Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt môn Tạo hình

doc 15 trang sangkien 05/09/2022 8260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt môn Tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_4_tuoi_hoc_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt môn Tạo hình

  1. PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ. Vì nó giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn. Thông qua môn tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo trí tưởng tượng của mình. Hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản ( vẽ, nặn, xé dán ). Để giúp trẻ có được cái nhìn bao quát về thế giới xung quanh, có được quan niệm đúng đắn và những nhận xét về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, hướng trẻ đến với cái “Chân – Thiện – Mĩ” thì người giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ bắt buộc phải có một trình độ nhất định cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm sống nhằm truyền thụ cho trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Với vai trò quan trọng đó, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, trao dồi kiến thức, kĩ năng để nâng cao năng lực sư phạm cho mình. Trong trường mầm non hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình, thông qua đó nghệ thuật tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình. Nhất là với trẻ mẫu giáo Nhỡ. Trẻ có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, vì nó chưa đựng bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật đẹp như: Những bức tranh sinh động hay những con vật đáng yêu, ngộ nghĩnh Bộ môn tạo hình giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những cảnh vật mà trẻ nhìn thấy và gây cho trẻ xúc cảm để thể hiện qua sản phẩm của mình. Hoạt động tạo hình bao gồm nhiều hoạt động như: Cắt, vẽ, xé, dán, nặn. Qua các hoạt động tạo hình đã góp phần đáng kể đến việc hình thành ở trẻ những tri thức, ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển hoàn thiện cùng cảm xúc, thẩm mỹ, tính kiên trì, bền bỉ, khéo léo, giáo dục trẻ có ý thức tập thể, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và có tinh thần đoàn kết. Là bộ môn học giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, trong năm học qua Phòng giáo dục đã triển khai và nâng cao chuyên đề về môn học tạo hình. Cùng với các trường bạn, Trường Mầm Non Lưu Kiền cũng đã thường xuyên bồi dưỡng chuyên đề tạo hình cho đội ngũ giáo viên, đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị, tài liệu Song việc thực hiện chuyên đề của đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều mặt hạn chế dẫn đến kết quả đạt được chưa cao, trẻ không hứng thú với hoạt động tạo hình, sản phẩm của trẻ tạo ra còn ít và chưa thể hiện được sự sáng tạo theo ý tượng của trẻ. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp. Tôi đang rất băn khoăn, lo lắng mong muốn tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với môn tạo hình. Vì vậy trong năm học này tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp giúp trẻ 4 tuổi học tốt môn tạo hình". 1
  2. PHẦN 2: NỘI DUNG I – Khảo sát thực trạng: 1. Đặc điểm tình hình a. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường. Một số chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của các bạn đồng nghiệp. - Sự giúp đỡ của một số phụ huynh. - Giáo viên được tiếp thu, bồi dưỡng các chuyên đề do phòng - nhà trường tổ chức đầy đủ. - Sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. - Giáo viên đứng lớp có tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình, năng nổ có tâm huyết với nghề và đặc biệt hơn nữa là có tinh thần trách nhiệm cao. - Giaó viên khá thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin nên có thể áp dụng vào giáo án, bài soạn. b. Khó khăn: - Là lớp ở điểm chính nhưng hiện tại đang dạy ghép giữa 2 độ tuổi nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy. - Là trẻ dân tộc thiểu số nên trong quá trình giao tiếp giữa cô và trẻ còn gặp rất nhiều điều bất lợi. - Nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, cháu ở với ông bà ít quan tâm đến việc học tập của cháu nên khả năng tiếp cận nghệ thuật của trẻ chưa tốt. - Môi trường học tập còn hạn chế nên trẻ phát triển trí tưởng tượng chưa cao dẫn đến việc học tập đạt kết quả chưa đạt. - Tài liệu tham khảo còn hạn chế - Đa số trẻ chưa có ý thức trong việc học tập. Nhiều cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé nên kỹ năng của trẻ còn rất yếu. - Tuy là giáo viên trẻ, nhiệt tình nhưng bên cạnh đó tôi vẫn còn nhiều hạn chế như: Chưa tự tin thuyết trình trước đám đông và chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn. 2. Kết quả khảo sát thực tế đầu năm: a. Khảo sát xác định khả năng nhận thức của trẻ: Đầu năm học khi được phân công giảng dạy lớp 4 tuổi Khe Kiền tôi đã tiến hành khảo sát tình hình học tập thực tế của trẻ và kết quả kiểm tra như sau: 2
  3. TT Nội dung học Tổng số trẻ Số trẻ đạt Tỷ lệ 1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt đông 35 15 43% 2 Kỹ năng vẽ, tô màu 35 12 34% 3 Kỹ năng cắt, xé, dán. 35 10 27% 4 Kỹ năng nặn 35 18 51% 5 Trẻ thể hiện sự sáng tạo 35 8 23% b. Khảo sát nhận thức của phụ huynh về vấn đề quan tâm đến việc trẻ học môn tạo hình. Tôi đã tổ chức khảo sát và nắm bắt tình hình nhận thức của phụ huynh giữa các bản trong toàn xã thì khả năng nhận thức của phụ huynh ở các bản có sự khác nhau rõ rệt. Và tôi đã đặt ra hệ thống câu hỏi để thực hiện cho quá trình khảo sát của mình như sau: TT Câu hỏi Kết quả Có Không 1 - Việc cháu học môn tạo hình có quan trọng không? 30% 70% 2 - Ở nhà gia đình có dạy cháu học vẽ hay nặn không? 10% 90% 3 - Nguyên vật liệu có cần phong phú, đa dạng không? 20% 80% c. Khảo sát cách thức giảng dạy của giáo viên qua bộ môn taọ hình - Đối với bản thân tôi nói riêng và các giáo viên khác nói chung khi dạy cho trẻ học tạo hình với 1 hình thức dạy thụ động, chưa linh hoạt sáng tạo trong tiết dạy, và đặt ra yêu cầu chưa phù hợp đối với nhận thức của trẻ. Khi lên lớp mẫu của cô chuẩn bị chưa phong phú, chưa sáng tạo, chưa đẹp mắt, mặc dù đã phù hợp với từng chủ điểm. Với lại khi lên lớp còn chưa phát huy tính tích cực của trẻ. TT Hình thức lên lớp Ghi chú 1 - Dạy học một cách thụ động, chưa linh hoạt trong giờ học. 2 - Trẻ chưa được trải nghiệm, còn áp đặt trẻ. 3 - Mẫu của cô chưa phong phú, đa dạng. 3
  4. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu khả năng tạo hình của trẻ. Mặc dù đây là lần đầu tiên tôi đứng lớp 4 tuổi nhưng với thế mạnh là người sinh ra và lớn lên tại vùng nông thôn nên có lợi thế khi trao đổi, giao tiếp với phụ huynh hơn. Vì học sinh đông với sĩ số là 35 cháu, để tiện quan sát và thuận lợi tôi đã phân chia lớp ra làm theo 4 nhóm ngồi trong giờ học tạo hình. Sắp xếp trẻ khá ngồi gần trẻ yếu kém. Trẻ 4 tuổi với trẻ 3 tuổi ngồi đan xen nhau nên trẻ có thể giúp đỡ bạn trong giờ học. Đầu năm tôi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ để tìm hiểu xem cháu nào có khả năng về loại đề tài nào. Sau đó cô có những biện pháp phù hợp rèn luyện cho từng cháu. Ở mỗi trẻ có đặc điểm nhận thức và tiếp thu bài khác nhau. Có trẻ tiếp thu nhanh, trẻ tiếp thu chậm, trẻ thì mạnh dạn tự tin, trẻ nhút nhát, chậm chạp, có trẻ rất tích cực tìm tòi, khám phá hoạt động, có trẻ thụ động, không tích cực Vì vậy, để công việc giảng dạy đạt hiệu quả cao, tôi phải luôn luôn tìm hiểu tâm lý của trẻ, tiếp cận với từng cá nhân trẻ, gần gũi, quan tâm trẻ hơn để nhận ra được đặc điểm khác nhau của mỗi trẻ, để từ đó giúp trẻ phát huy hết ưu điểm và khắc phục những nhược điểm. Một số trẻ có trí tưởng tượng phong phú , được trải nghiệm khá nhiều và quan trọng ở nhà được bố mẹ quan tâm nên khi cô nói vẽ cái gì thì trẻ có thể nghĩ ngay đến cái đó và vẽ rất sáng tạo. Không chỉ có người lớn thích cảnh vật đẹp, trẻ em cũng thích cảnh vật hay những gam màu sắc sặc sỡ như: Màu đỏ, cam, vàng hay những ánh nắng bất chợt đi ngang qua mắt mình. Khi những cảnh vật đó đập vào mắt sẽ làm cho trẻ thích thú và tìm hiểu cho được. Và khi cảm nhận được trẻ bắt đầu khám phá, tìm tòi rồi thể hiện cảm xúc của mình thông qua sản phẩm đã thực hiện theo ý tượng của riêng bản thân trẻ. * Về kỹ năng vẽ và tô màu: Đa số trẻ lớp tôi còn rất yếu về kỹ năng vẽ và tô màu tranh, nên tôi đã chú tâm và đưa ra rất nhiều thời gian giúp đỡ trẻ để trẻ tiến bộ hơn. Điều tôi đặt ra đầu tiên là tôi dạy trẻ các kỹ năng vẽ đơn giản nhất như: Vẽ hình tròn, vẽ hoa nghệch ngoạc. Từ những lần vẽ đơn giản ấy tôi bắt đầu giúp trẻ vẽ những cái nâng cao hơn: Ông mặt trời hình tròn và có những tia nắng; Hoa bằng các nét cong tròn không khép kín, có nhiều lá và nhánh cây . Trẻ có thể tự mình vẽ theo ý thích thì tôi lại giúp trẻ kỹ năng tô màu bức tranh. Vì bức tranh có đẹp đến đâu nếu không biết cách tô cho đẹp thì cũng không thể thu hút cái nhìn của mọi người được. Và từ những lần đó tôi rèn cho trẻ kỹ năng tô trùng khít, tô không lem ra ngoài. Hơn nữa để bức tranh đẹp trong mắt mọi người là cách phối hợp màu với nhau sao cho phù hợp với cảnh vật. Khi tôi cảm thấy có thể để trẻ có thể tự mình vẽ được theo ý tượng của riêng mình thì tôi đã đưa ra các đề tài gần gũi để trẻ tự vẽ theo cảm nhận của riêng trẻ. Ví dụ: 4
  5. Ở chủ điểm động vật, khi cho trẻ vẽ đàn gà. Trẻ biết có con to, con nhỏ, con màu vàng, màu nâu Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng và tô màu bức tranh và tô màu nền. Trẻ biết kết hợp các màu sắc để tạo ra bức tranh có màu sắc hài hoà và cân đối. Hình ảnh tiết học vẽ đàn gà Đối với những trẻ yêu, chưa tự tin vào khả năng vẽ của mình, tôi luôn dành nhiều thời gian để rèn luyện thêm cho cháu. Cô hướng dẫn tỉ mỉ những kỹ năng cơ bản của vẽ để trẻ có thể nắm vững các thao tác. Cô dạy trẻ thông qua các hoạt động rèn luyệ mọi lúc mọi nơi: Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, vào các buổi chiều hay ra bài tập cho trẻ về thực hiện ở nhà. Từ những lần rèn luyện liên tục như vậy có thể đem lại kết quả đáng khích lệ như trẻ đã biết hình dung ra những cảnh vật định vẽ theo ý tượng của mình, cứ như vậy sẽ giúp trẻ hoàn thiện hơn trong quá trình vẽ và tô màu. * Kỹ năng nặn Nhằm thu hút sự tò mò, khám phá của trẻ tôi luôn tạo ra nhiều sự bất ngờ trong các tiết dạy của mình như: Chơi trò chơi, đọc ca dao, đồng dao, hay bài thơ để tạo sự hứng thú và lôi cuốn trẻ vào tiết tạo hình đó. Khi chơi trò chơi tôi tạo bất ngờ cho trẻ bằng cách sờ, nắm, bịt mắt trẻ để trẻ có thể cảm nhận và đoán được đồ vật của cô định cho trẻ quan sát. Nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng qua các sản phẩm của trẻ định làm ra. Để giúp trẻ có kỹ năng nặn thuần thục và thao tác nặn nhanh hơn tôi đã chia lớp ra thành các nhóm nhỏ, từ các nhóm đó phân chia một số trẻ khá ngồi gần một số trẻ yếu để trẻ khá có thể giúp bạn yếu như: bạn yếu có thể quan sát bạn khá khi thực hiện và từ đó có thể khắc ghi trong đầu bạn yếu những thao tác nặn mà trẻ yếu chưa kịp nhớ ra. 5