SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mẫu giáo Hướng Dương xã Trà Dơn huyện Nam Trà My

pdf 15 trang honganh1 15/05/2023 5740
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mẫu giáo Hướng Dương xã Trà Dơn huyện Nam Trà My", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuo.pdf

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mẫu giáo Hướng Dương xã Trà Dơn huyện Nam Trà My

  1. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mẫu giáo Hướng Dương xã Trà Dơn huyện Nam Trà My. 1. Mô tả bản chất của sáng kiến. - Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mẫu giáo Hướng Dương xã Trà Dơn huyện Nam Trà My. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Mô tả sáng kiến: + Các bước thực hiện giải pháp, cách thực hiện giải pháp Biện pháp 1.Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động đón trả trẻ Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào những giờ dạy và các hoạt động của giáo viên mà cần được lồng ghép và giáo dục ở mọi lúc, mọinơi. Chúng ta đều biết đặc thù của trẻ mẫu giáo là “ Học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ đến lớp cả ngày, ngoài các hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài trời, trẻ được chơi tự do, cô giáo là người thường xuyên quan sát trẻ, khi thấy trẻ có hành vi đẹp, cô kịp thời động viên trẻ, khi thấy trẻ có hành vi chưa đẹp, cô kịp thời uốn nắn.Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ, tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào bố mẹ để vào lớp học. Ví dụ: Vào giờ đón trẻ vào buổi sáng hoặc buổi chiều, trẻ quên chào cô tôi nhẹ nhàng nhắc trẻ: - Huy ơi, hôm nay cô thấy con chưa chào cô vào lớp rồi. - Nguyên ơi, con đã chào mẹ đi học chưa? Tôi cũng làm gương cho trẻ bằng việc chào ba mẹ hoặc ông bà của trẻ trước, gương mẫu trong ứng xử, giao tiếp với phụ huynh lịch sự, lễ phép để trẻ noi theo. (Hình ảnh 1) Biện pháp 2:Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ đượcthực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng lễ giáo vào vui chơi, đây là một biện pháp rất hiệu quả qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Từ đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. Ví dụ: Qua trò chơi phân vai - y tá - bác sĩ. Trò chơi: Bác sỹ ở góc phân vai. Bác sĩ biết ân cần thăm hỏi bệnh nhân:
  2. 2 - Bác ơi, bác đau ở chỗ nào? - Cháu có đau lắm không? - Cháu vén tay áo lên để bác tiêm cho cháu nào? Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân + Bác ơi, thuốc mỗi thứ bác uống 1 viên, ngày bác uống 2 lần trước lúc ăn. + Trước khi bôi thuốc bác phải rửa rửa sạch vết thương. Bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ. - Giờ chơi trẻ chơi đoàn kết với bạn bè, sẵn sàng nhường đồ chơi cho bạn hoặc rủ bạn cùng chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn. Thấy bạn khóc phải dỗ bạn, thấy bạn ngã phải đỡ bạn dậy. (Hình ảnh 2) Ví dụ: Trẻ chơi ở góc phân vai - Qua trò chơi gia đình:đóng vai bố, mẹ, và các con. Tôi hướng dẫn trẻ nhập vai chơi như: những trẻ làm con thì khi đi học phải biết thưa ba, mẹ đi học, ba mẹ gọi biết dạ,vâng. Trẻ làm bố, mẹ thì phải biết xưng hô chuẩn mực với các con. Trẻ làm anh,chị phải biết yêu thương nhường nhịn em như là: không dành đồ chơi của em (Hình ảnh 3) - Qua trò chơi bán hàng: Trẻ đóng vai người bán hàng và người mua hàng.Yêu cầu người bán hàng và người mua hàng phải giao tiếp nhẹ nhàng, đủ câu Ví dụ: - Người bán : Cô, chú hoặc anh, chị mua gì ạ? - Người mua: Bán cho tôi bó rau, quả trứng, trái hồng . Bao nhiêu tiền vậy chị ? - Người bán hàng nhận tiền không quên lời cảm ơn và mời anh (chị) lần sau ghé mua nữa nhé. (Hình ảnh 4) - Qua hoạt động góc cháu mạnh dạn hơn và thành thạo hơn trong giao tiếp, trong ứng xử với mọi người xung quanh. Qua giờ chơi, cô giáo dục cho trẻ khi nói phải niềm nở, rõ ràng, nói hết câu, không nói to, la hét, không nói tục. Khi nói với người lớn phải thưa gửi, dạ vâng, không nói trống không, không chỉ lắc và gật đầu, khi nói với bạn cần xưng hô tôi, mình và không xưng hô tao, mày. Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Từ đây trẻ lớp tôi đã hết nói trống không, nói câu thiếu chủ ngữ. Trẻ biết nóivà trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực.Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép, biết
  3. 3 nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè, tôi thấy vui mừng và tiếp tục áp dụng. Biệp pháp 3:Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động học Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non không phải là một hoạt động riêng biệt, nó được lồng ghép, tích hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ. Chính vì vậy mà việc giáo dục lễ giáo cho trẻ không có một khuôn mẫu nào. Tùy vào khả năngvà sự sáng tạo của mỗi giáo viên mà cho hiệu quả giáo dục khác nhau. Trong trường mầm non trẻ được thực hiện nhiều hoạt động: Hoạt động học tập có chủ đích, hoạt động vui chơi. Việc giáo dục lễ giáo thông qua các môn học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá. Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện, khám phá về môi trường xung quanh giúp cho trẻ có những cảm xúc vui vẻ, phát triển tư duy logic, phản ánh tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gần gũi đối với những người xung quanh, biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với mọi người, biết nhận ra cái thiện, cái ác. Chính vì vậy tôi đã lồng giáo dục lễ giáo vào các tiết học. Ví dụ: Qua hoạt động phát triển ngôn ngữ: bài thơ: “Phải là 2 tay” Bài thơ đã nói: Bạn nhỏ ngồi bên mẹ băn khoăn, bạn đã hỏi mẹ tại sao cái tăm nhỏ xíu mà lại đưa bằng hai tay. Mẹ đã trả lời với bạn là tuy cái tăm nhỏ, đưa bằng hai tay mới tỏ ra sự kính trọng với người bề trên. Cô giáo đàm thoại với trẻ: - Các con nhìn xem cô có cái gì đây? - Các con thấy cái tăm có nặng không? - Một tay các con có cầm được không? - Nhưng tại sao lại cầm bằng hai tay khi đưa cho người lớn? - Ở nhà, ăn cơm xong các con đã làm những việc gì? - Các con lấy gì cho ông, bà, bố,mẹ, các con đưa bằng mấy tay? Giáo dục trẻ khi đưa thứ gì đó cho người lớn tuổi phải cầm bằng hai tay và nói “Con mời ạ” *Bài thơ “Bó hoa tặng cô” Các bạn nhỏ đi hái hoa những bông hoa đồng đội để tặng cô giáo nhân ngày mồng 8 tháng 3. Các bạn xúc động không nói được lên lời chỉ nhờ những bông hoa nói hộ tình cảm của mình với cô giáo. Cô giáo rất cảm động trước tấm lòng của các con. - Hàng ngày các con đến lớp, ai đã dạy các con? - Cô giáo đã dạy các con điều gì? - Để tỏ lòng yêu quý cô giáo, hàng ngày các con làm gì? - Trong bài thơ, các bạn đi hái hoa tặng cô nhân ngày gì? - Khi tặng hoa cho cô, tình cảm của các bạn như thế nào? - Tình cảm của cô đối với các bạn như thế nào? - Khi tặng hoa cho cô, các con tặng bằng mấy tay?
  4. 4 Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết yêu quý, vâng lời, kính trọng cô giáo của mình. * Qua chuyện "Tích chu ". + Cô đàm thoại cùng trẻ: - Tích chu là cậu bé như thế nào? - Tích chu có yêu thương bà không? - Cuối cùng Tích Chu có nhận ra lỗi của mình không? - Tích chu đã làm gì khi nhận ra lỗi của mình? - Con có học tập bạn Tích Chu không ?Vì sao? Cô giáo dục trẻ lòng thật thà, chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh.Hay qua vở kịch “Ba cô gái” trẻ biết thể hiện những hành động xấu thờ ơ trước tin mẹ ốm nặng của cô cả và cô hai, còn hốt hoảng muốn chạy đến bên mẹ ngay của cô út khi nghe tin mẹ ốm, thái độ bẽn lẽn không giám nhìn ai khi 2 cô biến thành rùa và nhện.Qua đó trẻ thấy được sống phải biết yêu thương, kính trọng những người đã sinh ra mình không nên vì lợi ích cá nhân mà quên đi những người đã mang nặng đẻ đau để rồi phải chịu một hậu quả đáng tiếc xảy ra. Hoặc thông qua câu chuyện "Tấm Cám", cô giáo dục trẻ lòng thật thà, chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh. * Hoạt động Khám phá khoa học: “Khám phá về các loại quả” - Ai đã trồng và chăm sóc cây để có được các loại quả này? - Để có được các loại quả này, thì các bác nông dân làm những công đoạn nào? - Các con thấy công việc của các bác nông dân như thế nào? - Trước khi ăn quả thì các con phải làm gì? Qua lợi ích của các loại quả, cô giáo dục trẻ biết kính trọng người lao động, không ngắt lá bẻ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây để cây cho ta nhiều lợi ích. Trước khi ăn quả phải rửa sạch, gọt vỏ, ăn bỏ hạt. Cũng qua hoạt động khám phá khoa học tôi cũng mạnh dạn đưa chỉ số vào tiết dạy để đánh giá các hành vi của trẻ. Mở đầu cho bài dạy tôi xây dựng một câu chuyện đó là :“Chuyện của bé cún” câu chuyện kể về một bạn nhỏ rất ngoan biết giúp đỡ mẹ những công việc nhà, biết chào hỏi khi có khách đến nhà chơi, biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, và khi nhận được quà. Biết xin lỗi bạn, xin lỗi em khi mình mắc lỗi, từ đó dạy trẻ để trẻ thấy được những hành động nên và không nên. Sau đó cho trẻ được trải nghiệm qua các bức tranh và hình ảnh cô đã chuẩn bị để trẻ có thể hiểu sâu hơn những hành vi nào nên và những hành vi nào không nên để trẻ áp dụng vào cuộc sống. Từ đó để trẻ nhớ bài sâu hơn có thể tôi đưa ra các tình huống trên vào các slide trong khi chơi trò chơi để trẻ chọn đâu là tình huống nên làm hay tình huống đúng vì sao? Qua đó có thể đánh giá được sự nhận thức và các hành động trẻ thực hiện được qua cuộc sống hàng ngày. * Hoạt động phát triển thẩm mỹ:
  5. 5 Bên cạnh những hành vi đó giáo dục trẻ tình yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé qua hoạt động tạo hình "Vẽ người thân trong gia đình". Cô có thể đàm thoại cùng trẻ: - Gia đình cháu gồm có những ai? - Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau? Giáo dục trẻ biết kính trọng yêu quí ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé. Khi ở nhà biết quét nhà, nhặt rau, lấy nước, đem quần áo cho mẹ giặt và có ý thức thực hiện yêu cầu của người lớn. Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình. Biệp pháp 4: Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi: Ngoài giờ học, giờ chơi tôi còn lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua giờ sinh hoạt ngoài trời, giờ ăn, giờ ngủ. + Giờ sinh hoạt ngoài trời: Khi tổ chức cho các cháu chơi các trò chơi ngoài trời, tôi dặn dò các cháu không được chen lấn, xô đẩy nhau trong khi chơi. Giờ chơi các cháu phải đoàn kết với bạn bè, không được tranh giành đồ chơi. Nếu chẳng may có cháu nào làm bạn bị ngã tôi dạy cháu phải biết xin lỗi bạn khi mình làm sai. + Giờ ăn: Trước khi ăn tôi dạy trẻ phải biết mời cô mời bạn rồi mới ăn, khi ăn không được nói chuyện và làm rơi vãi cơm ra ngoài. Đến nay giờ ăn của lớp tôi đã đi vào nề nếp và trẻ có thói quen đến giờ ăn không cần cô nhắc, ngồi vào bàn ăn là tất cả cùng đồng thanh câu: “Mời cô mời các bạn cùng ăn cơm” (Hình ảnh 5) + Giờ ngủ: Khi trẻ ăn xong tôi cho trẻ vệ sinh cá nhân, sau 15 phút nghĩ ngơi tôi cho trẻ vào giường trước khi ngủ cho trẻ đọc bài thơ: Giờ đi ngủ Vào giường đi ngủ Không nghịch đồ chơi Không gọi bạn ơi Không cười khúc khích Không ai tinh nghịch Giơ chân, giơ tay Phải nằm cho ngay Mắt thì nhắm lại. (Hình ảnh 6) Biện pháp 5: Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ: Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội như ngày: “Tết trung thu”;” Ngày Nhà giáo Việt Nam”; “ Ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12”; “Bé vui đón tết”; “Ngày hội của bà của mẹ 8/3”.Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã cùng nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng đồng thời ôn lại truyền thống