SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động Khám phá khoa học

doc 18 trang sangkien 05/09/2022 10723
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động Khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_bao_ve_moi_truong_cho_tre_mau.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động Khám phá khoa học

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu 2 - Lí do chọn đề tài 2 - Mục đích nghiên cứu 3 - Đối tượng nghiên cứu 3 - Phương pháp nghiên cứu 3 2. Nội dung 3 2.1 Cơ sở lý luận 3 2.2 Thực trạng 4 * Thuận lợi 4 * Khó khăn 5 2.3 Các biện pháp 6-15 Các biện pháp 6-15 2.4 Hiệu quả 15 3 Kết luận, kiến nghị 16 - Kết luận 16 - Kiến nghị 17 1
  2. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Có nhà xã hội học đã nói: “ Trẻ em là một phần quan trọng quyết định vận mệnh tương lai của đất nước ”. Bằng sự chiêm nghiệm thực tế theo thời gian trong xã hội quả đúng như vậy. Chính vì vậy mà hiện nay Đảng và nhà nước ta xem giáo dục mầm non là quan trọng hàng đầu. Muốn cho đất nước giàu mạnh, văn minh theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới ngay từ bây giờ chúng ta phải đào tạo một lớp trẻ có đầy đủ phẩm chất trí tuệ, đạo đức, thể lực để góp phần xây dựng phát triển tương lai cho đất nước . Vì thế các nhà giáo dục ( Các bậc cha mẹ, các cô nuôi dạy trẻ ) cần phải quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ về mọi mặt và không thể phạm những sai lầm trong giáo dục vì đối với trẻ thơ: “ Sai một li sẽ đi một dặm ”. Với cuộc đời của mỗi con người ngay từ khi mới sinh ra đã được nhìn thấy mọi vật xung quanh mình. Dần dà càng được sờ, nắn, tri giác, chiêm ngưỡng cảnh vật đa dạng, phong phú ở môi trường xung quanh. Chính vì vậy Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa vào chương trình giáo dục trẻ Mẫu giáo bộ môn tìm hiểu môi trường xung quanh nhằm làm thoả mãn trí tò mò của trẻ. Qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh giúp trẻ làm giàu vốn hiểu biết, phát triển tư duy, ngôn ngữ. Tìm hiểu môi trường xung quanh giúp trẻ thấy được vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thiên nhiên, vạn vật. Từ đó giúp trẻ phát triển thẩm mỹ cũng như kích thích trẻ về lòng nhân ái, biết bảo vệ, giữ gìn môi trường sống. Đó cũng chính là phát triển nhân cách trẻ. Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh mà không giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường liệu có mâu thuẫn chăng. Bởi nếu trẻ phải tồn tại trong điều kiện môi trường sống không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Ví dụ: Trẻ phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc trẻ phải sống trong môi trường có khí, rác thải độc hại sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ của trẻ .Với thực trạng môi trường thế giới hiện nay đang bị huỷ diệt nghiêm trọng . Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mầm non với mục đích: - Nhắc nhở những người lớn trong trường Mầm non ( kể cả bậc cha mẹ ) và đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường sống cho trẻ em ( và cả chính mình ) - Giúp giáo viên ( kể cả cha mẹ trẻ ) biết cách tạo dựng cho trẻ nhỏ một môi trường sống an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và phong phú. - Giáo dục trẻ ngay từ nhỏ biết sống thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường. Lo ngại trước thực trạng môi trường của thế giới và của nước ta hiện nay. Là một giáo viên Mầm non tôi thấy mình cần có nhiệm vụ : + Tạo dựng cho trẻ một môi trường sống phù hợp với sự phát triển của trẻ thơ. Môi trường ấy cần đáp ứng những yêu cầu: An toàn, sạch sẽ, lành mạnh và phong phú. 2
  3. + Hình thành ở trẻ một cách sống có văn hoá trong môi trường như: Không khạc nhổ bừa bãi, không vứt bỏ rác thải ra môi trường xung quanh mà cần bỏ rác thải đúng nơi qui định Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động Khám phá khoa học.” ở trường mầm non Hòa Lộc. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm giúp trẻ có một môi trường sống trong lành và hình thành các hành vi văn minh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trong năm học 2016- 2017 tôi được phân công dạy lớp 4-5 tuổi, tôi nhận thấy trẻ có môi trường sống chưa phù hợp và còn sử dụng nhiều hành vi chưa văn minh: khạc nhổ bừa bãi, vứt bỏ rác thải ra môi trường xung quanh Vì vậy tôi rất lo lắng và quan tâm làm sao cho trẻ 4-5 tuổi có một môi trường lành mạnh và những hành vi văn minh thông qua hoạt động khám phá khoa học. Chính vì vậy mà tôi chọn đối tượng nghiên cứu trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non Hòa lộc nơi tôi đang công tác. 1.4.Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thực tiễn. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp đàm thoại. + Phương pháp thực hành trải nghiệm 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dể hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân Đồng hành với những suy nghĩ ấy rõ ràng chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn đề này như thế nào? Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình- Nhà trường - Xã hội. 3
  4. Chính vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân. Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định. 2.2. Thực trạng. Trường Mầm non Hòa Lộc nằm ở trung tâm xã Hòa Lộc là một trong những xã có điều kiện kinh tế khó khăn với số trẻ là 495 trẻ/16 nhóm lớp. Tổng số cán bộ giáo viên 37đ/c, đạt chuẩn 37/37đ/c đạt 100%, trên chuẩn 28/37đ/c đạt 75,6%. Trường còn 1 điểm lẻ nằm trên địa bàn xã, dân cư đông, mưu sống bằng đa ngành nghề. Năm học 2016-2017 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4 -5 tuổi ở khu trung tâm. Ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, muốn thể hiện khả năng tự lập của mình và tự làm những công việc như người lớn. Chính vì vậy nên tôi muốn nâng cao chất lượng dạy khám phá khoa học cho trẻ nơi tôi đang công tác. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy % trẻ bảo vệ môi trường còn rất thấp. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ bảo vệ môi trường theo các chủ điểm Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ theo các chủ đề. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2.2.1. Thuận lợi : - Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông, gần nhà dân, số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi trường trong lành. - Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ giáo viên, nhân 4
  5. viên. Đội ngũ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn, luôn luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau - Bản thân luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy được tốt hơn - Trẻ ở gần trường nên rất chăm đi học. - Trường đã làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. 2.2.2. Khó khăn: - Tư liệu để giáo viên tham khảo, đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ môi trường còn thiếu thốn. - Ý thức tham gia các hoạt động giữ gìn môi trường của trẻ còn hạn chế. - Phụ huynh bận công việc, chưa quan tâm đến trẻ, trẻ ở nhà chủ yếu với ông bà. - Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt và hình thức chưa phong phú, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan. - Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được với một số phụ huynh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác. hại của những chất thải độc hại. - Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi trường, xem đây là chuyện của Nhà nước, của người khác . 2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng: Đạt Chưa đạt Số Trung Tiêu chí khảo sát Tốt Khá Yếu kém trẻ bình Số Số Số Số Số % % % % % trẻ trẻ trẻ trẻ trẻ - TrÎ cã ý thøc 30 3 10 15 50 18 27 4 13,3 0 0 BVMT - TrÎ cã thãi quen gän gµng ng¨n n¾p 30 4 13,3 10 33,3 13 53,3 3 10 0 0 vÒ vÖ sinh s¹ch sÏ. - BiÕt tËp c¶nh quan 30 4 13,3 12 40 10 33,3 4 13,3 0 0 m«i tr­êng líp häc. * Nguyên nhân: Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp đó là: 5