Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ Giáo dục âm nhạc

doc 27 trang Minh Hường 20/08/2023 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ Giáo dục âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_van_don.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ Giáo dục âm nhạc

  1. Mục lục Số TT Nội dung Trang A Đặt vấn đề 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích, đối tượng phạm vi nghiên cứu 3 3 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 3 B Giải quyết vấn đề 4 I Cơ sở lý luận 4 II Cơ sở thực tiễn 5 III Một số biện pháp thực hiện 6 Biện pháp 1 Tạo môi trường âm nhạc giàu tính thẩm mỹ 6 Biện pháp 2 Làm mẫu vận động thật diễn cảm và chính xác 9 Biện pháp 3 Sửa sai trong quá trình luyện tập. Động viên, 12 khuyến khích, khen ngợi trẻ Biện pháp 4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học 15 Biện pháp 5 Sử dụng trò chơi âm nhạc 17 Biện pháp 6 Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi 19 IV Kết quả 24 C Kết thúc và kiến nghị 26 I Kết luận 26 II Các khuyến nghị và đề xuất 27 1
  2. A.ĐẶT VẤN ĐỀ ( Lý do chọn đề tài) Có thể nói, ở trong trường mầm non, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ vận động theo nhạc, tôi nghiên cứu và tìm tòi sách vở, tài liệu để tìm ra những biện pháp giúp trẻ hứng thú để tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất. Và đây cũng là lý do tôi thực hiện đề tài : “Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ GDÂN”. 2
  3. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1, CƠ SỞ LÝ LUẬN Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển thể chất và xúc cảm cũng như tình cảm thẩm mỹ của trẻ, từ đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Khi trẻ chào đời, trong những năm đầu tiên, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe Âm nhạc vẫn rất còn mờ hồ và những động tác biểu hiện cảm xúc theo nhịp điệu của bài hát còn rất ít( có thể là không có). Nhưng khi bước vào độ tuổi bắt đầu đi học , đó là độ tuổi 3-4 tuổi trẻ đã có những chuyển biến tích cực. Trong những hoạt động như: Biểu diễn văn nghệ, học lớp năng khiếu múa , trẻ bước đầu đã biết cảm nhận giai điệu của âm nhạc cũng như làm những động tác theo nhạc của bài hát dưới sự hướng dẫn của cô. Và đặc biệt là giờ vận động theo nhạc , đây là một trong những hình thức hoạt động âm nhạc của trẻ, trẻ được cô hướng dẫn rất kỹ các động tác theo nhịp điệu âm nhạc. Thường là những động tác đơn lẻ như: đung đưa, lắc lư, dậm chân, vẫy tay, gật gù, vỗ tay Các động tác vỗ tay, dậm chân, lắc lư có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp của bài hát và được tiến hành khi trẻ đã thuộc bài hát. Vì vậy khi dạy tiết vận động theo nhạc, cô cần dạy theo đúng phương pháp, làm mẫu thật chuẩn xác, diễn cảm. Cô cần hoà mình vào với trẻ, coi trẻ như người bạn, để mở ra một không khí vui vẻ, lôi cuốn, thu hút trẻ vào hoạt động của cô. Nhu vậy trẻ sẽ chú ý cô làm mẫu cũng như nghe theo lời cô, từ đó trẻ sẽ nhanh nhớ được các động tác, thể hiện được các động tác theo đúng nhịp điệu của bài hát. Như vậy tiết học sẽ đạt được kết quả cao cũng như giúp trẻ hình thành kỹ năng vận động theo nhạc một cách tốt nhất. Đồng thời sẽ từng bước hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng như tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn. 2, THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi: 3
  4. - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất, yêu nghề và rất nhiệt huyết. - Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm dụng cụ âm nhạc cho trẻ, tạo điều kiện cho lớp được sử dụng đồ dùng hiện đại như đàn Oocgan, ti vi , đầu băng - Bản thân tôi là một giáo viên mới về trường công tác và được Ban giám hiệu nhà trường cũng như các chị em đồng nghiệp giúp đỡ cũng như chỉ bảo tận tình tạo mọi điều kiện để về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng dạy học. - Lớp tôi có 2 đồng chí: cả 3 đồng chí cùng có năng khiếu hát và múa - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn.Chúng tôi thường xuyên được đi học bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục. Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề của trường, dự các tiết kiến tập của trường, tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ. - Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều. - Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ, yêu thích hoạt động âm nhạc. 2. Khó khăn: Việc gì thì cũng có hai mặt. Ngoài những mặt thuận lợi mà tôi đã nêu ở trên, thì bản thân tôi cũng gặp một số khó khăn: - Vào đầu năm học thì hầu hết 100% các cháu mới đi học, nên các cháu còn nhút nhát,chưa mạnh dạn và hầu như là chưa có kiến thức âm nhạc. - Trẻ ở nhà vẫn quen được chiều chuộng nên chưa có nề nếp, thói quen. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Biện pháp 1:Tạo môi trường âm nhạc giàu tính thẩm mỹ Môi trường tổ chức âm nhạc giàu tính thẩm mỹ là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần vào việc tạo ra một không khí âm nhạc hứng khởi, từ đó sẽ khơi gợi , kích thích và duy trì sự hứng thú của trẻ trong quá trình tham gia vào hoạt động. Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi, trẻ rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. * Bố trí khu vực tổ chức hoạt động và chuẩn bị đồ dùng dụng cụ âm nhạc đầy đủ: 4
  5. - Tôi đã lập kế hoạch để chuẩn bị, sắp xếp bố trí không gian hoạt động cho trẻ thật phù hợp, hấp dẫn, thu hút và lôi cuốn trẻ để trẻ có thể hoạt động 1 cách thoải mái nhất. - Sử dụng các đồ dùng điện tử hiện đại như: Tivi, đàn oocgan, máy vi tính, đầu đĩa Ảnh góc âm nhạc - Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy. - Và một điều không thể thiếu , góp phần làm cho tiết học hấp dẫn và hứng thú hơn đó là các dụng cụ âm nhạc. Ngoài các dụng cụ âm nhạc mua sẵn như: sắc xô, trống, phách, kèn .Tôi còn làm những đồ dùng tự tạo như: + Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau. + Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt, vỏ sữa chua để làm trống, xúc xắc. + Lõi của cuộn chỉ to và bóng nhỏ để làm micro + Vỏ hộp bánh hình tròn để làm trống + Dây dứa các màu: vàng, xanh, đỏ để làm quả bông + Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay. 5
  6. + Mút xốp , bìa cứng làm mũ múa v.v Các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều màu sắc đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất. * Tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái, vui vẻ: - Trước khi đi vào nội dung chính của tiết học, cô dẫn dắt trẻ một cách tự nhiên, vui vẻ, chủ động với một thái độ nhẹ nhàng, thân thiện để lôi cuốn trẻ vào hoạt động của cô. + VD: Khi cho trẻ VĐTN bài hát “ Đố bạn” - Vào bài: Cô cho trẻ quan sát hình ảnh con voi - Cô hỏi trẻ:+ Đây là con gì? + Con voi là động vật sống ở đâu? + Ngoài con voi các con còn biết con vật nào cũng sống trong rừng không? + Có một bài hát nói về con voi đấy. Các con con nhớ đó là bài hát nào không? 6
  7. Cô và trẻ vận động theo bài “ Đố bạn” 2. Biện pháp 2: Làm mẫu vận động thật diễn cảm và chính xác -Trước khi dạy trẻ VĐTN cô cô cần làm mẫu để trẻ có thể quan sát một cách tổng thể, trọn vẹn tất cả các động tác từ đầu đến cuối của bài hát. Các động tác của cô phải thuần thục, phối hợp các động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển, đẹp mắt phù hợp với nội dung cũng như giai điệu của bài hát. - Khi vận động mẫu cô cần chú ý đến nét mặt, cử chỉ, ánh mắt thể hiện tình cảm và có sự giao lưu với trẻ. - Đối với lứa tuổi 3-4 tuổi cô các động tác vận động mẫu cần đơn giản, rõ ràng và biểu cảm. + Dạy VĐTN “ Vỗ tay theo phách” : Vỗ vào một cái và mở ra Ví dụ: Trong bài hát “ Cá vàng bơi ” có câu: Hai vây xinh xinh cá vàng bơi trong bể nước. Vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ 7
  8. Cô dạy trẻ vỗ tay theo phách + Dạy vận động minh hoạ: Múa theo nhịp điệu của bài hát Ví dụ: Vận động minh hoạ bài hát “ Chú gà trống gọi” - Phần dạo nhạc đầu: Hai tay chống hông và nhún nhảy - Động tác 1: “ó ó o ó ò, tiếng chú gà trống gọi”: Hai tay trẻ đưa lên miệng giả tiếng gà gáy - Động tác 2: “Đập cánh, gáy vang, ò ò o o” :Hai tay đập vào hai bên người sau đó đưa hai tay lên miệng giả vờ làm tiếng gáy - Động tác 3: “Nắng đã lên sáng rồi, tiếng gáy vang khắp trời”: Hai tay đưa lên trên qua đầu - Động tác 4: “Gọi chú bé mau, dậy bước ra sân, nhịp trống hô vang, một hai một hai”: Nghiêng người sang hai bên, đồng thời chân bước một hai và vung tay 8
  9. Cô dạy trẻ vận động minh họa Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực vận động , tôi có thể cho trẻ vận động dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau: + Lần 1: Trẻ múa theo đội hình chữ U + Trẻ múa theo đội hình vòng tròn + Trẻ múa theo từng tổ, nhóm. + Cá nhân múa. 9
  10. Trẻ đứng theo đội hình vòng tròn để vận động cùng cô + Dạy VĐTN: Nhún nhảy, lắc lư, dậm chân, đung đưa theo bài hát Ví dụ: Vận động theo nhịp bài hát “ Bé thật là ngoan” - Lần 1 : hai tay chống hông, dậm chân từng bên một\ - Lần 2 : hai tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên - Lần 3 : đưa tay ra trước từng bên một 10
  11. Cô dạy trẻ vận động theo nhịp 3. Biện pháp 3: Sửa sai trong quá trình trẻ luyện tập. Động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ. - Trong quá trình trẻ luyện tập, cô cần chú ý quan sát trẻ vận động và sửa sai cho trẻ kịp thời. Như vậy sẽ giúp trẻ có những kỹ năng vận động đúng, giúp cho tiết học đạt được kết quả cao. Thường thì trình tự sửa sai động tác từ trên xuống cuối bài. Khi sửa sai, nếu các động tác khó thì cô cần phải dùng lời kết hợp với các hình ảnh gần gũi với trẻ để giải thích cho trẻ hiểu - Mỗi một hình thức vận động theo nhạc lại có những cách sửa sai khác nhau: * Với hình thức vận động minh hoạ bài hát: Nếu trẻ thực hiện chưa đúng, cô làm mẫu lại động tác, sau đó cho trẻ thực hiện lại từ đầu bài hát theo cô hoặc thực hiện cùng tổ, nhóm. Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ vận động minh hoạ bài hát “Múa cho mẹ xem”, trẻ múa sai ở câu “Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem”. Tôi sẽ nói: 11