Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

doc 25 trang Minh Hường 20/08/2023 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gia.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội.Trong mọi thời đại, giáo dục luôn luôn được ưu tiên hàng đầu, giáo dục để hiểu biết, để được định hướng trở thành người có ích. Trong thời đại hiện nay giáo dục lại càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của dân tộc. Trong đó trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện và ấm cúng, trình bày đẹp mắt thu hút được sự chú ý của trẻ, trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động. Tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực.và tự nhiên. Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên mầm non đã miệt mài, trăn trở, mong muốn và quyết tâm đổi mới song trong khi thực hiện lại rơi vào lúng túng, mất phương hướng, chính vì vậy chỗ đứng của việc dạy học mang tính chất truyền dạy - lĩnh hội, nhồi nhét, dập khuôn, máy móc vẫn tồn tại. Đứng ở góc nhìn tổng thể có thể thấy việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong một nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trường lớp, trang thiết bị, trình độ giáo viên, trình độ quản lý của cán bộ, công tác xã hội hoá, nhận thức của người dân v.v nhưng tính đến kết quả giáo dục toàn diện trên mỗi đứa trẻ mầm non thì yếu tố phương pháp dạy học cho trẻ mầm non là yếu tố quan trọng nhất. Để có được chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình giáo dục mầm non được Bộ GD&ĐT ban hành thì vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô cùng quan trọng trong phong trào đổi mới về phương pháp dạy học, đó là làm gì để phá vỡ sự thụ động của người học, phá vỡ kiểu dạy truyền thống của giáo viên: Cô giáo nói, trẻ lĩnh hội và làm theo. Cùng với thời gian thực hiện, chương trình GDMN gắn với sự phát triển về mặt sinh lý đang dần hoàn thiện của trẻ. Mỗi giáo viên cần ý thức và hiểu rằng việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ không đơn thuần do thực thi nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên mà quan trọng là do sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, yêu cầu phát triển của xã hội, tự nhà trường nhận thấy cần thiết phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội 1/30
  2. Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành Giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình, lớp mình trực tiếp giảng dạy. Để việc đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường, ở từng lớp học và phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trở thành thói quen của mỗi cô giáo. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để áp dụng đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho đơn vị mình. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến. Giáo dục mầm non, nói về đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học cho trẻ mầm non, không ít quan điểm cho rằng " Trẻ nhỏ biết gì mà dạy", "mấy đứa trẻ con dạy hát, dạy múa, kể chuyện là xong, hay " mầm non chỉ chăm sóc tốt là được, mầm non đâu cần đổi mới phương pháp, ” Các nhà giáo dục đã nghiên cứu thực nghiệm và chứng minh: Trẻ lọt lòng mẹ đã sớm hình thành con đường học tập. Học tập với trẻ mầm non không phải cứ là học “toán”, học “văn” . học của trẻ mầm non rất đơn giản, học của trẻ mầm non là học để tiếp cận với nền văn minh của xã hội, học của trẻ mầm non: là học tên gọi của mọi người và đồ vật xung quanh; là học cách sử dụng đúng thiết bị đồ dùng hàng ngày; là học cách dùng, cách sử dụng thiết bị vệ sinh cá nhân, đồ dùng vệ sinh chung, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng phục vụ ăn ngủ sao cho đúng, phù hợp với kinh nghiệm của người lớn - dù chỉ là học cách mở vòi nước, tắt vòi nước; là học cách sắp xếp đồ dùng cá nhân trên giá hoặc trong tủ một cách nhanh nhất, gọn gàng nhất; là tìm hiểu về đồ dùng hàng ngày có chất liệu dễ vỡ, hay dễ hỏng và biết cách giữ gìn an toàn cho bản thân khi sử dụng; là tập nói và sử dụng ngôn ngữ tự kể về mình, kể lại những việc mình đã làm, đã từng thấy hoặc tưởng tượng ra bằng ngôn ngữ của mình một cách mạch lạc nhất; là tìm hiểu cơ thể mình có những gì, cần những gì, vệ sinh các bộ phận trên cơ thể như thế nào để biết tự vệ sinh cơ thể, biết yêu quý, giữ gìn và tự bảo vệ bản thân ở mức đơn giản nhất; là tự trang trí làm đẹp cho bản thân, tự trưng bày, làm sạch, làm đẹp cho lớp của mình; học của trẻ mầm non là "Tái tạo" thực tế cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ thông qua việc chơi các trò chơi vv phù hợp theo độ tuổi mầm non và muốn trẻ mầm non được an toàn tuyệt đối thì không thể 2/30
  3. tách “ học” riêng và “chăm sóc” riêng biệt. Có thể thấy rõ, “học” của trẻ mầm non gắn liền với chăm sóc trẻ, và việc tập cho trẻ làm quen với “học” ở mỗi giai đoạn phát triển sinh lý lại là tiền đề cho sự phát triển của cơ thể trẻ ở giai đoạn tiếp theo. Theo Benjamin S Bloom, trước 4 tuổi trẻ có năng lực học tập đạt 50%, 4 đến 8 tuổi phát triển thêm 30% và 20% hoàn thành trong những giai đoạn sau đó. Trước 6 tuổi trẻ có khả năng tích lũy được 33% vốn từ vựng tiếng mẹ đẻ, 6 đến 13 tuổi tích lũy thêm 42% và 25% khi tròn 18 tuổi. Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân, những sự khác biệt này bao gồm car về thể chất, năng lực, xu hướng, hứng thú và tất cả đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu cảu bản thân. Trẻ tiếp thu kiến thức không phải chỉ thông qua nghe, nhìn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình. Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, Nếu chỉ nghe nhìn thì thông tin kiến thức thu nhận được 20%, nếu trẻ được trao đổi, chia sẻ ý kiến với nhau trong nhóm bạn thì khả năng tiếp thu sẽ là 55%. Khả năng thu nhận kiến thức sẽ tăng lên 90% khi trẻ sử dụng kiến thức đã có được dạy lại cho các bạn học của mình. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm. * Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: - Dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ. - Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều hình thức khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi. - Vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo, giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè. - Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm. * Đặc điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm - Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia. - Trẻ có được sự khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn. - Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề. - Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau. - Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ. 3/30
  4. - Tạo cơ hội và thời gian cho trẻ được học tập, cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để trẻ khám phá trải nghiệm và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu. Con người chỉ thích nghe những cái mà bản thân chưa biết, khám phá những điều chưa hiểu, trẻ em cũng thế chỉ tích cực khám phá, tìm tòi, thích học cái chưa có, nên muốn trẻ học tập tích cực giáo viên không dạy trẻ cái mà trẻ đã biết mà phải dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe. Sự cần thiết phải ĐMPPDH thì đã rõ, song để thực hiện được rộng khắp trong toàn ngành thật không đơn giản, nó đòi hỏi người giáo viên mầm non không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, mà còn phải tự mình vượt qua những thói quen đã ăn sâu, bám rễ. Nói như một vị cán bộ quản lý ngành: “Nó đòi hỏi thay đổi nhận thức về sự trao đổi chủ thể trong một tiết dạy và phục vụ cho điều ấy là biết bao công sức: Làm quen với công nghệ thông tin và những phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng được đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về kiến thức cũng như tâm lý học của trẻ Hãy nhìn vào những đôi mắt trẻ thơ! Chúng ta sẽ thấy sự háo hức, niềm khát khao hiểu biết vô bờ. Chúng đang mong đợi các cô giáo truyền cho cách tự phát hiện, chiếm lĩnh và sử dụng tri thức một cách tự nhiên nhất, giản đơn nhất và cũng khó quên nhất. Vậy thì, ĐMPPDH là một nhu cầu không thể thiếu, và mỗi cô giáo mầm non hãy nỗ lực hết mình !”. 2. Thực trạng vấn đề a. Thuận lợi: - Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. - Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc đổi mới hình thức phương pháp giáo dục trẻ. - Bản thân tôi là một giáo viên luôn yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ. - Đa số Phụ huynh rất nhiệt tình, quan tâm đến trẻ. - Trẻ đồng đều lứa tuổi. b. Khó khăn: - Bản thân trong những năm qua chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy. Tổ chức các hoạt động còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi. - Phương pháp tổ chức các hoạt động trong chương trình còn dựa vào bài soạn mẫu chưa sáng tạo thực hiện, còn cứng nhắc. 4/30