiện chương trình ở trường Mầm non chúng tôi đã có những thuận lợi và khó khăn như sau: II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRƯỜNG LỚP * Khảo sát tình hình thực tế: Trước khi thực hiện các biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở trường và kết quả thu được như sau: * Khảo sát chất lượng giáo viên khối 4 tuổi: ( Số giáo viên là:6) Đạt Còn hạn chế Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nắm vững nội dung các lĩnh vực. Biết thiết kế và xây dựng các chủ đề 3 50% 3 50% phù hợp với độ tuổi. Nắm vững phương pháp các lĩnh vực 2 33.4% 4 66,6% Vận dụng linh hoạt, sáng tạo Soạn bài bằng máy vi tính. Phát huy tốt ứng dụng CNTT vào tổ 1 16.6% 5 83,4% chức các hoạt động * Kết quả khảo sát chất lượng trẻ khối 4 tuổi:( Tổng số trẻ được khảo sát: 113) Đạt Còn hạn chế Những kỹ năng hình thành ở trẻ Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học 70 62% 43 38% Trẻ có ý thức thực hiện tốt yêu cầu 65 57.5% 48 42,4% của tiết học Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận 68 60% 45 40% dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế. Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ 80 70.1% 33 29,2% ràng, mạch lạc 1. Thuận lợi: - Trường được được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia, có đủ điều kiện để thực hiện chương trình Mầm non mới. 4
  5. - Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và sự đồng thuận cao trong các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện cho nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo cho giáo viên thực hiện tốt chương trình. - Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động, luôn luôn sáng tạo trong các lĩnh vực. - Ban giám hiệu là những người có năng lực, luôn có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng giáo viên cũng như đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả cao. - 100% giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, một số giáo viên biết soạn giáo án điện tử, biết sử dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động cho trẻ. - 100% trẻ ăn bán trú tại trường, số cháu được phân chia đúng theo chỉ tiêu và độ tuổi, tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động đồng đều theo quá trình phát triển tâm lý của trẻ. - Môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp có ảnh hưởng tốt đến các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. - Phụ huynh là những người có nhận thức cao trong việc giáo dục con cái nên việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc giáo dục trẻ gặp nhiều thuận lợi. 2. Khó khăn: - Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “ lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên còn nói nhiều, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy, chưa linh hoạt sáng tạo trong sử dụng các phương pháp và tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực. - Đồ dùng trang thiết bị dạy học cho trẻ mang tính chất đổi mới còn chưa đầy đủ và phong phú, để tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng và thực hiện. - Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Một số phụ huynh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo. Căn cứ vào những lý do trên qua thực tế chỉ đạo thực hiện ở nhà trường, bản 5
  6. thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu đưa ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới sau đây: III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THEO CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON MỚI. 1. Bồi dưỡng kỷ năng lựa chọn nội dung, chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình. Nói đến việc giáo dục ở trường mầm non thì không thể không nói đến việc thực hiện chương trình, chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục toàn diện. Muốn thực hiện tốt chương trình thì đòi hỏi phải nắm được nội dung chương trình giáo dục mầm non. Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn tôi tổ chức cho giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch năm, tháng, tuần theo từng chủ đề. Sau khi lên kế hoạch xong tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn, cho giáo viên thảo luận, góp ý kiến, thống nhất chương trình giảng dạy, hướng dẫn cho giáo viên soạn bài phù hợp với kế hoạch đã lên của chuyên môn. Khuyến khích giáo viên sáng tạo trong xây dựng kế hoạch mang tính thời sự cập nhật. Ví dụ: Qua đợt bảo lũ giáo viên xây dựng kế hoạch một tuần chủ đề" Bảo lũ ở quê hương em" Giáo viên lập kế họach tổ chức hoạt động về lũ, bão quét, mưa to để giúp trẻ có thêm kiến thức về cách phòng tránh khi bảo lũ đến, biết hiện tượng thiên nhiên về các mùa trong năm Để kỷ niệm ngày toàn phường đón nhận danh hiệu anh hùng. Giáo viên đã xây dựng chủ đề " Theo dòng lịch sử "Tổ chức cho trẻ tìm hiểu về các di tích lịch sử, đài tưởng niệm các liệt sỹ, nghĩa trang tưởng niệm về 10 cô gái xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc giáo viên truy cập mạng internet thu thập thông tin, dữ liệu cho trẻ xem và trò chuyện về nội dung đó, nhằm giáo dục cho trẻ lòng biết ơn sâu sắc. Hướng dẫn cho giáo viên cách xây dựng mục tiêu chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động, lên kế hoạch hoạt động góc, hoạt động chung và hướng dẫn cho giáo viên khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó áp đặt trẻ. Lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ theo độ tuổi mình phụ trách, nội dung phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tất cả những nội dung đó 6