Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

doc 19 trang honganh1 15/05/2023 3001
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hoat_dong_am_nhac_cho_tre_5_6_tuoi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

  1. MỤC LỤC Trang PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3 PHẦN 2:NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 2.cơ sở thực tiển 4 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu I. Một số biện pháp thực hiện của đề tài nghiên cứu. 6 II. Kết quả thực hiện 15 III. Bài học kinh nghiêm 16 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1 .kết luận 17 2 . Kiến nghị và Đề xuất 17 - Tài liệu tham khảo 18 1
  2. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài: Âm nhạc là loại hình nghệ thuật ,là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người. Âm nhạc phản ánh cuộc sống, phản ánh niềm vui, nổi buồn ,ước mơ của con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non âm nhạc có vai trò hết sức quan trọng, là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm của trẻ Vì vậy, giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, múa, trẻ chơi âm nhạc, biểu diễn văn nghệ. Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi, giáo dục âm nhạc đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. Mặt khác, trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với âm nhạc. Thế giới âm nhạc muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Để hun đúc cho các bé có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ thuật yêu thích những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Là một giáo viên mầm non tôi luôn tâm huyết với nghề, mong muốn truyền đạt cho các bé thật nhiều kiến thức, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có và điều quan trong hơn cả là giáo viên phải biết nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình đạt hiệu quả cao. Song trên thực tế hoạt động âm nhạc chỉ đơn thuần là cho trẻ tập hát và biểu diễn các bài hát nhằm tạo không khí văn nghệ để gây hứng thú, âm nhạc chỉ diễn ra một cách dập khuôn, máy móc, không thoải mái, trẻ chưa được sáng tạo cùng cô để tạo ra các vận động thống nhất cùng thực hiện, đồ dùng nhạc cụ ở góc âm nhạc còn hạn chế không thu hút được sự hứng thú ở trẻ, rất nhiều trẻ không hứng thú tham gia, trẻ chưa biết thể hiện các vận động phù hợp với bài hát, chưa cảm nhận được giai điệu của bài hát khi nghe, chính vì thế mà trẻ chưa tích cực hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc ,chưa mạnh dạn tự tin thể hiện trước các bạn và cô giáo. Xuất phát từ những nhận thức trên nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc” để nghiên cứu và thực hiện. 2
  3. 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Trẻ thuộc lời nhanh, hát đúng giai điệu, rõ lời, trẻ tham gia sôi nổi đúng luật, đúng trò chơi âm nhạc.Thể hiện tốt khả năng âm nhạc của mình thông qua các tiết mục văn nghệ và các hội thi . 3. Đối tượng nghiên cứu: Lớp MGL5-6 tuổi B trường mầm non Vĩnh Nam 4. phương pháp nghiên cứu + Nghiên cứu các loại sách, tài liệu hướng dẫn dạy trẻ làm quen âm nhạc dùng cho giáo viên mầm non của vụ giáo dục mầm non. + Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. + Các chuyên san giáo dục mầm non + Tham khảo các tiết dạy hay trên Intenet + Phương pháp trò chuyện + Phương pháp quan sát sư phạm + Phương pháp đàm thoại. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Từ tháng 9/2018 đến 5/2019 Tại lớp MGL 5-6 tuổi B trường mầm non Vĩnh Nam PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em, ở tuổi mẫu giáo, xúc cảm thẩm mĩ của trẻ phát triển khá nhanh, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Vì vậy trẻ rất dễ nhận ra những vẻ đẹp và cảm thụ cái đẹp, thích học múa, hát và học rất nhanh bằng cách bắt chước. Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên và tác động của nghệ thuật đối với tuổi thơ rất mạnh mẽ. Nhiều công trình khoa học đã khẳng định năng khiếu âm nhạc được nảy sinh từ tuổi ấu thơ. Hai nhà tâm lí học Đức là V.Hec-Cơ và I.Xle-hen đã nghiên cứu 411 nhạc sĩ thấy rằng: Có 401 người( 90%) bộc lộ năng khiếu trước 10 tuổi. Sự phát triển mạnh mẽ những xúc cảm thẩm mĩ kết hợp với trí nhớ máy móc vốn có ở trẻ khiến cho lứa tuổi này rất nhạy cảm với văn học nghệ thuật. Những nét tâm lí đặc trưng của tuổi mẫu giáo là tiền đề cho việc tiếp thu, giáo dục âm nhạc. Âm nhạc đã đem lại cho trẻ một thế giới âm thanh nhiều màu sắc, gợi cho trẻ sự thú vị, hấp dẫn và sự hài hoà tinh tế, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện chính bản thân mình. Mặt khác âm nhạc được coi là một trong những phương tiện tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Cho nên là một giáo viên mầm non việc đầu tiên phải làm là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú, dạy trẻ các kỹ năng cơ bản, đơn giản và thói quen trong các dạng hoạt động âm nhạc như ca hát, nghe, vận động, múa, trò chơi âm nhạc. Giáo viên luôn quan tâm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ, tưởng 3
  4. tượng, sự tập trung chú ý, biết nhận xét, có khả năng diễn tả hứng thú và sự lựa chọn phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các dạng hoạt động âm nhạc. Bởi vậy giáo dục âm nhạc được thực hiện bằng các phương pháp tích cực thể hiện rõ trong mối quan hệ không ngừng giữa nghe nhìn, cảm xúc, trao đổi. Vấn đề là phải đưa trẻ đến với nghệ thuật, tạo cho trẻ cảm xúc, tạo các phương tiện giúp trẻ thực hiện nghệ thuật. Do đó mà giáo viên mầm non cần sử dụng đầy đủ ba phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là: * Phương pháp trực quan thính giác: là phương pháp đặc thù của giáo dục âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ. * Phương pháp dùng lời( giảng giải, chỉ dẫn ) hướng tới ý thức của trẻ. Đối với trẻ lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi dễ hiểu. * Phương pháp thực hành nghệ thuật: Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cho nên việc dạy các hoạt động âm nhạc ở trường mầm non với các phương pháp dạy học cơ bản, trên cơ sở các nguyên tắc tính vừa sức, tuần tự liên tục, tự giác tích cực. Tuy nhiên trong khi chuẩn bị cũng như tiến hành mỗi dạng hoạt động âm nhạc có những đặc điểm khác biệt và trong tổ chức hoạt âm nhạc cho trẻ giáo viên phải kết hợp các dạng hoạt động âm nhạc với nhau cũng như kết hợp các hình thức tổ chức âm nhạc cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiển Trường Mầm non Vĩnh Nam với cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Thực tế tổ chức các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi, tôi nhận thấy trẻ có ý thức học tập và đoàn kết học theo nhóm và tự tìm hiểu qua các góc trong và ngoài lớp tuy nhiên còn nhiều trẻ vẫn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong các hoạt động chung và trong giao tiếp với mọi người. Hơn thế nữa giáo viên chưa nghiên cứu sâu, đổi mới về các phương pháp, nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi và từng cá nhân, cô giáo chưa tạo môi trường phong phú về các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ nên trẻ không hứng thú hoặc chưa cuốn hút được trẻ . Nhận thức được vấn đề trên và tầm quan trọng của việc đưa âm nhạc vào sâu rộng hơn đến với trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Bản thân tôi là một giáo viên đang dạy ở lớp 5 - 6 tuổi, tôi đã chọn đề tài. “ một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc” 3. Thực trạng: a. Những thuận lợi: - 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đa số đội ngũ giáo viên mầm non có tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp. - 100% số trẻ đến lớp đều ăn ngủ bán trú tại lớp. - Lớp học sạch sẽ, thoáng mát có đầy đủ ánh sáng để trẻ học tập. 4
  5. b. Khó khăn: Lớp 5-6 tuổi B do tôi phụ trách với số lượng là 31 cháu .Trong đó có 4 trẻ 4 tuổi nên nhận thức không đồng đều. * Về lớp học: - Có góc âm nhạc nhưng hơi chật, chưa phong phú, chưa gây được sự hứng thú tham gia của trẻ. * Về đồ dùng đồ chơi: - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc chưa được nhiều, đồ dùng chưa đẹp, chưa phong phú, chưa sáng tạo để lôi cuốn hấp dẫn trẻ. - Chưa có nhiều các băng đĩa nhạc theo chủ đề, chủ điểm để bật cho trẻ nghe hàng ngày. * Về phía phụ huynh: - Đời sống còn nhiều khó khăn mặc dù đã quan tâm đến giáo dục xã nhà nhưng vẫn chưa đóng góp được nhiều trong công cuộc xã hội hoá giáo dục. * Về phía giáo viên: - Khi cho trẻ hoạt động âm nhạc vẫn còn mang tinh chất rập khuân, máy móc, chưa sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa gây được cho các trẻ trong lớp mình lòng yêu thích say mê âm nhạc. - Giáo viên còn hạn chế về khả năng trình độ về nhạc lý, sưu tầm, sáng tác một số trò chơi âm nhạc còn ít. * VÒ phÝa trÎ: Số liệu điều tra trước khi thực hiện Qua khảo sát đầu năm tôi thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của các cháu trong lớp tôi như sau: Møc ®é ®¸nh gi¸ STT Ph©n lo¹i kh¶ n¨ng cña trÎ Tèt Kh¸ TB (Tû lÖ %) (Tû lÖ %) (Tû lÖ %) TrÎ m¹nh d¹n, tù tin hát rõ ràng, 9 trÎ 14 trÎ 8 trÎ 1 chính xác. 29% 45% 26% TrÎ hiểu nội dung các tác phẩm âm 6 trÎ 11 trÎ 14 trÎ 2 nhạc, biết cảm thụ âm nhạc. 19,4% 35,4% 45,2% Trẻ vận động đúng đẹp theo đội 5 trÎ 16 trÎ 10 trÎ hình, diễn cảm các động tác, phối 16% 51% 33% 3 hợp nhịp nhàng toàn thân với động tác tay và chân. Khả năng nghe và phân biệt âm 7 trÎ 18 trÎ 6 trÎ 4 nhạc của trẻ. 22,5% 58% 19,5% 5