Báo cáo giải pháp Một số hình thức rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ từ 4 – 5 tuổi

doc 17 trang Minh Hường 20/08/2023 6701
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp Một số hình thức rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ từ 4 – 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_mot_so_hinh_thuc_ren_ky_nang_phat_trien_ng.doc

Nội dung text: Báo cáo giải pháp Một số hình thức rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ từ 4 – 5 tuổi

  1. Phòng giáo dục và đào tạo quận cầu giấy Trường mầm non quan hoa đề TàI: “MộT Số HìNH THứC RèN Kỹ NĂNG PHáT TRIểN NGÔN NGữ MạCH LạC CHO TRẻ Từ 4 – 5 TUổI” Họ và tên: Nguyễn Thị Huế Chức vụ: Giáo viên lớp MG nhỡ B1 Trường mầm non Quan Hoa Năm học 2007 - 2008
  2. Phần I: Đặt vấn đề Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đó là một bậc học đầu tiên đặt nên móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Mục đích của giáo viên mầm non là chăm sóc giáo dục để nhằm phát triển tất cả những khả năng của trẻ, hình thành những co sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ có khả năng tiếp thu những kiến thức trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này. Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non là: Trẻ nhớ nhanh những lại nhanh quên. Khả năng ghi nhớ không chủ định chủ yếu, khả năng ghi nhớ có chủ định đang hình thành và phát triển. Chính vì vậy phương pháp dạy trẻ ngay từ buổi đầu tiên là rất quan trọng, mỗi giáo viên chúng ta cần chọn cho minh một phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của trường của lớp mình. Từ đó giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Để giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ một cách tốt nhất thì trước hết người giáo viên cần nắm vững được vai trò của việc phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vai trò rất to lớn trong cuộc sống con người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những điều kiện cần thiết như Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ tình cảm lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và tôn trọng nó”. Trong công tác giáo dục mầm non, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với giáo dục trẻ, ngôn ngữ đã góp phần tạo cho trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong đời sống con người, ngôn ngữ giúp ta nhận thức được thế giới xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ phong phú mà trẻ được nói theo ý tưởng của mình. Ngôn ngữ chính là cơ sở của sự suy nghĩ và là công cụ tư duy. Để đáp ứng nhận thức đó của trẻ không có cách nào
  3. khác là thông qua lời kể của người lớn và thông qua các tác phẩm văn học có kết hợp hình ảnh trực quan. Từ đó giúp trẻ có thể dùng lời nói để diễn đạt những cảm xúc của mình. Trẻ còn sự dụng ngôn ngữ sâu sắc hơn, tạo cho trẻ được sống trong môi trường giao tiếp, trên cơ sở đó nảy sinh ra nhiều suy nghĩ, sáng tạo mới. Tóm lại, trong quá trình hình thành ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Giáo viên có thể dùng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng quan trọng nhất vẫn là hình thức sử dụng hình ảnh trực quan và lời nói, từ đó kích thích trẻ phát trỉên ngôn ngữ và diễn đạt hiểu biết của mình trên cơ sở lĩnh hội được. Vì vậy là giáo viên mầm non mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tôi không khỏi băn khoăn làm thế nào để dạy cho trẻ có hiệu quả cao nhất. Tôi đã học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước, tham khảo ý kiến đóng góp của lãnh đạo trường, cộng với việc tìm tòi, sưu tầm, sáng tác những câu truyện, bài thơ, câu đố, những bài ca dao, đồng dao Để trẻ phát triển ngôn ngữ, mạnh dạn trong giao tiếp, giúp trẻ đón nhận một cách thoải mái và hào hứng hơn. Do vậy, ngày từ đầu năm học 2007 – 2008 tôi đã sưu tầm, sáng tác và vận dụng các bài ca dao, đồng dao có nội dung giáo dục để dạy trẻ một cách có hệ thống và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số hình thức rèn luyện kỹ năng phát triển ngôn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi”. Để nghiên cứu và nhắm góp phần bé nhỏ của mình trong công việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nói chung và nói riêng ở lớp, ở trường của tôi. Trước khi bước vào nghiên cứu thực hiện để tài này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau đây:
  4. Phần II: Nội dung nghiên cứu Đặc điểm trong thời đại hiện nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngôn ngữ và chữ viết ngày càng đóng một vai trò rất quan trọng. Nó không những phục vụ con người mà nó còn xâm nhập tạo điều kiện cho cuộc cách mạng khóa học phát triển. Vai trò của ngôn ngữ đối v ới con người nó quan trọng như vậy, còn đối với trẻ em thì ra sao? Nó có tác dụng gì đối với trẻ? Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu cần phải dạy cô giáo phải nắm vững vai trò của việc phát triền ngôn ngữ và nắm vững tâm sinh lý của trẻ để dạy trẻ đạt kết quả cao. Với bản thân tôi trực tiếp dạy lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi, thuộc lớp mẫu giáo nhỡ Trường mầm non Quan Hoa. Qua đó tôi đã rút ra một số thuận lợi và khó khăn như sau: II/ đặc điểm tình hình 1/ Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xây dựng cho lớp mẫu giáo nhỡ Trường Quan Hoa một cơ sở sạch sẽ, lớp học thoáng mát thu hút được học sinh vào lớp đông. - Ban giám hiệu luôn kiểm tra, đôn đốc đầu tư cơ sở vật chất. - Bản thân giáo viên đã được đào tạo có trình độ chuyện môn Cao Đẳng Sư Phạm Mầm Non, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, không nói ngọng, luôn học hỏi cũng như trao đổi kinh nghiệm với các bạn bè đồng nghiệp. 2/ Khó khăn: - Lớp học hơi chật so với số trẻ hiện có, đồ chơi ngoài trời ít, khung cảnh sư phạm còn hạn chế.
  5. - 30% số học sinh mới ra lớp, không thông qua lớp nhà trẻ và lớp mẫu giáo bé. Vì vậy nhận thức của trẻ còn hạn chế nhiều, trẻ nhút nhát, chưa manh dạn . - Nhiều trẻ còn nói ngọng, nói tiếng địa phương (ngọng dấu ngã, dấu nặng), phát âm thiếu chính xác. - Phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc cho con em mình đi học đúng tuổi - Phụ huynh học sinh cũng còn đang nói ngọng, nói tiếng địa phương nhiều. III/ Một số hình thức: Trước khi bước vào thực hiện tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm học với tổng số trẻ là 63 cháu. Trong đó: Loại tốt có: 5 cháu đạt 8% Loại khá có: 8 cháu đạt 12,7% Loại đạt có: 12 cháu đạt 19% Loại chưa đạt có: 38 cháu đạt 60,3% Với kết quả như vậy tôi đã áp dụng một số hình thức rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 – 5 tuổi sau đây: 1/ Hình thức phát triển ngôn ngữ trong các giờ học: Phát triển ngôn ngữ trong các giờ học là hướng cho trẻ quan sát một sự vật hiện tượng quen thuộc đối với trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những khái niệm ban đầu về sự vật hiện tượng nhăm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài ra phát triển ngôn ngữ trong các giờ học còn tạo điều kiện rèn kỹ năng phát âm, rèn cho trẻ nói đúng câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt tăng vốn từ vựng cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các tiết học là rất quan trọng, nó góp phần lớn trong việc cung cấp vốn kiến thức cho trẻ một cách chính xác, đầy đủ nhất. Khi dạy trẻ, ngoài những yêu cầu chung của tiết học, giáo viên cần
  6. phải khai thác sâu một số nội dung có liên quan đến vốn từ cho trẻ, để từ đó kích thích trẻ được nói. Qua lời nói của trẻ giáo viên có thể uốn nắn cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ các môn như học: Môn tạo hình, âm nhạc, làm quen với mội trường xung quanh, thể dục và đặc biệt là môn làm quen với văn học. Ví dụ: Phát triển ngôn ngữ qua môn làm quen với môi trường xung quanh với các bài: “Một số loại hoa, một số loại quả, một số loại rau, một số con vật ”. Trẻ được nói đúng về màu sắc, hình dáng, một số đặc điểm nổi bật của đối tượng, công dụng của chúng. Ngoài ra, trẻ còn được tư duy, so sánh những đặc điểm giống nhau và khác nhau của các đối tượng, qua đó trẻ còn được liên tưởng đến thế giới xung quanh để củng cố những kiến thức cho trẻ. Ví dụ: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua môn làm quen với văn học. ở giờ học này có tác dụng làm giàu vốn từ cho trẻ, trẻ được phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trẻ được nói dưới hình thức như đọc thơ diễn cảm, kể chuyện theo tranh, đóng kịch qua các tác phẩm, kể truyện sáng tạo 2/ Hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngoài tiết học: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không những chỉ phát triển trong giờ học mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi như giờ đi chơi, đi dạo, đi hoạt động lao động và các hoạt động khác a/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động ngoài trời: - Hoạt động ngoài trời là hoạt động giúp trẻ trực tiếp, tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội xung quanh nhằm mở rộng vốn hiểu biết của trẻ và làm tăng vốn từ cho trẻ. Khi cho trẻ ra họat động ngoài trời trẻ được quan sát cây cối, tiếp xúc với các con vật nuôi, được nhìn ngắm thiên nhiên Từ đó trẻ được nói về những hiểu biết của mình, trẻ yêu thiên nhiên, muốn được đóng góp sức mình vào việc làm đẹp cho thiên nhiên. - Phần hoạt động có mục đích: Ví dụ: Cho trẻ quan sát bồn hoa:
  7. Tôi đã tổ chức cho trẻ đứng xung quanh bồn hoa, để trẻ được nêu ra những hiểu biết và nhận xét của trẻ về các loại hoa, sau đó tôi đặt câu hỏi và gợi ý trả lời: + Chúng mình thấy bồn hoa như thế nào? + Trong bồn hoa có những loại hoa gì? + Ai biết gì về các loại hoa này? + Tại sao lại gọi là hoa Trạng Nguyên? Với quan sát các đối tượng khác tôi cũng hỏi những câu hỏi để kích thích tư duy của trẻ, để trẻ suy nghĩ và tự so sánh đặc điểm giống và khác nhau của các đối tượng quan sát, đây là phương pháp mà trẻ hào hứng, thích thú nhất để được nói ý kiến của trẻ và qua đó ngôn ngữ có được cơ hội phát triển manh mẽ. -> Giáo dục trẻ muốn có nhiều bông hoa đẹp thì chúng mình phải làm gì? Tôi tổ chức cho trẻ nhổ cỏ, tưới bồn hoa, nhặt lá vàng vào các buổi chiều mát mẻ, để trẻ được lao động, góp phần cho môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. Khi trẻ vừa lao động tôi vừa cho trẻ hát “Hoa trường em”, “Em yêu cây xanh” - Phần chơi vận động Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Lộn cầu vồng” tôi cho trẻ vừa chơi vừa đọc bài đồng giao “Lộn cầu vồng” Khi chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” tôi cho trẻ vừa chơi vừa đọc bài đồng giao “Mèo đuổi chuột” - Phần chơi tự do: Chơi với phấn Cô hỏi về ý định của trẻ: Khi trẻ chơi cô đến từng nhóm gợi ý, hỏi trẻ để trẻ được nói về sản phẩm của mình b/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua họat động vui chơi Vui chơi là họat động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì lứa tuổi này học mà chơi, chơi mà học, trẻ lĩnh hội kinh nghiệm, trí thức, thông qua hoạt động vui chơi. Chơi đối với trẻ không chỉ đơn thuần là giải trí, thứ giãn mà nó còn liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ và trí tuệ cho trẻ. Đặc biệt nó mang tính giáo dục cao và qua trò chơi trẻ thể hiện được kỹ năng chơi.