SKKN Kinh nghiệm nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường Mầm non A xã Tứ Hiệp

docx 25 trang sangkien 01/09/2022 6260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường Mầm non A xã Tứ Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_van_dong_theo_nhac_cho.docx

Nội dung text: SKKN Kinh nghiệm nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường Mầm non A xã Tứ Hiệp

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Ngọc Mơ ĐẶT VẤN ĐỀ Theo nhà soạn nhạc nổi tiếng Dalcroze con người ngay từ khi sinh ra đã có thể biểu hiện những giai điệu âm nhạc bằng những động tác thân thể. Tất cả trẻ mầm non đều có những năng lực âm nhạc bẩm sinh và đứa trẻ nào cũng đều có thể phát triển được năng lực âm nhạc đó. Do vậy ngay từ thời kì thơ ấu phải cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm và môi trường phù hợp để giúp phát triển năng lực âm nhạc cho trẻ nói riêng, cũng như giúp trẻ phát triển toàn diện tất cả các lĩnh vực khác. Ở trường mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình. Đối với trẻ mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Vì vậy, vận động theo nhạc là 1 hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ. Hiện nay, trong các trường mầm non khi thực hiện Chương trình giáo dục mầm non giáo viên được phép linh hoạt lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với cô, với trẻ, phù hợp với điều kiện trường lớp đáp ứng yêu cầu đề ra. Điều đó giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện để thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, còn ngần ngại, đôi khi tổ chức còn đại khái qua loa, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả trên trẻ chưa cao. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ mẫu giáo vận động theo nhạc là rất cần thiết, cần được chú trọng. Là 1 giáo viên trẻ, có nhiệt huyết với nghề, có khả năng âm nhạc tốt, tôi đã luôn băn khuăn, trăn trở đặt ra các câu hỏi: “ Làm thế nào ? Làm gì? ” để nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi tại lớp mình phụ trách. Sau một năm nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, khả năng vận động theo nhạc của trẻ lớp tôi đã được nâng cao rõ rệt. Vì vậy tôi mạnh dạn được xin phép trao đổi với các chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Ngọc Mơ sáng kiến kinh nghiệm là: “Kinh nghiệm nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp”. * Mục đích nghiên cứu : + Đánh giá được thực trạng khả năng vận động theo nhạc của trẻ tại lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A xã Tứ Hiệp. + Tìm ra các biện pháp để giúp trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp nâng cao khả năng vận động theo nhạc. * Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi * Phạm vi nghiên cứu: Trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B1, trường mầm non A xã Tứ Hiệp năm học 2012- 2013. Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Ngọc Mơ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các động tác của cơ thể hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo nhịp điệu âm nhạc tạo cho trẻ có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách. Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi mầm non có thể chia làm 2 nhóm: - Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảy trẻ nghe và phân biệt cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu. - Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động theo nhạc. Tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múa đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu. Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm. Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm, không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dưng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca. tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây dựng thành điệu múa. Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của trẻ mà múa có thể là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, mô tả thiên nhiên Các chất liệu cơ bản của dân gian các dân tộc Việt Nam, múa hiện đại cũng được khai thác. Múa được sử dụng chủ yếu với độ tuổi mẫu giáo. Cùng với sự phát triển của trẻ thì kỹ năng múa của trẻ ngày càng rõ ràng và đa dạng. Vận động theo nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác di chuyển nhẹ nhàng mà tất cả những vận động của tay, chân và thân mình nhờ có sự phụ họa âm nhạc cũng trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Trẻ 4 - 5 tuổi đã có những biểu hiện hưởng ứng mạnh mẽ với những giai điệu mang tính chất vui vẻ, rộn rã. Vận động đã phong phú hơn chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc , từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hơn hoặc thực hiện các bước nhảy. Trẻ 4 - 5 tuổi có khả năng sử dụng các nhạc cụ như phách tre, xắc xô, song loan, trống đệm theo nhịp, tiết tấu chậm. Có thể thổi kèn cho các giai điệu đơn giản trên cơ sở 1 - 2 âm thanh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Mô tả thực trạng - Năm học 2012 - 2013, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ B1, tổng số giáo viên của lớp gồm 4 cô giáo yêu nghề, mến Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Ngọc Mơ trẻ. Độ tuổi của cô giáo từ 26 đến 38 tuổi, 1 cô trình độ đại học, 3 cô đang theo học lớp đại học. - Tổng số trẻ là 61 cháu, trong đó có 35cháu nam, 26 cháu nữ - Trường được công nhận là trường chuẩn Quốc Gia mức độ 1 vào tháng 2 năm 2009 nên có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập và vui chơi. - Khuôn viên trường lớp rộng, thoáng mát, đẹp phù hợp với trẻ mầm non. Trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Đối với cô: Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển toàn diện các mặt cho trẻ. Một số giáo viên trong lớp có năng khiếu về âm nhạc: Biết sử dụng đàn, sáng tạo các động tác múa - Đối với trẻ: Lớp được phân chia theo đúng độ tuổi quy định. Trẻ thông minh, có một số trẻ có khả năng tiếp thu nhanh. Trẻ yêu thích âm nhạc, khi được nghe hát nghe nhạc trẻ nhún nhảy theo điệu nhạc. - Cơ sở vật chất: Lớp được trang bị các đồ dùng tối thiểu phục vụ cho hoạt động âm nhạc( Xắc xô, song loan, phách tre, đàn, tivi, đầu đĩa, vi tính) - Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh rất nhiệt tình khuyến khích con em mình tham gia văn nghệ ở lớp, trường trong các ngày hội, ngày lễ. 3. Khó khăn: - Với cô: Các giáo viên vẫn còn thụ động khi tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ, chưa chủ động sáng tạo lựa chọn các động tác minh họa cho phù hợp với nội dung bài hát. - Với trẻ: Vào đầu năm học có khoảng 25% cháu mới đi học, trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc và chưa có nề nếp, thói quen tốt. Khi được hướng dẫn vận động theo nhạc nhiều cháu còn rụt rè nhút nhát không dám thể hiện. Kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ còn yếu. Khi cô yêu cầu trẻ thực hiện các vận động vỗ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu còn nhầm lẫn do trẻ chưa phân biệt được rõ sự khác nhau giữa các vận động. - Sĩ số lớp đông, khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ. - Đồ dùng phục vụ cho hoạt động còn chưa đẹp, chưa phong phú nên khi tổ chức hoạt động trẻ chưa thực sự hứng thú. - Các bậc cha mẹ còn bận đi làm nên chưa có nhiều thời gian cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc. Trước thực trạng và những khó khăn, thuận lợi trên, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Khảo sát - đánh giá: Muốn thực hiện các biện pháp tiếp theo, trước hết phải nắm được thực tế về khả năng vận động theo nhạc của trẻ. Để từ đó đề ra các biện pháp phù hợp và hiệu quả tôi dùng biện pháp khảo sát- đánh giá. Có khảo sát - đánh giá mới Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Đặng Thị Ngọc Mơ nắm được mức độ nhận thức, kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ và biết được lượng đồ dùng, đồ chơi hiện có trong lớp. Từ đó mới đề ra được biện pháp tiếp theo. Tôi đã khảo sát – đánh giá kỹ năng vận động theo nhạc và khảo sát đồ dùng, đồ chơi của góc âm nhạc. Tôi đã tiến hành khảo sát như sau: 1.1, Khảo sát - đánh giá kỹ năng vận động theo nhạc: Để có được kết quả này, tôi đã tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc trong hoạt động học, hoạt động góc và mọi lúc mọi nơi. Sau mỗi buổi, tôi đều ghi lại kết quả và đến khi đánh giá trẻ đầu năm tôi thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát đầu năm: Tốt Khá Trung bình Yếu STT Nội dung khảo sát Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Số trẻ Số trẻ Số trẻ Số trẻ % % % % Vỗ, gõ đệm, vận 1 14/61 20.3 22/61 31.9 27/61 39.1 6/61 8.7 động theo phách Vỗ, gõ đệm, vận 2 15/61 21.7 23/61 33.3 26/61 37.7 5/61 7.3 động theo nhịp Vỗ, gõ đệm, vận 3 11/61 18 20/61 32.8 25/61 41 5/61 8.2 động theo TTC Vận động minh 4 13/61 20 25/61 41 14/61 20.3 9/61 14.7 họa theo lời bài hát 5 Múa 10/61 16.2 19/61 31.1 20/61 32.7 12/61 20 1.2, Khảo sát đồ dùng - đồ chơi phục vụ hoạt động vận động theo nhạc: Đồ dùng – đồ chơi đối với cô giáo là phương tiện để tổ chức cho trẻ chơi và học. Đối với trẻ mẫu giáo thì đồ dùng – đồ chơi là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong các hoạt động của trẻ, bởi vì khi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong quá trình vận động sẽ giúp trẻ cảm nhận rõ hơn về nhịp điệu, cường độ, tốc độ của các bài hát, bản nhạc. Bên cạnh đó, đồ dùng, đồ chơi đẹp, phát ra âm thanh còn thu hút sự hứng thú, tập trung của trẻ. Từ đó giúp trẻ vận động tốt hơn. Chính vì vậy ngay từ đầu tháng 8/2012 tôi đã khảo sát đồ dùng đồ chơi. Qua đó để biết được đã có những đồ dùng gì? Đồ dùng nào đã cũ, đồ dùng nào đã hỏng, đồ dùng nào còn thiếu. Sau khi có kết quả khảo sát tôi tiến hành xây dựng kế hoạch đề xuất ban giám hiệu mua và có kế hoạch tự làm 1 số đồ dùng – đồ chơi . Sau đây là kết quả khảo sát đồ dùng đồ chơi của lớp tôi: Kết quả khảo sát đồ dùng đồ chơi âm nhạc lớp B1 Trường mầm non A xã Tứ Hiệp Năm học 2012 - 2013. Đồ dùng - đồ Đồ dùng - Đồ dùng - đồ Hướng khắc STT chơi hiện có đồ chơi cần chơi còn thiếu phục 1 Xắc xô: 10 cái 10 cái 0 2 Trống cơm: 0 10 cái 10 cái Đề xuất BGH 3 Trống con: 0 10 cái 10 cái đầu tư mua 5 cái Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp 5