Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh Mầm non

doc 18 trang sangkien 31/08/2022 6960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cham_soc_suc_khoe_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh Mầm non

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh mầm non Mục lục Trang LỜI NÓI ĐẦU 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích và cơ sở nghiên cứu. 3 2.1. Mục đích 3 2.2. Cơ sở nghiên cứu. 3 3. Đối tượng nghiên cứu. 4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 II. PHẦN NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Thực trạng 5 2.1. Thuận lợi - khó khăn 5 Thuận lợi: 5 Khó khăn: 5 2.2. Kết quả thực trạng: 5 3. Các biện pháp thực hiện 6 3.1. Khám và đánh giá tình trạng sức khỏe đầu năm cho tất cả học sinh toàn trường: 6 3.2. Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho giáo viên, nhân viên toàn trường: 7 3.3. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền: 7 3.4. Ban Giám Hiệu kịp thời chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất: 8 3.5. Xây dựng môi trường thân thiện: 8 3.6. Một số nguyên tắc: 8 3.6.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ của trẻ: 8 3.6.2. Theo quy định chung của sở sổ sách y tế gồm có: 9 3.6.3. Công tác phòng chống bệnh dịch: 9 3.6.4. Xây dựng kế hoạch đối với công tác y tế học đường trong trường mầm non: 11 3.6.5. Diệt khuẩn, diệt côn trùng: 11 3.6.6. Công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và cộng đồng: 12 3.6.7. Trường có các góc tuyên truyền với cha mẹ học sinh: 12 3.6.8. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh y tế học đường: 12 3.6.9. Cách xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ: 13 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 13 III. Phần kết luận, kiến nghị 15 1. Kết luận 15 2. Kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo 17 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 18 Trang: 1 Huỳnh Hữu Việt . Nhân viên y tế trường MN Hoa Lan
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh mầm non LỜI NÓI ĐẦU Việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành Y tế và Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy công tác y tế trường học vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhân lực tại các trường học còn thiếu hoặc chưa đáp ứng đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ. Một mặt do cán bộ y tế chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực y tế trường học, mặt khác do điều kiện thực tế tại các trường học còn thiếu thốn về cơ sơ vật chất chính vì vậy mà việc triển khai thực hiện công tác y tế trường học chưa đạt được kết quả cao. Dựa trên những điều kiện thực tế trên, tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót và phát huy hiệu quả hơn nữa những gì đã đạt được giúp công tác y tế trường học ngày càng phát triển. Trang: 2 Huỳnh Hữu Việt . Nhân viên y tế trường MN Hoa Lan
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh mầm non I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Chăm sóc sức khỏe cho học sinh ngay từ đầu năm học là một việc làm hết sức cần thiết đối với từng gia đình và nhà trường. Trước hết, mỗi gia đình phải có chế độ ăn, uống hợp lý, đủ dinh dưỡng cho con em mình. Tiếp đó, là cùng các em xây dựng một thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi phù hợp. Còn phía nhà trường luôn luôn coi trọng sức khỏe, vì mọi học sinh có sức khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gủi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn - trẻ sống, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật. Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh mầm non” làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích và cơ sở nghiên cứu. 2.1. Mục đích Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh Mầm non được tốt hơn. Qua đó giúp các em học sinh có sức khỏe để học tập tốt. 2.2. Cơ sở nghiên cứu. - Dựa vào các tài liệu tập huấn về công tác y tế trường học đường năm học 2012 - 2013. - Dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường. Trang: 3 Huỳnh Hữu Việt . Nhân viên y tế trường MN Hoa Lan
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh mầm non - Dựa vào một số ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Tất cả học sinh trường mầm non Hoa Lan năm học 2012 – 2013. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013. - Các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh mầm non. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Lập kế hoạch khám sức khỏe đầu năm cho học sinh toàn trường. - Đưa ra các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh. - Đánh giá, tổng hợp và sau đó viết sáng kiến. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Theo tổ chức y tế thế giới ‘‘Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế’’. Khỏe về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khỏe, vì mọi người có sức khỏe thì công tác sẽ tốt, trẻ có khỏe thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gủi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn - trẻ sống, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khỏe mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật. Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dị Đặc biệt là các đợt dịch: Tay - chân - miệng, cúm A H5N1, H1N1, Tả, sốt xuất huyết. Tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Trang: 4 Huỳnh Hữu Việt . Nhân viên y tế trường MN Hoa Lan
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh mầm non Trong các trường học thường gặp: Tay – chân – miệng, sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut, cúm Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của trường và sức khoẻ của mọi người. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi - khó khăn Thuận lợi: - Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường. - Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong nhà trường trong các hoạt động y tế. - Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đa số phụ huynh có nhận thức về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục chăm sóc sức khỏe cho trẻ, tin tưởng và phối hợp tốt với giáo viên, nhân viên và nhà trường. Khó khăn: - Các điểm trường nằm rải rác ở các thôn buôn nên quá trình phòng chống các đợt dịch bệnh sảy ra gặp nhiều khó khăn. - Chưa có phòng y tế riêng, cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng y tế còn thiếu thốn. 2.2. Kết quả thực trạng: Kết qua khám sức khỏe cuối năm học 2011 - 2012 như sau: - Tổng số trẻ đến trường: 360 trẻ TS trẻ TS trẻ Kênh được Stt Độ tuổi đến khám sức trường A B C khỏe HS % HS % HS % 1 Khối chồi 121 121 98 81 23 19 0 0 2 Khối lá 239 239 194 81.17 45 18.83 0 0 Tổng 360 360 292 81.11 68 19.99 0 0 Bảng 1: Kết quả khám sức khỏe cuối năm học 2011 - 2012 Kết qua khám sức khỏe đầu năm học 2012 - 2013 như sau: Trang: 5 Huỳnh Hữu Việt . Nhân viên y tế trường MN Hoa Lan
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh mầm non - Tổng số trẻ đến trường: 396 trẻ - Tổng số trẻ bán trú: 290 trẻ / 396 trẻ Đạt tỷ lệ: 73.23% TS trẻ Kênh TS trẻ được Stt Độ tuổi đến khám sức trường A B C khỏe HS % HS % HS % 1 Khối chồi 130 130 102 78.45 28 21.55 0 2 Khối lá 266 266 208 71.2 58 28.2 0 Tổng 396 396 310 78.28 86 21.72 0 Bảng 2: Kết quả khám sức khỏe đầu năm 2012 – 2013 3. Các biện pháp thực hiện. Được Sự quan tâm chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo. Ban Giám Hiệu của trường đã nhận thức đúng đắn và đánh giá việc chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trẻ mầm non là rất quan trọng. Xác định được sự nguy hại của dịch bệnh, theo kinh nghiệm là: ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ngay từ đầu năm học đã có kế hoạch chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ và phòng chống dịch bệnh. Trường mầm non Hoa Lan năm học 2012 – 2013 hiện đang chăm sóc và nuôi dạy 396 cháu từ 4 đến 5 tuổi, có 10 lớp trong đó gồm 3 lớp chồi và 7 lớp lá. Có cán bộ y tế học đường chăm sóc sức khoẻ và giáo viên hỗ trợ cân đo, làm sổ sách theo quy định chung. Một số biện pháp có hiệu quả tốt trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non và phòng chống bệnh dịch như sau: 1. Khám và đánh giá tình trạng sức khỏe đầu năm cho tất cả học sinh toàn trường: Thành lập ban chỉ đạo y tế và lên kế hoạch khám sức đầu năm cho học sinh toàn trường. Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ít nhất 2 lần trong một năm học. Trang: 6 Huỳnh Hữu Việt . Nhân viên y tế trường MN Hoa Lan
  7. Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe cho học sinh mầm non Phát hiện và thông báo các trường hợp mắc bệnh về gia đình để có biện pháp giải quyết điều trị kịp thời. 2. Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho giáo viên, nhân viên toàn trường: Mời giáo viên về trường dự các lớp tập huấn theo định kỳ nhằm phòng chống các đợt dịch. Tham gia các lớp học, các cuộc tập huấn của sở, phòng và xã tổ chức. Cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thức trong sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và với các cơ quan: Sở giáo dục, phòng giáo dục, sở y tế, y tế xã. Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ thì ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức vận động cho 100% trẻ được bán trú tại trường, nhà trường luôn đảm bảo chế độ ăn theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thực đơn phù hợp. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần ăn cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon miệng hơn. 3. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền: Tuyên truyên trên loa 5 phút hàng ngày vào thời gian đón trẻ và trả trẻ về cách phòng chống các dịch bệnh, treo tranh ánh về cách phòng và phát hiện bệnh trong đợt dịch, ở bảng tuyên truyền của nhà trường. Việc bảo đảm cho các cháu được an toàn, khỏe mạnh là rất quan trọng. Đồng thời chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối các chất, đủ vitamin và khoáng chất (đặc biệt là canxi, B1) cũng rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó phải hướng dẫn cho các lớp lồng ghép các tiết học và hoạt động về chương trình giáo dục sức khỏe cho trẻ và tuyên truyền với phụ huynh học sinh nội dung việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng. Tư vấn Trang: 7 Huỳnh Hữu Việt . Nhân viên y tế trường MN Hoa Lan