Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi

docx 28 trang Minh Hường 20/08/2023 5623
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_tu_phuc.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi

  1. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi MỤC LỤC Nội dung đề mục Trang số I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 5 2.1. Thuận lợi 5 2.2. Khó khăn 6 3. Các biện pháp tiến hành 7 3.1. Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch 7 3.2. Biện pháp 2. Phối hợp với phụ huynh 8 3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường làm việc ngay tại gia đình. 9 3.4. Biện pháp 4: Đặt mục tiêu hướng dẫn và rèn luyện những kĩ 10 năng cần thiết. 3.5. Biệnpháp 5: Phân công công việc. 22 3.6. Biệnpháp 6 : Khuyến khích kết quả trẻ làm được. 23 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 24 III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 26 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 26 2. Bài học kinh nghiệm 26 3. Đề suất , khuyến nghị 27 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 1/28
  2. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang nền tảng rất quan trọng đối với việc giáo dục sau này.Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non nớt,rất trong sáng và dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu bên ngoài. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu như không biết uốn nắn trẻ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau này. Chính vì vậy người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ. Như ông bà nói “Dạy trẻ từ thủa còn thơ” Thật vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế rất nhiều bậc phụ huynh có ít thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái chình vì vậy trẻ thường hay ỷ lại và không tự lo cho bản thân. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát, lém lỉnh hơn nhiều so với trẻ ngày xưa. Tuy nhiên các con lại rất thiếu kĩ năng sống, thiếu khả năng tự lập thường hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp khó khăn chúng tìm ngay đến người lớn mà không tìm cách giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức,tình cảm của trẻ. Vì thế để đạt được mục tiêu của ngành đưa ra thì giáo viên tìm cách hướng dẫn chỉ bảo cho trẻ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ ngay từ bây giờ. Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ thấy quí trọng bản thân nuôi dưỡng những giá trị sống và hình thành kĩ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần từ đó xây dựng cho trẻ những kĩ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi trẻ cần có những tác động khác nhau đến kĩ năng sống của ttrẻ. Chăm sóc, giáo dục , nuôi dưỡng trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm , thẩm mỹ, trí tuệ, là nền tảng cho quá trình suốt đời của trẻ. Để có những biện pháp hay, thiết thực nhằm hướng dẫn trẻ tự phục vụ đầu tiên tôi tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến trẻ chưa có khả năng tự phụ vụ và ý thức của trẻ phục vụ chưa tốt. Nguyên nhân thứ nhất: Xuất phát từ phía trẻ,có một số cháu do khả năng tiếp thu chậm hoặc không chịu tập trung nghe cô hướng dẫn điều này dẫn đến cho giáo viên dẫn đến bực mình có thể mắng hoặc phạt trẻ. Đôi với những giáo viên có cái tâm thì có thể kiềm chế bản thân để hướng dẫn cháu đến nơi, đến chốn. Nhưng bên cạnh đó có những cô sợ mình kiềm chế không được đã để cho trẻ tự mày mò hoặc 2/28
  3. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi giúp trẻ luôn. Trong gia đình cũng vậy cứ nghĩ con mình còn nhỏ chưa thể làm được hay làm luống cuống nên bố mẹ làm luôn cho nhanh, điều này cứ thế lâu dần dẫn đến hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, lười làm và không có kĩ năng tự phục vụ. Nguyên nhân thứ hai : Xuất phát từ giáo viên, do cô không chịu khó không kiên trì hướng dẫn trẻ tự phục vụ nên cô hay làm giúp trẻ cho đỡ mất thời gian, đỡ phải bực tức khi cháu không làm được. Việc này lâu dần dẫn đến hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, lười làm và không có kĩ năng tự phục vụ. Vì trẻ nghĩ “ Mình không làm thì có người khác làm thôi”. Nguyên nhân thứ ba: Do mỗi gia đình Việt Nam chỉ có 1 đến 2 con, tất cả những tình cảm bố mẹ dành trọn cho những đứa con yêu quý của mình, ngoài ra còn có những đứa trẻ là con cầu con khẩn nên được gia đình chiều chuộng hết mức. Trẻ luôn được đáp ứng ngay mọi yêu sách, moi mong muốn của trẻ. Bố mẹ làm thay trẻ tất cả mọi việc vì sợ trẻ vất vả, sợ quá sức của con, sợ con làm không đúng ý mình, sợ mất thời gian Điều này lâu dần hình thành thói quen ỷ lại, luôn dựa dẫm vào người khác, thiếu kiên nhẫn và lười lao động. Ngoài ra còn có vô số các nguyên nhân khác chủ quan hay khách quan đã làm cho trẻ thiếu kĩ năng và thói quen tự phục vụ. Chính vì vậy tôi luôn quân tâm đến biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đặc biệt ở lứa tuổi 3-4 tuổi. Ở lứa tuổi này bước đầu có khả năng giao tiếp có thể học những bài học tự phục vụ đơn giản rồi dần dần đến phức tạp. Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của kĩ năng tự phục vụ với sự phát triển của trẻ tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi” 3/28
  4. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Tính tự lập được hình thành rất sớm và là 1 biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ . Một sổ dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập ,đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm những công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động , sáng tạo làm cơ sở hình thành kĩ năng sống sau này. Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình,chủ yếu là cha mẹ có nhiều sai lầm giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm nóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu nên người lớn thường sốt ruột và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có sự bướng bỉnh dần dần ỷ lại, lười biếng thiếu tự tin ở trẻ. Đối với giáo viên luôn nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song hướng dẫn trẻ hình thành tính tự phục vụ tuy vẫn còn hạn chế cho nên nhiều giáo viên cho rằng trẻ vẫn còn nhỏ để rèn tính tự lập bên cạnh nhũng khó khăn đó người giáo viên cần phải có tính kiên trì,cần có nhiều thời gian vì trẻ mới đang bắt đầu hình thành tính tự phục vụ. Vì vậy để hình thành tính tự phục vu cho trẻ mẫu giáo , giáo viên phối hợp với phụ huynh có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ làm cơ sở hình thành nên nhân cách cho trẻ sau này. Vậy tự phục vụ là gì? Tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập,tích cực ,chủ động,sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Tự phục vụ là chìa khóa của sự sống còn sự phát triển , sự thành công của con người. Khi nhắc đến dạy kĩ năng tự phục vụ đối với trẻ mầm non nhiều người cho rằng cái gì đó rất cao siêu, nhưng thực tế dạy tự phục vụ là dạy những thói quen sinh hoạt rất thường ngày trong giao tiếp ứng xử của trẻ với bản thân với những người xung quanh. 4/28
  5. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi 2. Cơ sở thực tiễn: Trường mầm non mà tôi đang công tác được xây dựng với diện tích 3.514m. Với tổng số phòng 14 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng . Cơ sở vật chất đầy đủ đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đầu tư xây mới hoàn toàn. Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I vào tháng 11năm 2013. Trường được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3 do sở GD và ĐTHN công nhận. Là trường có bề dày thành tích . Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý, làm việc có khoa học. Thường xuyên tổ chức các hoạt động cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm lẫn nhau trong đó có lưu ý đến việc tổ chức hoạt động góc ở các độ tuổi. Lớp được BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi Trẻ trong lớp có sự phát triển ngôn ngữ khá tốt và thích hoạt động . BGH đã bổ sung rất nhiều đồ dùng phong phú tới góc tự phục vụ các lớp . Nhiều phụ huynh trong lớp quan tâm ủng hộ học liệu và nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi . Với tổng số giáo viên và nhân viên là 41 CBCNV. - Biên chế : 32 đồng chí HĐ: 12 - Trình độ : + Chuẩn : 100% + Trên chuẩn: 54% 1. Thuận lợi - Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo đặc biệt là phòng GD & ĐT quận Long Biên về việc giáo dục tự phục vụ cho trẻ mầm non. - Được ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động đầy đủ đặc biệt là giáo dục tự phục vụ cho trẻ. - Ban giám hiệu đã tạo điều kiện cho giáo viên kiến tập các chuyên đề do Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức, khuyến khích động viên tập thể giáo viên học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ của các giáo viên trong trường để góp ý, đúc rút kinh nghiệm. - Nhà trường có tủ sách và nhiều tài liệu về giáo dục tự phục vụ cho trẻ. - Bản thân tôi cũng cố gắng trong quá trình tự học,tự rèn làm đồ chơi cho các góc - Tôi luôn chú ý, tìm tòi tích lũy thêm kiến thức để tận dụng những phế liệu làm ra các đồ chơi mới thu hút trẻ đồng thời tôi cũng học hỏi các đồng nghiệp qua các 5/28
  6. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo để có kế hoạch sắp xếp hoạt động góc theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ. - Các giáo viên trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Các cô đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, tổ chức cho trẻ chơi hàng ngày. - Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của con em mình,sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm về nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng thêm phong phú đa dạng. 2.2. Khó khăn: - Khả năng nhận thức của các con không đồng đều có 1 số cháu nói vẫn chưa thạo , ngôn từ chưa phong phú nên gây khó khăn cho các con trong việc thể hiện ý muốn của mình đối với cô giáo. Nhiều con khả năng tự phục vụ còn rất yếu còn rụt rè nhút nhát . Bên cạnh đó còn có một số cháu nghe nhưng chưa hiểu được các yêu cầu của cô, thích làm theo ý mình nên sẽ gây khó khăn cho giáo viên việc rèn nếp cho các cháu. - Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ không phải là một môn học độc lập mà nó chỉ được tích hợp vào các nội dung khác và mọi lúc, mọi nơi gây khó khăn cho giáo viên trong việc lập kế hoạch giáo dục. - Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn kĩ năng cho trẻ. - Gây khó khăn trong việc phối hợp giữa giáo viên và gia đình để giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh. - Các hoạt động tập thể, trò chơi, bài hát, thơ, truyện, nhằm hình thành rèn luyện kĩ năng cho trẻ gây khó khăn trong việc gây hứng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. 6/28