Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi cảm thụ âm nhạc ở trường Mầm non xã Thụy Lương

doc 19 trang sangkien 01/09/2022 5881
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi cảm thụ âm nhạc ở trường Mầm non xã Thụy Lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_cam.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi cảm thụ âm nhạc ở trường Mầm non xã Thụy Lương

  1. PHÒNG GD & ĐT THÁI THỤY TRƯỜNG MN THỤY LƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi cảm thụ âm nhạc ở trường mầm non xã Thụy Lương A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. lý do cấp thiết của đề tài - Âm nhạc rất gần giũi với trẻ thơ, những phản ứng nhún nhẩy rộn ràng của trẻ, những bản nhạc sôi động cũng làm trẻ không thể đứng yên, những bản nhạc trong sáng trữ tình cũng làm trẻ có thể pản xạ với những vận động tay chân phù hợp, có thể nói âm nhạc với chúng ta hay với trẻ thơ cũng vậy nó luôn được yêu thích, song mức độ tùy theo cá tính của từng người, từng trẻ, có những trẻ yêu âm nhạc đến say mê, có người thì hờ hững khi điệu nhạc cất lên, khác với môn nghệ thuật khác, Âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng, giai điệu âm sắc riêng, cường độ ,nhịp độ, hòa âm tiết tấu cùng với trường độ thơì gian đã thu hút và đi vào lòng người, ta có thể hồi tưởng lại những giai điệu mượt mà đằm thắm trữ tình của nền nhạc, làm cho say lòng người. Âm nhạc thay lời nói, thay quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm mà có thể cho chúng ta nhìn thấy, cảm nhận thấy những vẻ đẹp cuộc sống, tình yêu con người, tình yêu đôi lứa, thiên nhiên kỳ vĩ vv - Với trẻ thơ âm nhạc là một thế giới kỳ diệu muôn màu sắc, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, ngay từ khi còn nằm trong nôi, được nghe lời ru, bài hát nhẹ nhàng, trẻ cũng nhanh đi vào giấc ngủ, những bài hát, những âm thanh, những tiếng đàn, mỗi âm điệu rộn ràng hay trầm lắng ấy cũng làm trí não, tâm hồn trẻ cảm nhận và phản ứng chính xác với từng giai điệu, từng dòng nhạc lời ca, vì vậy đem đến tai nghe cho trẻ nhiều bài hát có tính chất nhạc khác nhau, có nhiều nội dung khác nhau sẽ cho trẻ những cảm nhận về nền nhạc khác nhau, đem đến cho trẻ sự nhận thức về nghệ thuật muôn hình muôn vẻ, cho trẻ thêm những hiểu biết về thế giới quan vô tận như cảnh đẹp quê hương, đất
  2. nước, cuộc sống xã hội con người từ đó giáo dục cho trẻ tình yêu ước mơ về cuộc sống tươi đẹp, nuôi dưỡng ở trẻ ước mơ trong cuộc sống, những tài năng nghệ thuật, giúp tâm hồn trẻ sống trong sáng hơn, yêu đời hơn. Vì vậy giáo dục trẻ, cùng với việc giáo dục lòng nhân ái, tình yêu con người, yêu quê hương đất nước, là việc không thể không đưa giáo dục âm nhạc vào dậy học cho trẻ, và việc đưa giáo dục âm nhạc một cách có hệ thống, có biện pháp giáo viên còn giúp trẻ hiểu thêm về những độ cao, độ ngân, độ vang lên của bản nhạc trầm bổng hay tha thiết, những cảm nhận nghệ thuật trong từng câu hát giúp trẻ nhận thức hoàn thiện hơn về nghệ thuật âm nhạc khi trẻ lớn lên. vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là giúp trẻ hình thành sự cảm thụ âm nhạc sớm và có biện pháp để khả năng của trẻ được bộc lộ mỗi ngày. Năm học 2014 - 2015 tôi đi sâu nghin cứu “ Một số biện pháp dậy trẻ 3- 4 tuổi cảm thụ âm nhạc ” II.Giới hạn ngin cứu: 1.Đối tựơng nghin cứu: - Sự cảm thụ âm nhạc trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Thụy Lương. 2. phạm vi nghiên cứu. - Giờ học giáo dục âm nhạc, mọi nơi mọi lúc và các hoạt động tập luyện văn nghệ của học sinh tại lớp 3-4 tuổi 3.Phương pháp nghin cứu. - Phương pháp luận: Cơ sở cho việc tiếp nhận và hình thành cảm xúc âm nhạc dựa trên phương pháp luận Mác Lê Nin - Phương pháp kích hoạt sáng tạo: Là việc tạo ra môi trường âm nhạc sớm giúp trí não trẻ sớm tiếp thu phát triển cảm xúc âm nhạc - Phương pháp quan sát luyện tập: Dưới nhiều hình thứcdậy quan sát trẻ tập luyện, giáo viên có biện pháp phù hợp rèn kỹ năng cho trẻ. III. Nội dung 1.Cơ sở lý luận.
  3. Âm nhạc có tác động rất lớn đến thế giới nội tâm của con người , đặc biệt là trong việc giáo dục trẻ mầm non, có ý kiến cho rằng giáo dục âm nhạc không phải là giáo dục trẻ nhạc công mà là giáo dục đào tạo con người -Bài hát nhẹ nhàng của mẹ, tiếng huýt sáo của cha, tiếng cười hóm hỉnh của ông bà cha mẹ cô dì chú bác thực sự là những hoạt động âm nhạc giúp trẻ vừa rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ vừa học được cách tương tác tích cực với những người xung quanh trong xã hội, khi dạy trẻ 3- 4 tuổi cảm thụ âm nhạc tức là bằng các biện pháp dạy âm nhac cho trẻ thông qua các nhạc cụ như các loại đàn,mõ, kèn, giọng hát, vv giáo viên đem đến tai nghe của trẻ sự cảm nhận về giai điệu, nhịp vỗ của bài bài hát ở mức độ đơn giản, để chuyển tải ý tưởng của tác giả đến với trẻ thơ những bài hát gần gũi như các con vật đáng yêu, đồ dùng đồ chơi các phương tiện giao thông các bài hát về cảnh đẹp quê hương mọi miền tổ quốc, thông qua biện pháp dậy học cô giáo giúp trẻ hát thuộc các bài hát ngắn biết vỗ tay theo nhịp phách gõ đúng với nhịp phách bài hát và nhận ra giai điệu bài hát ở nhiều vùng miền mang nhiều sắc thái dân tộc khác nhau, thông qua các hình thức trò chơi giáo viên giúp trẻ nhận ra âm thanh khác nhau, nhịp phách, tiết tấu khác nhau. - Mặt khác cũng thông qua nền nhạc, giáo viên giúp trẻ cảm thụ được từ đó hình thành ở trẻ óc tư duy, sự cảm nhận nghệ thuật trên nền nhạc thành các bài tập múa đơn giản sáng tạo, sự cảm thụ âm nhạc của bộ não và phối hợp hoạt động của bộ máy phát âm, kết hợp cơ chân tay trẻ một cách mềm dẻo linh hoạt để trẻ có thể bắt chước luyện tập sáng tạo ra những bài múa đơn giản. Các nghin cứu về thần kinh cho thấy sự tiếp xúc với âm nhạc có thể thiết lập ở trẻ phản xạ có điều kiện đồng thời phát triển khả năng nhận thức và các kỹ năng lập luận phức tạp, nhưng phát triển nhanh ở trẻ 4-5 tuổi vì vậy khi dậy trẻ 3 tuổi nếu tách bạch mọi câu hát, nội dung, phân tích cụ thể rõ ràng chi tiết như trẻ 5 tuổi, thì trẻ sẽ khó tiếp thu,vì khả năng đó ở trẻ còn rất hạn chế, vì vậy với trẻ 3-4 tuổi việc học giáo dục âm nhạc mang tính học truyền khẩu là chính, trẻ được nghe nhiều giáo viên tác động vào tai nghe cho trẻ một cách chính xác, nền nhạc hấp dẫn, sẽ giúp trẻ thuộc nhanh và thể hiện chuẩn nền nhạc hơn. Mỗi giai điệu, mỗi nội dung bản nhạc đều có tác dụng riêng với trẻ, trẻ được nghe nhiều được hoạt động
  4. nhiều với các bản nhạc mang sắc thái khác nhau sẽ giúp cho tai nghe của trẻ linh hoạt hơn, trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra giai điệu bài hát, biết lựa chọn đánh giá về tác phẩm từ đó giáo viên phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận âm nhạc và khả năng sáng tạo nghệ thuật âm nhạc cho trẻ sau Này 2. Cơ sở thực tiễn. - Hoạt động giáo dục âm nhạc đến với trẻ có những tích cực nhất định song để đạt được được những giá trị tích cực đó thì việc tiếp nhận âm nhạc một cách chính xác, việc cảm thụ không phải dễ dàng, âm nhạc chỉ nghe thấy, không cầm được, không giữ được hữu hình mà nó chỉ chỉ giữ vô hình khi ta cảm nhận thấy nó, nó lưu lại trong ta, việc lưu lại trong trẻ ở mức độ nào phụ thuộc vào sự lĩnh hội tai nghe của trẻ, phụ thuộc vào cách dậy của giáo viên. - Mặt khác với trẻ 3 tuổi ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn toàn linh hoạt nhanh nhẹn, bộ máy phát âm của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ nói còn chậm, số từ chưa nhiều, nhiều trẻ còn nói ngọng, việc tập nói, nói đủ câu trẻ đang dần hoàn thiện trong thời kỳ 3-4 tuổi, vì vậy việc hát được câu dài, những từ có độ luyến láy với trẻ là một việc khó, trẻ học hát gần như dừng ở mức độ thuộc câu, thuộc lời, sự thể hiện được âm thanh sắc thái khác nhau gần như giai đoạn đầu trẻ chưa làm được - Các cơ chân tay của trẻ còn vụng về, sự vận động trẻ 3 tuổi chậm chạp vì vậy việc thể hiện hình tượng nghệ thuật trong trẻ 3-4 tuổi thông qua điệu múa còn mang tính chất mô phỏng lại, chưa có hồn chỉ dừng ở mức độ hết sức đơn giản thô sơ. -Vì vậy để trẻ học tốt âm nhạc thì phương pháp truyền thụ cho trẻ của giáo viên phải có những phương pháp phù hợp với trẻ, những kinh nghiệm truyền đạt, những thủ thuật, cùng với khả năng thể hiện giọng hát, tiếng đàn của cô giáo một cách hết sức hấp dẫn trẻ - Nói tóm lại hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động học qua sự truyền khẩu bắt chước là chính, nhưng để trẻ thuộc và thể hiện được những tình cảm nghệ thuật, nội dung qua lời ca điệu múa thì giáo viên phải có những kinh nghiệm dựa trên đặc điểm tâm sinh lý phát triển của trẻ, có khả năng thể hiện nghệ thuật, đưa nghệ thuật đến với trẻ một cách phù hợp.
  5. Hiểu được điều đó tôi nghĩ rằng mình cần phải chuẩn bị tốt âm nhạc đến với trẻ lựa chọn các bài hát phải hay, ngắn gọn, sôi nổi, phù hợp tâm lý trẻ 3 tuổi,cách biểu diễn phải thể hiện được tình cảm bài hát, thường xuyên tạo ra môi trường âm nhạc hấp dẫn trẻ, để trẻ sớm làm quen với nghệ thuật ngay từ nhỏ. Năm học 2014-2015 tôi đã đi sâu nghin cứu tìm hiểu “ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi cảm thụ tốt âm nhạc tại trường mầm non xã Thụy Lương” IV. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU. 1.Ưu điểm. Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khỏe tốt để tham gia các hoạt động của lứa tuổi. Lớp được trang bị đàn oocgan, tivi, phù hợp với trẻ đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng máy vi tính máy chiếu. - Giáo viên nhiệt tình có đầy đủ trình độ chuyên môn có giọng hát hay, đàn giỏi, có khả năng biểu diễn và đem âm nhạc đến với trẻ một cách hấp dẫn làm lôi cuốn lòng người. - Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn quan tâm đến sự nhận thức phương pháp giảng dậy của tôi, thường xuyên dự giờ góp ý về các tiết dậy âm nhạc giúp tôi nâng cao trình độ âm nhạc cho bản thân mình - Tạo các điều kiện về thời gian để tôi có điều kiện tự bồi dưỡng chuẩn bị đầy đủ mọi đìều kiện lên lớp. - Các bậc phụ huynh quan tâm nhiệt tình tới con em và thường xuyên giúp đỡ ủng hộ vật chất cho cô trò có đìều kiện thực hiện nhiệm vụ chuyên môn 2. Tồn tại * Với giáo viên - Năm học 2014-2015 nhà trường có 2 lớp 3-4 tuổi tổng sỹ số 65 trẻ/2 lớp, do các cháu đông nên việc rèn nền nếp của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn vất vả, sự hòa nhập của các cháu trong lớp không đồng đều, một số cháu còn non nớt, nhút nhát trong quá trình học tập
  6. - Thời gian dành cho việc rèn trẻ mọi nơi mọi lúc của giáo viên nhạc rất hạn chế nên ảnh hưởng đến việc tiếp xúc với âm nhạc của trẻ, cơ hội cho trẻ trải nghiệm với âm nhạc không nhiều chỉ được qua các tiết học nên phần nào trẻ lĩnh hội âm nhạc hạn chế. - Trình độ đàn hát của giáo viên trên nhóm lớp của nhà trường không có giáo viên năng khiếu, phần nào hạn chế việc tiếp xúc âm nhạc mọi lúc mọi nơi trong cả những lĩnh vực khác - Các hình thức phối hợp tổ chức giờ học giáo dục âm nhạc một cách hay, hấp dẫn lôi cuốn trẻ của bản thân tôi còn nhiều hạn chế - Cách chuyển tiếp dẫn trẻ đến với các hoạt động tiếp theo chưa sinh động. - Kỹ năng rèn ca hát cho trẻ chưa sâu, đôi khi còn gò ép trẻ học hát theo kiểu ''học thuộc lòng'' - Chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động, đôi khi dậy nhưng chưa xác định rõ kiến thức loại tiết,mục đích yêu cầu. - Chưa lựa chọn các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung. Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, có nội dung hấp dẫn để đưa vào dạy trẻ. - Trong quá trình dậy trẻ giáo viên mới chỉ tập trung vào việc dậy trẻ hát thuộc vận động thuộc bài, việc trò chuyện tìm hiểu để trẻ hiểu về tác phẩm giáo viên nhiều khi còn chưa chú ý tới. - Khi trẻ tập hát giáo viên chưa chú ý luyện âm điệu, giai điệu, cho trẻ, nhiều trẻ hát thiêú, hát lắp cô không kịp thời điều chỉnh và sửa sai từ đó dẫn đến việc trẻ hay hát sai nhạc sai lời. * Những biểu hiện hạn chế của trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc: - Bước vào đầu năm học, trẻ hát được câu ngắn và nhớ được từ nào bắt chước từ đó, việc hát theo cô hạn chế bởi chức năng tâm sinh lý của trẻ còn non nớt, nên việc hát của mọi trẻ theo cô chưa có sự hiểu biết về tính tập thể như trẻ lớn biết hát một cách đồng đều hiểu được các ký hiệu của cô khi nào thì được hát, và khi hát thì hát như thế nào, dẫn đến tình trạng trẻ nào nhớ được từ nào thì hát từ đó dẫn đến cả lớp hát không