Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

docx 19 trang Minh Hường 20/08/2023 2362
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_t.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

  1. (Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi) MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG MỤC LỤC 0 I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 - Lý do chọn đề tài 1 - Đối tượng, phạm vi,thời gian nghiên cứu 3 II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu 3 Biện pháp 2:Tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ 5 Biện pháp 3: Trang trí lớp, các góc chơi, làm đồ dùng đồ chơi 7 theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động 9 trong ngày của trẻ Biện pháp 5: Kết hơp với phụ huynh 14 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 PHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 0/19
  2. (Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi) I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, nó giúp trẻ được tham gia vào đời sống xã hội, được hoạt động một cách tích cực, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hóa trẻ, ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức của trẻ. Cần thấy mối quan hệ biện chứng, có tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau phát triển tư duy và ngôn ngữ. Dạy lời nói cho trẻ có mục tiêu kép: Trẻ nắm được tiếng mẹ đẻ và dùng tiếng mẹ đẻ để học tập nhiều nội dung khác trong trường mầm non. Ngôn ngữ còn tham gia vào tất cả các nội dung giáo dục để trẻ được phát triển một cách toàn diện: Giáo dục đạo đức, hành vi văn hóa, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất. Cần ý thức được lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển ngôn ngữ siêu tốc từ đó hiểu được nhiệm vụ dạy nói cho trẻ của giáo viên mầm non là cực kì quan trọng để biến thành hành động cụ thể tác động tích cực vào việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Ngôn ngữ, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức của con người sử dụng chữ viết. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu tượng trưng ở trẻ. Ngôn ngữ là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ. Đối với trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi qua quan sát những giờ hoạt động học và giờ hoạt động vui chơi, tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, cách 1/19
  3. (Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi) cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. Trong nhưng năm đầu của cuộc đời, sự phát triển lời nói của trẻ đã diễn ra những bước tiến mạnh mẽ. Chúng được xác định bởi tốc độ phát triển nhanh chóng và sự lĩnh hội các mặt khác nhau của tiếng mẹ đẻ. Trẻ có thể phát triển những phản ứng về giọng nói khả năng bắt chước và hiểu, nắm được những từ đầu tiên. Trẻ đã sử dụng chính xác từ chỉ tên gọi và các đồ vật, con vật, hành động gần gũi như: Con mèo, con chó, cái cốc, cái thìa, ăn, ngủ, đi Trẻ 24 – 36 tháng đã biết sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm hành động quen thuộc trong giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: Hôm qua, hôm nay, ngày mai, trẻ dùng còn chưa chính xác. Tuy trẻ còn nhỏ nhưng trẻ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh. Trẻ thường có nhiều thắc mắc trước những đồ vật, hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Trẻ luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đây? Cái gì đây? Con gì? Tiếng gì? Màu gì? Để giúp trẻ giải đáp được những thắc mắc hàng ngày, người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. Chính vì vậy mà mỗi giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ cần chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh được dễ dàng và hiệu quả nhất. Việc phát triển vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ. Sau khi đã nhận ra tầm quan trọng của ngôn ngữ với trẻ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi”. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi thấy vẫn gặp những khó khăn sau: Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. 2/19
  4. (Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi) Trẻ đi học không đều, nhất là những ngày mưa gió, hay giá rét. Đa số phụ huynh bận công việc hoặc một lý do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà trẻ cần. Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay mà không cần dùng lời để nói lên nhu cầu hoặc xin phép. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ. 2. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 9 năm 2018 đến hết tháng 3 năm 2019. 3. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. 4. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng - Tôi thực hiện đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi” tại lớp D4 và đã thu được kết quả cao. 5. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những tiêu chí sau: Kết quả khảo sát đầu năm Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ STT Nội dung Đạt % đạt % 1 Trẻ nói được 5 – 7 từ 4 trẻ 13,8 25 86,2 2 Trẻ nói được 3 – 5 từ 9 31 21 69 3 Trẻ nói không ngọng 8 27,6 21 72,4 4 Trẻ chưa nói được 23 79,3 6 20,7 3/19
  5. (Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi) II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Từ việc khảo sát trên, tôi thấy rằng tỉ lệ trẻ đạt không cao vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra được các biện pháp thực hiện sau: 1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt về việc rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 24 - 36 tháng rất quan trọng. Muốn đưa chất lượng về việc rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp, của bản thân. Từ đó tìm ra biện pháp thực hiện hữu hiệu nhất. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định. Để trẻ giao tiếp mạnh dạn, tự tin trước mọi người, ngôn ngữ mạch lạc giúp người nghe dễ hiểu cần giúp trẻ thực hiện những yêu cầu sau: Làm phong phú vốn từ của trẻ: Trẻ phải có một số vốn từ nhất định để giao tiếp với mọi người xung quanh. Ví dụ: Từ chỉ tên gọi của đồ vật: Cái bàn, cái ghế, cái áo, cái mũ Con vật: Con chó, con bò, con mèo ; Màu sắc: Xanh, đỏ, vàng *Lựa chọn nội dung nói: Xác định nội dung cần nói giúp cho lời nói của trẻ có nội dung thông báo ngắn gọn, rõ ràng. Xác định sự việc chính trong nhiều sự việc, xác định đặc điểm nổi bật cơ bản trong nhiều đặc điểm của con vật, của cây, của bức tranh, nội dung chính trong phát triển văn học. Ví dụ: Đồ vật: Tên gọi, hình dáng, công dụng, cách sử dụng. Con vật: Tên gọi, hình dáng, hành động, màu sắc. Cây cối: Hình dáng, hình dạng lá, màu sắc, công dụng. Sắp xếp nội dung đã lựa chọn giúp cho lời nói của trẻ được đầy đủ, hợp lí và có logic 4/19
  6. (Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi) Ví dụ: Từ đầu đến chân, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải Trẻ tuổi nhà trẻ chưa có khả năng lựa chọn nội dung diễn đạt vì vậy cần phải hướng dẫn để giúp trẻ. *Lựa chọn từ: Sau khi đã lựa chọn nội dung trẻ cần lựa chọn từ để diễn tả chính xác nội dung mình cần thông báo. Chọn từ giúp cho lời nói của trẻ rõ ràng, chính xác và mang sắc thái biểu cảm. Việc lựa chọn từ được đặt ra ở 2 mức độ. Sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung nào đó để giúp người nghe hiểu được. Đây là sự sản xuất toàn bộ nội dung thông báo một cách có logic. Để diễn tả một ý, một nội dung ngắn gọn nào đó thì việc sắp xếp cấu trúc lời nói là đơn giản đối với trẻ. Nhưng nếu yêu cầu trẻ kể lại truyện hay tự sáng tác miêu tả những hiện tượng, sự kiện xảy ra trong đời sống thì trẻ gặp khó khăn cần phải luyện tập dần dần. * Diễn đạt nội dung nói Khi trẻ diễn đạt phải ngưng nghỉ ngắt giọng đúng, để giọng nói của trẻ không ê a, ậm ừ. Luyện cho trẻ tác phong khi nói thoải mái, tự nhiên, khi nói nhìn vào mặt người nói. * Kết quả: Qua nghiên cứu tài liệu tôi đã hiểu và áp dụng được rất nhiều biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp tôi. 2. Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. * Đặc điểm phát âm: - Trẻ phát âm được các âm khác nhau, phát âm được các âm của lời nói. Tuy vậy nhưng vẫn còn nhiều âm ê, a, ậm ừ - Trẻ phát âm sai nhiều những âm thanh khó hoặc những từ có 2 – 3 âm tiết như: Lựu – lịu, hươu - hiu, mướp – mớp, rắn – dắn Tuy nhiên lỗi sai đã ít hơn. * Đặc điểm vốn từ: - Vốn từ của trẻ còn rất ít. Danh từ và động từ ở trẻ chiếm ưu thế.Tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng được đôi chút. - Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tên gọi các đồ vật, con vật, hành động gần gũi như: Con mèo, con chó, cái cốc, cái thìa, ăn, ngủ, đi 5/19