SKKN Biện pháp giúp trẻ 5 tuổi lớp Mẫu giáo Sơn Ca - Trường mẫu giáo Họa Mi nắm vững một số biển báo an toàn giao thông đường bộ

pdf 25 trang honganh1 15/05/2023 5100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp giúp trẻ 5 tuổi lớp Mẫu giáo Sơn Ca - Trường mẫu giáo Họa Mi nắm vững một số biển báo an toàn giao thông đường bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_giup_tre_5_tuoi_lop_mau_giao_son_ca_truong_ma.pdf

Nội dung text: SKKN Biện pháp giúp trẻ 5 tuổi lớp Mẫu giáo Sơn Ca - Trường mẫu giáo Họa Mi nắm vững một số biển báo an toàn giao thông đường bộ

  1. Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến (Kèm theo Quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam). CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 TUỔI LỚP MẪU GIÁO SƠN CA - TRƯỜNG MG HỌA MI NẮM VỮNG MỘT SỐ BIỂN BÁO AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: a. Các giải pháp thực hiện: - Giáo viên tác động vào phụ huynh. - Giáo viên tác động lên trẻ - Phụ huynh tác động đến trẻ - Trẻ tác động lên trẻ. b. Cách thức thực hiện - Chọn đối tượng - Khảo sát thực trạng - Đưa ra giải pháp - Tiếp hành áp dụng các giải pháp vào thực tế - Đánh giá kết quả áp dụng sau thời gian áp dụng các giải pháp 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết ( nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở) Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra mà nạn nhân là những đứa trẻ vô tội, đáng thương. Không chỉ gọi là rủi ro, mà trong đó còn có cả phần lỗi thuộc về người lớn với những lí do hết sức đơn giản mà không ai nghĩ đến như: Để trẻ chơi gần đường có nhiều xe cộ qua lại, chở trẻ lưu thông trên đường không đội mũ bảo hiểm hoặc các phương tiện bảo hộ khác, chạy nhanh vượt ẩu khi trên xe có trẻ nhỏ vô tình người lớn đã đặt trẻ vào những tình thế hết sức nguy hiểm, tính mạng bị đe dọa. Và những vụ tai nạn thương tâm đó xảy ra đã cướp đi sức khỏe, tuổi thơ, thậm chí là mạng sống của các em. Theo một Báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), hơn 2.000 trẻ em tử vong mỗi ngày do tai nạn giao
  2. thông và mỗi năm có thêm hàng chục triệu trẻ em trên toàn cầu phải tới bệnh viện do thương tích và hậu quả gây ra cho các em thường là các thương tật lâu dài. An toàn tính mạng trẻ em là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế cộng đồng và phát triển xã hội. Bên cạnh 830.000 ca tử vong mỗi năm, hàng triệu trẻ em phải gánh chịu các thương tích do tai nạn giao thông không gây chết người nhưng lại thường phải nằm viện và phục hồi chấn thương trong thời gian dài. Điều này cho thấy thương tích do tai nạn giao thông không chủ ý là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ em nhỏ, phần lớn các thương tích trẻ em do tai nạn giao thông xảy ra tại các quốc gia đang phát triển và chúng ta là một trong những quốc gia đang ở trong tình trạng báo động về vấn nạn an thông đối với trẻ em. Chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn tác hại của thương tích do tai nạn giao thông đối với trẻ em, bởi vì khi một đứa trẻ bị dị dạng, bị tổn thương do tai nạn giao thông để lại đều bị thương tổn về tâm lý với bất cứ mức độ nào, tác động của nó có thể ám ảnh suốt cuộc đời của trẻ. Đây là những bi kịch không cần thiết. Chúng ta có đủ bằng chứng về những phương tiện can thiệp có hiệu quả và cần thực hiện các chương trình phòng chống thương tích do tai nạn giao thông tại tất cả mọi nơi, mọi lúc và mọi thời điểm. Nếu các biện pháp phòng chống tai nạn giao thông đã qua kiểm chứng được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi thì sẽ có hàng nghìn trẻ em vô tội được cứu sống mỗi ngày. Ông bà ta đã nói, chữa bệnh không bằng phòng bệnh, trẻ em là nhân tài của đất nước, tương lai của dân tộc, các bậc cha mẹ, cô giáo đóng vai trò là người nắm giữ trách nhiệm cao cả đó, chính là tạo cho trẻ những điều kiện tốt nhất để tránh và giảm thiểu tối đa những tai nạn, thương tích về giao thông đường bộ cho trẻ. Mặt khác trẻ mẫu giáo rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học ở trường và hình thành dấu ấn lâu dài, giáo dục trẻ nắm vững một số biển báo an toàn giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ không chỉ giảm thiểu rủi ro về an toàn giao thông cho trẻ mà còn là một sự cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ cũng như là vấn đề cấp bách của xã hội. Các biện pháp này bao gồm: Đội mũ bảo hiểm và đeo dây an toàn phù hợp với trẻ em; thiết kế lại các đồ đạc, đồ chơi, thiết bị vui chơi dành cho trẻ nhỏ, và đẩy mạnh các dịch vụ phục hồi chức năng và cấp cứu, và quan trọng hơn hết đó chính là nâng cao nhận thức của cả người lớn và trẻ em trong vấn đề đảm bảo an toàn giao thông như giúp trẻ nắm vững một số biển báo an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở) Biện pháp1: Giáo viên tác động vào phụ huynh.
  3. Giáo viên Trẻ em Phụ huynh Trẻ em Đánh vào tâm lý cha mẹ trẻ cũng là tác động ban đầu của giáo viên đến nhận thức của phụ huynh, tuyên truyền giáo dục ý nghĩa của các biển báo an toàn giao thông đường bộ đến các bậc phụ huynh. Qua việc xác định tầm quan trọng của vấn nạn an toàn giao thông và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ nắm vững một số biển báo an toàn giao thông đường bộ, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường trong việc đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ, nên ngay vào đầu năm học, thông qua cuộc họp phụ huynh, ngoài việc triển khai công tác trọng tâm dạy và học của trẻ, tôi đã xác định rõ cho phụ huynh được biết việc giáo dục và đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng, tôi yêu cầu phụ huynh hoàn toàn kết hợp với nhà trường, giáo viên phụ trách lớp đảm bảo an toàn tính mạng trẻ khi tham gia giao thông, ký vào bản Cam kết đưa đón trẻ đúng giờ giấc, không để trẻ tham gia giao thông đường bộ khi không có người lớn đi cùng. Bên cạnh đó, tôi còn trang bị những kiến thức cơ bản nhất về việc đảm bảo cho trẻ nắm vững một số biển báo an toàn giao thông đường bộ cho trẻ thông qua các góc hoạt động ở lớp, như: * Thông qua góc tuyên truyền : - Trang trí ở góc tuyên truyền tranh ảnh có nội dung như sau: + Đừng để tai nạn giao thông đến gần trẻ em. + Hình ảnh về trẻ tham gia giao thông đường bộ an toàn. + Các tai nạn trẻ thường gặp khi tham gia giao thông đường bộ. + Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. + Câu thơ nói về an toàn tính mạng trẻ khi giao thông. + Đừng giao phó tính mạng của trẻ cho chính trẻ. + Bé tham gia giao thông an toàn. + Con đường bình yên. + Góc họa sĩ nhí với an toàn giao thông.
  4. + Giao thông, bạn đồng hành với bé yêu. Tranh và pano, apphich được thay đổi theo chủ đề và bắt mắt với mọi đối tượng. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui * Ở góc phụ huynh: - Hình ảnh của một số biển báo an toàn giao thông đường bộ thường gặp. - Tìm kiếm và sưu tầm những tranh ảnh gắn liền với một số biển báo an toàn giao thông đường bộ cho trẻ khi tham gia lưu thông mà bố mẹ trẻ không thể bỏ qua khi đưa trẻ đến trường cũng như đón trẻ về nhà. - Phụ huynh cần biết khi tham gia giao thông cùng trẻ, khi đón hoặc đưa trẻ đến trường mà không có trang phục bảo hộ khi chở trẻ. - Cắt dán những bức tranh, bích họa, các bài thơ, tin tức, thời sự, phóng sự về tai nạn an toàn giao thông do vi phạm một trong các biển báo an toàn giao thông đường bộ thường gặp ở trẻ để dán ở các góc tin tức của phụ huynh để mọi phụ huynh đều có thể đọc và cập nhật thông tin mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: Bài thơ “Đường phố của em” “Trên đường quốc lộ Xe cộ đầy đường
  5. Xe chạy ngược chạy xuôi Theo đúng hàng đúng lối Vỉa hè người đi bộ Lòng đường xe cộ đi Đèn đỏ thì dừng lại Đèn xanh nhanh qua đường Ôi con đường quốc lộ Xe cộ như thoi đưa Người người đều làm đúng Theo luật lệ giao thông” - Dán các bài thơ, bài hát về chủ đề an toàn giao thông, luật giao thông mọi lúc mọi nơi như một thông tin cấp bách, một mặt với mục đích là nhắc nhở phụ huynh về tầm quan trọng của an toàn giao thông, một mặt là giúp phụ huynh nắm bắt được nội dung mà trẻ đang được học ở trường để có thể về nhà giáo dục thêm cho trẻ, kết hợp với giáo viên, nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ. Ví dụ: Như bài thơ: Đèn đỏ đèn xanh Dung dăng dung dẻ Dung dăng dung dẻ Vui vẻ đi chơi Vui vẻ đi chơi Đèn đỏ báo rồi Đèn xanh đã mời Bạn chờ tí nhé! Bạn ơi, đi nhé! Tác giả: Định Hải Hay qua bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” cũng có nội dung tương tự, qua bài hát cung cấp được cho trẻ một kiến thức cơ bản về luật tham gia giao thông đường bộ: Đèn đỏ không đi, đèn vàng đi chậm, đèn xanh được phép đi. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên theo dõi những phụ huynh hay để trẻ tự đến trường, lớp một mình, hay gởi các cháu cho người khác đón hộ, sau đó gặp phụ huynh trao đổi trực tiếp cũng như nêu lên những tác hại của việc để trẻ tham gia giao thông đường bộ một mình, hay gởi con cho người khác đón hộ rất nguy hiểm, vô tình cha mẹ chúng ta có thể tước đoạt đi quyền được sống và tồn tại của trẻ chỉ vì một phút nhất thời, lười biếng không đến đón và đưa con đi học.
  6. An toàn nào cho con? Ngoài ra, tôi còn phối hợp với nhà trường, chính quyền địa phương, các cấp tài trợ phi chính phủ để tập huấn phòng chống tai nạn thương tích, tập huấn về các chương trình Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho trẻ. Biện pháp 2: Giáo viên tác động lên trẻ. Lồng ghép giáo dục một số biển báo an toàn giao thông đường bộ vào các hoạt động học có chủ đích và hoạt động vui chơi: a. Hoạt động học có chủ đích: Ở lớp, với trẻ 5 tuổi tư duy của trẻ còn gắn liền với trực quan hành động, việc chuyển từ trực quan hành động sang trực quan hình tượng là một vấn đề cần nhiều thời gian và sự kiên trì. Trong những bài ca, câu hát trẻ được học luôn có nội dung giáo dục gắn liền, nhưng để biến những nội dung đó thành kiến thức thường trực trong cuộc sống hằng ngày của trẻ là một vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở. Nên khi tôi tổ chức các hoạt động học có chủ đích, tôi lồng ghép các hoạt động giáo dục nội dung một số biển báo an toàn giao thông đường bộ một cách linh hoạt và sinh động, cụ thể, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ để cho hoạt động có chủ đích phong phú hơn, tránh nhàm chán và cứng nhắc, một mặt lại khéo léo như “ vô tình” khắc sâu vào trí nhớ của trẻ những điều trẻ cần nắm bắt về đặc điểm cũng như tính chất của biển báo an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết màu sắc và hình dạng trong hoạt động làm quen với toán, tôi lồng ghép giáo dục và cung cấp một số biển báo an toàn giao thông đường bộ như đèn tín hiệu giao thông.