SKKN Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường Mẫu giáo Trà Leng - Huyện Nam Trà My - Quảng Nam

pdf 14 trang honganh1 15/05/2023 4200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường Mẫu giáo Trà Leng - Huyện Nam Trà My - Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_quan_li_co_so_vat_chat_va_thiet_bi_day_hoc_o_truong_mau.pdf

Nội dung text: SKKN Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường Mẫu giáo Trà Leng - Huyện Nam Trà My - Quảng Nam

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Sở giáo dục đào tạo Quảng Nam; - Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở. Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau: 1. Họ và tên tác giả hoặc đồng tác giả: Trần Thị Hoàng Oanh 2: Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Trà Leng 3.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến – Nếu có: Trần Thị Hoàng Oanh 4.Tên sáng kiến: Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường mẫu giáo Trà Leng- Huyện Nam Trà My- Quảng Nam. 5.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : Tháng 9/2020 7. Hồ sơ đính kèm: + Hai (02) tập Báo cáo sáng kiến. + Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có). + Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến kèm Biên bản của Hội đồng sáng kiến và quyết định công nhận sáng kiến của cơ quan, đơn vị nơi tác giả đang công tác. Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Trà Leng, ngày 12 tháng 5 năm 2021 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
  2. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường mẫu giáo Trà Leng, Huyện Nam Trà My, Quãng Nam’’ 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Các giải pháp thực hiện: + Giải pháp 1: Nâng cao vại trò và trách nhiệm của người cán bộ quản lí trong công tác quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. + Giải pháp 2: Biện pháp chỉ đạo và thực hiện + Giải pháp 3:Nâng cao nhận thức về công tác quản lí cơ sở vật và thiết bị giáo dục cho cán bộ quản lí, đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên, các cháu học sinh trong nhà trường. + Giải pháp 4: kiểm tra và đánh giá + Giải pháp 5: Thái độ giao tiếp và ứng xử của người quản lý: + Giải pháp 6: Làm tốt công tác xã hội hóa. + Giải pháp 7: Công tác xây dựng đi đôi với tu sữa và bảo quản * Các bước và cách thực hiện : * Giải pháp 1: Nâng cao vại trò và trách nhiệm của người cán bộ quản lí trong công tác quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Người cán bộ qunr lý phải tự tìm tòi học tập, rút kinh nghiệm từ thực tế để có nhận thức đầy đủ cả lý luận và thực tiến về quản lý CSVC - TBDH; Xác định đúng trách nhiệm, quyền hạn, tư cách pháp nhân của mình trong công tác quản lí CSVC – TBDH. - Quản lí CSVC - TBDH đúng quy định của nhà nước, có đủ hồ sơ, sổ sách quản lí : Sổ tài sản gốc, sổ nhập-xuất, sổ theo dõi dử dụng thiết bị đồ dung đồ chơi, tranh truyện cho mượn, sổ theo dõi, bảo dưỡng. . .
  3. - Thường xuyên kiểm tra việc bảo quản, sử dụng CSVC - TBDH của nhân viên thiết bị và của giáo viên. -Thu thập và xử lí thông tin có liên quan đến CSVC - TBDH thông qua các tài liệu, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng. - Để quản lí được cơ sở vật chất và thiết bị dạy học người cán bộ quản lí phải có lòng nhiệt tình, có năng lực trong công tác quản lí, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao, giám nghĩ, giám làm. - Hiệu Trưởng chịu trách nhiệm chung thông qua phó hiệu trưởng và những người giúp việc. - Phó hiệu trưuởng có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng, bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường và triển khai kế hoạch do hiệu trưởng vạch ra, kiểm tra đôn đốc Giáo viên cán bộ công nhân viên của nhà trường trong việc việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học trong trường mầm non. - Khi lập kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cho nhà trường, p.hiệu trưởng cần phải căn cứ vào: + Quy định, yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho từng khối phòng, nhóm lớp, từng trẻ. + Nguồn kinh phí huy động được trong hoàn cảnh thực tiễn của nhà trường (khả năng đóng góp của PHHS, địa phương và các tổ chức xã hội ) + Nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học + Nhu cầu của PHHS. - Việc xây dựng CSVC của nhà trường là một quá trình lâu dài. Người cán bộ quản lí cần cần phải tính toán kỹ lưỡng để có kế hoạch trước mắt và lâu dài một cách thích hợp. Điều 12 của qui chế thiết bị dạy học trong trường Mầm Non và phổ thông qui định trách nhiệm của hiệu trưởng “Hiệu Trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị phân phối thiết bị dạy học theo qui định hiện hành của nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục thường xuyên kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học lập báo cáo lên cơ quan cấp trên - Để thực hiện nhiệm vụ trên người cán bộ quản lí phải là người không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao nghiệp vụ bản lĩnh người lãnh đạo, năng lực cho mục đích lớn tất cả vì sự nghiệp giáo dục. - Phối hợp cùng với chính quyền địa phương trong công việc bảo vệ cơ sở vật chất cà thiết bị dạy học,trành tình trạng mất cắp và bị phá phách khi vè nghĩ hè
  4. * Giải pháp 2: Biện pháp chỉ đạo và thực hiện - Trước hết phải thành lập ban quản lí cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục có sự phân công rõ rang: - Đầu năm học phải triển khai cuộc họp đưa ra kế hoach năm học mới tất cả Giáo Viên công nhân viên trong nhà trường phải thông nhất theo qui định - Phải đưa ra qui định và trách nhiệm cụ thể về trách nhiệm quản lí và sử dụng bảo quản và bảo vệ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tất cả giáo viên phải nắm vững nội qui qui định này. - Phân công Giáo Viên đứng lớp tiếp nhận phòng học, lớp học khi Giáo Viên nhận lớp phải có biên bản bàn giao cơ sở vât chất, thống kê đầy đủ số lượng, chất lượng tất cả tài sản trong lớp. Giáo Viên và các cháu học sinh có trách nhiệm sử dụng bảo quản, bảo vệ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong suốt năm học của lớp mình phụ trách, nếu xảy ra mất mát hư hỏng phải chiụ trách nhiệm với nhà trường - Trong quá trình sử dụng dạy học và khi kết thúc hoạt động học người cán bộ quản lí phát hiện Giáo Viên không tắt quạt, tắt điện, đóng cửa số thì phải nhắc nhở kịp thời, nếu nhiều lần không nghe thì có biện pháp sử lí. - Với thiết bị dạy học phải sắp xếp khoa học, phải có tủ đựng, khi giáo viên dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ tài sản, trang thiết bị dạy học để giáo dục cho các cháu, tuyên dương khen thưởng cho các cháu khi có hành vi tốt trong công việc bảo quản tài sản chung, trang thiết bị dạy học. - Giáo viên khi sử dụng thiết bị dạy học thì phải lập phiếu mượn thiết bị dạy học có chữ kí và phê duyệt của ban giám hiệu, lập thành hai phiếu, một phiếu được dán ở phòng hội đồng để theo dõi và kiểm tra v à cán bộ thiết bị để tiện việc theo dõi cho mượn . - Lập hệ thống sổ sách đầy đủ sổ đăng kí mượn, sổ mượn, trả sách thiết bị , sách tham khảo có liên quan đến chuyên môn, lưu giữ các hồ sơ kiểm tra kiểm kê - Thời gian làm việc của cán bộ thư viện phải gắn với các hoạt động chuyên môn trong nhà trường - Cán bộ phụ trách cần phân loại sắp xếp và bảo quản tốt các loại sách ,đồ dùng thiết bị sao cho dễ cho mượn ,dễ tìm - Lên kế hoạch tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học cho tất cả giáo viên trong nhà trường, khuyến khích Giáo viên tham gia dự thi, tổ chức chấm công bằng khách quan để khen thưởng kịp thời, những đồ dùng dạy học có chất lượng tố phải được lưu giữ và sữ dụng.Qua cuộc thi giúp cho Giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn
  5. nhau trong việc làm đồ dùng dạy học và đó cũng là tiêu chí để đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm - Tăng cường các cuộc thi cho bé như cuộc thi “Bé tài năng,’’ “Bé khéo tay’’ trong các cuộc thi đó lồng ghép giáo dục khuyến khích các cháu bảo quản đồ dùng dạy học . - Ban Giám Hiệu chỉ đạo chuyên môn xây dựng qui định cụ thể Giáo Viên sử dụng thiết bị dạy học theo dúng qui chế chuyên môn tăng cường trách nhiệm của cán bộ Giáo Viên trong việc sử sụng thiết bị dạy học . - Nhà trường cần cấp một khoàn kinh phí nhỏ để phụ cấp cho Giáo Viên hoạt người phụ trách thiết bị để động viên khuyến khích họ nhiệt tình hơn, có trách nhiệm hơn trong công việc - Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục vận động các ban ngành đoàn thể đặt biệt là hội phụ huynh học sinh tham gia xây dựng cơ sở vật chất đặt biệt là thiết bị dạy học - Sau một thời gian sử dụng nếu thiết bị dạy học bị hư hỏng thì hiệu trưởng phải chỉ đạo việc thanh cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo cơ chế thanh lí tài sản theo qui định. * Giải pháp 3: Nâng cao nhận thức về công tác quản lí cơ sở vật và thiết bị giáo dục cho, đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên , các cháu học sinh trong nhà trường. - Thứ nhất người cán bộ quản lí phải là người đầu tiên nhận thức đúng dắn và đầy đủ về ý nghĩ của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Như vậy người cán bộ quản lia phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn có sự hiểu biết về chuyên ngành phụ trách - Cần tham gia bồi dưỡng cán bộ quản lí, hội thảo về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học - Người cán bộ quản lí phải nắm vững các văn bản chỉ đạo những qui định thông tư về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, qui chế qui định dạy học ở trường Mầm Non. - Có điều kiện tham quan học tập các trường trong tỉnh có cơ sở vật chất tốt và có phương pháp quản lí cơ sở vật chất ddảm bảo . - Thứ hai đối với Giáo Viên bước vào năm học mới người cán bộ quản lí phải lên kế hoạch cho Giáo Viên học tập các nghị quyết, luật giáo dục, điều lệ qui chế trường Mầm Non, qui chế thiết bị trong trường Mầm Non. - 100% cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường tham gia học lớp chính trị hè do huyện ủy tổ chức .
  6. - Tăng cường công tác quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các buổi họp chuyên môn, các buổi chuyên đề, thao giảng - Người cán bộ quản lí cần phải động viên khuyến khích Giáo Viên tự nghiên cứu nâng chuẩn để nâng cao trình độ chuyên môn . - Thứ ba đối với học sinh Mẫu Giáo ý thức của cháu chưa có phải dựa vào sự dạy dỗ tuyên truyền khi dạy các hoạt động cho trẻ phải lồng ghép giáo dục trong tất cả mọi hoạt động, các hoạt động học vui chơi và học của cô giáo + Vi dụ: Dạy hát bài “Em yêu trường em’’ lồng ghép giáo dục yêu trường yêu lớp bảo vệ trường lớp sach đẹp + Trong giờ hoạt động góc sau khi cô và trẻ chơi xong phải nhắc nhở trẻ có thói quen xắp xếp đồ dung đồ chơi vào các góc cho ngay ngắn, gọn gang không được vứt bỏ lung tung dần dần hình thành cho trẻ thói quen biết bảo quản đồ dung đồ chơi sau mỗi hoạt động vui chơi và học tập của trẻ ở trường mầm non - Tổ chức các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc cho các cháu vui chơi từ đó nảy sinh ý thức bảo vệ trường lớp. - Đầu năm người cán bộ quản lí đưa ra các tiêu chí để đăng kí thi đua “ Lớp tiên tiến’’ “lớp sạch đẹp’’ để cuối năm tổng kết khen thưởng động viên khích lệ cho cô các cháu. * Giải pháp 4 : kiểm tra và đánh giá - Trong quá trình quản lí cơ sở vật chất và thiết bị dạy học giáo dục cần phải thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra - Thứ nhất có thể kiểm tra đột xuất để phát hiện đánh giá chính xác giáo viên trong công tác quản li cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đây cũng là biện pháp giúp cho giáo viên có được sự tự giác trong công việc bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học - Kiểm tra định kì cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, phối hợp với tổ trưởng chuyên môn kiểm tra tài sản của lớp trang thiết bị dạy học đư vào chỉ tiêu đánh giá thi đua của trường . - Cuối năm khi nghĩ hè phải bàn giao cơ sở vật chất cho cán bộ thôn nóc ở các điểm dạy, có biên bản kèm theo nếu như hư hỏng thì phải có biện pháp khắc phục. - Tổ chức đánh giá cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục khen thưởng động viên kịp thời những người lam công tác thiết bị giáo dục * Giải pháp 5: Thái độ giao tiếp và ứng xử của người quản lý: Trong công tác quản lí luôn chú ý xây dựng mối quan hệ giáo viên với giáo viên, giáo viên với cán bộ quản lý, cán bộ quản lý với cán bộ quản lý. Kịp thời giải