Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo

doc 12 trang Minh Hường 20/08/2023 4441
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_nang_ca.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG MẦM NON GIA THƯỢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI NÂNG CAO KỸ NĂNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo/PTNN Cấp học: Mầm non Họ và tên tác giả: PHẠM THỊ THẢNH Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0972860362 Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Thượng Quận Long Biên – Hà Nội Long Biên, tháng 3 năm 2019
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiêmn cứu 4 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Thời gian nghiên cứu 4 B. PHẦN NỘI DUNG 5 1. Cơ sở lý luận 5 2. Thực trạng 5 2.1. Cơ sở vật chất 5 2.2. Giáo viên 6 2.3. Phụ huynh 6 2.4. Trẻ 6 3. Một số biện pháp 7 3.1. Biện pháp 1: Khảo sát kỹ năng sống của trẻ. 7 3.2. Biện pháp 2:Sưu tầm, thiết kế các hoạt động giáo dục kỹ 16 năng sống phù hợp với sự phát triển tình cảm-kỹ năng xã hội của trẻ trong lớp. 3.3. Biện pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, thực hành có 20 tính giáo dục và tính tương tác cao 3.4. Biện pháp 4: Sử dụng các tình huống có vấn đề 22 3.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh. 4. Kết quả đạt được 30 4.1. Vế phía trẻ 30 4.2. Về giáo viên 31 5. Bài học kinh nghiệm 31 C. PHẦN KẾT LUẬN 32 1. Kết luận chung 32 2. Khuyến nghị 32 0/10
  3. A. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Sự nghiệp giáo dục mầm non ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non được coi là mắt xích đầu tiên, có nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề, cơ sở ban đầu rất cần thiết cho trẻ bước vào các cấp học khác. Nếu coi giáo dục là “ngôi nhà” thì giáo dục mầm non là “nền móng”, “nền móng” có chắc thì “ngôi nhà” mới vững. Hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và kể chuyện sáng tạo nói riêng ở lứa tuổi mầm non có ý nghĩa rất quan trọng - là cơ sở sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, ham hiểu biết, óc quan sát, sáng tạo, phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ trẻ em bày tỏ được ý nghĩ, nguyện vọng của mình khi giao tiếp với người xung quanh. Qua đó, góp phần phát triển tư duy của trẻ và cũng là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ em. Phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật học ở một tầm cao mới trong đó phải kể đến hình thức “Kể chuyện sáng tạo” giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực về mọi mặt, rèn đức tính kiên trì ở trẻ, lồng ghép giáo dục đạo đức cho trẻ một cách nhẹ nhàng phù hợp. Quá trình rèn phương pháp kể chuyện sáng tạo sẽ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Đặc biệt đối với trẻ 4 - 5 tuổi. Kể chuyện sáng tạo đối với trẻ 4-5 tuổi quan trọng như vậy mà qua phân tích thực trạng tiếp thu kiến thức của các cháu mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở năm học trước cho thấy việc lĩnh hội kiến thức làm quen văn học còn chưa cao, nhất là thể loại kể chuyện sáng tạo. Việc lên lớp của cô trong tổ chức giờ kể chuyện sáng tạo cho trẻ còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được trẻ tập trung vào học môn học này. Xuất phát từ lý do trên, với tâm huyết nghề tôi thấy việc bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho trẻ, trong đó nhất là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà tập trung chính là dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là một nhiệm vụ tôi thấy rất cần thiết, vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian suy ngẫm, trăn trở nhằm tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng kể chuyện sáng tạo” B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Dạy trẻ làm quen văn học, trong đó dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm cung cấp một số kỹ năng cho trẻ: đó là khả năng giao tiếp, khả năng nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng câu có ý nghĩa, phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Qua những câu chuyện, những nhân vật trong truyện mà trẻ được kể, được nghe cô kể còn giáo dục đạo đức cho trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Kể chuyện sáng tạo còn là phương tiện giáo dục tri thức cho trẻ phát huy tính tích cực ở trẻ, rèn nếp tư duy sáng tạo cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. 1/10
  4. Đặc điểm tư duy của trẻ 4-5 tuổi chủ yếu là trực quan hình tượng tức là chỉ dựa vào những hình ảnh, những biểu tượng được quan sát trực tiếp, những kinh nghiệm đã trải qua để liên hệ và suy ra cái mới. Chính vì vậy mà kể chuyện sáng tạo xuất phát từ đặc điểm này. Ngoài tư duy trực quan hình tượng là chủ yếu thì trẻ 4-5 tuổi đã xuất hiện tư duy mới đó là tư duy sơ đồ, ở giai đoạn này tình cảm và trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú, ngôn ngữ của trẻ rất phát triển. Trẻ có khả năng khái quát sự vật hiện tượng không chỉ ở thuộc tính bên ngoài mà còn cả thuộc tính bên trong, nhưng mức độ khả năng khái quát của trẻ không giống nhau nên tùy thuộc vào sự phát triển của từng trẻ để có phương pháp phù hợp phát triển tính tích cực cá nhân và hướng đến sự phát triển ngôn ngữ hiệu quả nhất cho trẻ. II. Thực trạng - Trang thiết bị dạy học hiện đại như: máy tính, máy chiếu, thiết bị ghi âm đầy đủ, tuy vậy đồ dùng tự tạo của giáo viên còn hạn chế nên làm hiệu quả giảng dạy, truyền thụ của cô hạn chế và không hấp dẫn, thu hút trẻ ham học hỏi, tìm tòi, ít hấp dẫn và không gây hứng thú nhiều cho trẻ. - Đội ngũ giáo viên đều được đào tạo, bồi dưỡng đúng nghề nhưng chưa thực sự chuyên tâm đầu tư thời gian đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, thuần thục đặc biệt giọng kể của giáo viên còn thiếu diễn cảm, hệ thống câu hỏi cô giáo chuẩn bị và đưa ra trong quá trình giảng dạy chưa phong phú, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia kể chuyện sáng tạo, chưa đáp ứng được các đối tượng trẻ trong lớp. - Trong số phụ huynh, trình độ văn hóa không đồng đều, trong đó rất nhiều phụ huynh chưa thấy được vị trí tầm quan trọng của việc bồi dưỡng ngôn ngữ cho trẻ, nên thiếu quan tâm đến việc rèn luyện trẻ kể chuyện sáng tạo giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ. - Khả năng tiếp nhận, lĩnh hội khác nhau, ngôn ngữ trẻ kể chuyện sáng tạo phát triển không đồng đều, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiếp thu cách kể chuyện sang tạo. Bảng phân loại đánh giá trẻ đầu năm học về lĩnh vực kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ đạt được cho thấy như sau: Tổng số: 46 cháu Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có STT Đánh giá Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ trẻ % trẻ % trẻ % 1 Hứng thú với KCST 9 20% 22 48% 15 32% 2 Tập trung chú ý 5 11% 35 76% 6 13% 3 Trả lời câu hỏi 4 9% 32 69% 10 22% 4 Đặt tên mới cho chuyện 2 4% 24 52% 20 44% 5 Tạo nhân vật để KCST 8 17% 28 61% 10 22% 6 KCST diễn cảm 5 11% 25 54% 16 35% 2/10
  5. III. Các biện pháp đã tiến hành 1. Biện pháp 1: Nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung của từng bài theo từng chủ điểm. - Trước hết là xác định rõ chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, các hoạt động của trẻ tiến hành theo chủ đểm. Kể chuyện sáng tạo cũng mang nội dung theo từng chủ điểm. Đồng thời, phải tập trung dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ toàn bộ chương trình làm quen văn học để có kế hoạch phân loại cụ thể, nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung của từng bài, từng loại tiết, nắm chắc lượng kiến thức cần đạt đối với trẻ 4-5 tuổi để phân loại và áp dụng cho phù hợp. Kể chuyện sáng tạo khác với các tiết kể chuyện khác là cô có thể kể một câu chuyện mẫu theo chủ điểm, đàm thoại với trẻ, dựa vào đó trẻ có thể kể một câu chuyện khác, có thể kể theo tranh, theo đồ vật đồ chơi, mang nội dung chủ điểm bằng chính ngôn ngữ của trẻ nhằm mở rộng sự hiểu biết phát huy tính tích cực của trẻ, tạo cho trẻ tính chủ động về khả năng diễn đạt, phát triển ngôn ngữ. Ví dụ: Chủ điểm trường mầm non Tôi đề ra mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện cô kể, đặt tên cho câu chuyện, trẻ kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ điểm “Trường mầm non” với quan hệ giữa cô giáo - các con , quan hệ bạn bè trong trường lớp, các hoạt động ở trường, các cô bác trong trường, đồ dùng đồ chơi, Chủ điểm gia đình Mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện cô kể, đặt tên cho câu chuyện, trẻ kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ điểm “Gia đình” với quan hệ trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ, anh em, đồ dùng gia đình, Chủ điểm thế giới động vật Mục đích yêu cầu: trẻ hiểu nội dung chuyện cô kể, đặt tên cho câu chuyện, trẻ kể chuyện sáng tạo phát triển ngôn ngữ trẻ mang nội dung chủ điểm “Thế giới động vật” với quan hệ giữa các con vật gần gũi trẻ quan sát được hoặc hiểu biết của trẻ về những con vật đó. Chủ điểm này có thể chia ra một số tiết kể chuyện sáng tạo nhỏ: - Kể chuyện về các con vật sống trong rừng. - Kể chuyện về các con vật sống trong gia đình. - Kể chuyện về động vật sống ở khắp nơi Tóm lại: Để cho trẻ kể chuyện sáng tạo tốt trước hết cần phải xác định rõ trong mỗi tiết học ở mỗi chủ điểm cần đạt được mục đích yêu cầu gì, từ đó có những biện pháp tiếp theo. 2. Biện pháp 2: Tìm chọn truyện hay hoặc sáng tác truyện. Đối với trẻ 4-5 tuổi, lứa tuổi rất ham hiểu biết và rất nhạy cảm, ngôn ngữ trẻ ngây thơ, trong sáng hồn nhiên giàu hình ảnh và ngữ điệu, nếu nội dung truyện không hay, không gần gũi với trẻ sẽ không hấp dẫn và không gây được hứng thú, làm trẻ chán không muốn tham gia vào giờ học. Do vậy câu chuyện cô 3/10
  6. kể cũng phải có nội dung hay, hấp dẫn, phù hợp với trẻ, chính vì vậy mà tôi luôn phải tìm chọn những câu chuyện hay theo chủ điểm để kể mẫu cho trẻ nghe. Được nghe câu chuyện hay trẻ rất thích và có ý tưởng kể chuyện sáng tạo cho mình. Chủ điểm “Trường mầm non” tôi đã chọn truyện” Mai Mai đến trường” trẻ rất thích vì có nội dung gần gũi với trẻ giống như cuộc sống hiện tại của trẻ. Tuy nhiên, khi kể tôi không giới thiệu tên truyện để trẻ tự đặt tên cho câu chuyện cô kể, trẻ đã đặt tên cho câu chuyện là “ Bé Mai Mai đến trường”, “ Cô giáo của bạn Mai Mai”, Trẻ đã sáng tạo kể các câu chuyện như “ Bé Bi đi học”, “ Cô giáo em”, Chủ điểm “Gia đình” tôi đã chọn truyện “ Đi mua sắm” nội dung có mẹ và con đi chợ mua sắm, nội dung gần gũi với trẻ nên trẻ rất thích và chăm chú nghe. Kết quả 100% trẻ thích truyện. Ngoài việc lựa chọn truyện hay phù hợp tôi còn có thể nghĩ và sáng tác truyện để phù hợp với mục đích yêu cầu chủ điểm như chủ đểm thế giới thực vật tôi đã sáng tác truyện về quả. Khi được nghe truyện các con lớp tôi còn reo lên “ hay quá” và đặt tên cho câu chuyện là “ Chôm Chôm dũng cảm”, “ Bạn Cam biết lỗi” “ Tên Chuột gây sự”, Kết quả 100% trẻ thích truyện. Chủ điểm thế giới động vật tôi đã sáng tác một câu chuyện nhỏ có chó sói và 3 anh em dê đó là truyện “BA ANH EM DÊ VÀ CON CHÓ SÓI”. Ở một khu rừng kia, có ba anh em dê sống trong căn nhà nhỏ trên núi cao. Hàng ngày ba anh em dê đi ăn cỏ phải qua một cây cầu nhỏ. Một hôm, em dê út đi ăn cỏ, vừa bước chân lên cầu bỗng có tiếng quát: - Đứa nào bước lên cầu của ta? Cút ngay kẻo ta sẽ ăn thịt mi! Em dê út sợ quá chạy vội về, vừa chạy vừa khóc. Nghe thấy tiếng khóc anh dê hai hỏi: - Út ơi, làm sao em khóc? - Ôi anh Hai! làm sao mà em không khóc được cơ chứ, em muốn đi ăn cỏ nhưng ở trên cầu kia có con chó sói răng nhọn hoắt nó ăn thịt em mất! - Đừng sợ, hãy đi với anh! Anh dê Hai dắt em dê út đi. Hai anh em vừa bước chân lên cầu, nghe có tiếng bước chân con chó sói nhảy ra quát: - Đứa nào bước lên cầu của ta? Cút ngay kẻo ta sẽ ăn thịt mi! - Ta là anh dê hai, con sói kia hãy lại đây ta húc cho mi vỡ bụng! Nói rồi anh Hai xông vào húc con chó sói, nhưng sừng của anh dê hai còn bé chưa nhọn nên không húc được. Hai anh em dê sợ quá vừa chạy vội về nhà vừa khóc. Anh dê cả ghe thấy tiếng khóc liền hỏi: - Làm sao các em lại khóc? Dê út kể lại cho anh cả nghe, anh dê cả nói: - Đừng sợ hãy đi với anh. Ba anh em dê dắt nhau đi ăn cỏ. Vừa bước chân lên cầu, con chó sói nghe thấy tiếng bước chân nó liền nhẩy ra quát: - Đứa nào bước lên cầu của ta? Cút ngay kẻo ta sẽ ăn thịt mi! 4/10