Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tuyên truyền các bậc cha mẹ phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ

doc 10 trang sangkien 11120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tuyên truyền các bậc cha mẹ phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_tuyen_truyen_cac_bac_cha_me.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tuyên truyền các bậc cha mẹ phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ

  1. sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp tuyên truyền các bậc cha mẹ phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ A. Đặt vấn đề: - Giáo dục mầm non là bậc học khởi đầu của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. - Pháp lệnh về bảo vệ chăm sóc trẻ em của nhà nước ta đã khẳng định: "mọi trẻ em sinh ra đều được bình đẳng và được hưởng quyền chăm sóc và giáo dục của gia đình và cộng đồng". Với tinh thần đó trường mầm non phải có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ đến cho các bậc cha mẹ. Việc tuyên truyền được tiến hành với nhiều nội dung và hình thức phong phú. Trường mầm non, các cô giáo mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền trực tiếp cho các bậc cha mẹ. - Để làm được chức năng tuyên truyền cho các bậc cha mẹ, các cô giáo phải nắm vững mục đích của việc tuyên truyền là giúp cho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về công tác giáo dục mầm non, biết vận dụng những hiểu biết của mình vào việc phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ. B. Giải quyết vấn đề: I. Cơ sở lí luận: - Tuyên truyền các bậc cha mẹ phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng ở trường mầm non nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục. - Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự liên kết giữa nhà trường, lớp mầm non và cha mẹ nhằm chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt: thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, giáo dục cá biệt tạo điều kiện tối ưu cho việc thực hiện. - Tuyên truyền các bậc cha mẹ tham gia vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ tạo được sự thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp học cũng như gia đình, tránh được mâu thuẫn về phương pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất, nhân cách tốt ở trẻ. II. Cơ sở thực tiễn: - Hiện nay trong các trừơng mầm non công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ phối kết hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. - Nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phong phú đa dạng về hình thức, chưa có sức thuyết phục các bậc cha mẹ tham gia vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 1
  2. - Nhận thức của một số bộ phận các bậc cha mẹ về trang bị kiến thức cơ bản cho trẻ ở lứa tuổi mầm non cồn hạn chế, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ chưa thống nhất nên dẫn đến sự mâu thuẫn những thói quen, kiến thức mà trẻ đã được tiếp thu ở trường. - Để tạo được sự thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức chăm sóc giáo dục trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ, công tác tuyên truyền hướng dẫn kiến thức khoa học chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ là một việc làm cần thiết góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Giải pháp tuyên truyền các bậc cha mẹ phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ" III. Thực trạng: 1. Thuận lợi: - Là địa phương có truyền thống hiếu học luôn dẫn đầu trong mọi phong trào văn hoá xã hội. - Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục, sự phối kết hợp giữa các đoàn thể với nhà trường trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dưỡng trẻ chưa triển khai đồng bộ, hợp lí. - Trường đạt chuẩn quốc gia nên có đủ mọi điều kiện để thực hiện tốt hoạt động dạy và học, chất lượng giáo dục được nâng lên năm sau cao hơn năm trước. - Nhận thức của phụ huynh về bậc học được nâng lên về mọi mặt, nhu cầu cho con đến trường để được nuôi dạy theo khoa học ngày càng tăng. - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, tận tâm với các cháu, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực trong chuyên môn. 2. Khó khăn: - Thu nhập của phụ huynh chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư cho việc học của trẻ còn nhiều hạn chế. - Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phối kết hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, còn coi đó là nhiệm vụ của nhà trường. IV. Các giải pháp thực hiện: - Xác định sự phối kết hợp với các bậc cha mẹ sẽ tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần qua đó tuyên truyền hướng dẫn kiến thức khoa học chăm sóc giáo dục trẻ cho phụ huynh giúp họ hiểu được công việc của giáo viên mầm non và giáo viên cũng hiểu được hoàn cảnh, điều kiện sống của trẻ ở gia đình cho nên tôi đã đầu tư nghiên cứu tìm ra các giải pháp để tích cực tạo ra các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. 1. Lựa chọn nội dung phù hợp để phối kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ: a. Phối hợp với cha mẹ trong việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ: - Trong thời điểm tuyển sinh phối hợp với trạm y tế tiến hành kiểm tra sức khoẻ ban đầu cho trẻ, phát hiện những trẻ bị bệnh, những cháu bị suy dinh dưỡng 2
  3. và bệnh béo phì, trực tiếp gặp bố mẹ trao đổi và thống nhất các giải pháp để điều trị cho những cháu bị bệnh, có chế độ ăn thích hợp cho những cháu suy dinh dưỡng và mắc bệnh béo phì. - Chia sẻ với các bậc bố mẹ các kiến thức sơ đẳng về bữa ăn hợp lí có đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển bình thường cho trẻ. - Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch đưa ra các biện pháp chăm sóc trẻ, thống nhất với giáo viên cùng triển khai thực hiện: + Tuyên truyền phụ huynh đóng góp tiền ăn (thay đổi theo yêu cầu thực tế của giá cả). + Xây dựng góc tuyên truyền ở trên sân trường với nhiều nội dung và hình thức hấp dẫn gây được sự chú ý của phụ huynh. + Yêu cầu phụ huynh kiểm tra chất lượng bữa ăn cho trẻ, đóng góp ý kiến xây dựng thực đơn phù hợp với trẻ. + Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền ở trước mặt lớp với nhiều hình thức hấp dẫn: • Thực đơn trong ngày của bé được cách điệu với hình vẽ các loại thực phẩm phù hợp với bữa ăn đủ chất trong ngày cho trẻ. • Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh được cách điệu dưới các hình con vật ngộ nghĩnh. • Theo dõi sức khoẻ trẻ trên biểu đồ, thông báo để phụ huynh nắm được sự chuyến biến về sự phát triển của trẻ. b. Phối hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình giáo dục: - Căn cứ vào các chủ điểm giáo viên trực tiếp trò chuyện, thông báo qua bảng với các bậc cha mẹ về các nội dung cần kết hợp. Ví dụ: Chủ điểm gia đình: + Yêu cầu bố mẹ cung cấp cho trẻ những kiến thức về gia đình mình: các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên, tình cảm và trách nhiệm của mọi người trong gia đình với nhau, trẻ biết được công việc hàng ngày của ông bà bố mẹ, trẻ biết được địa chỉ của gia đình, trẻ biết được trong gia đình mình có những loại đồ dùng gì, cách bảo quản và sắp xếp sử dụng đồ dùng đồ chơi như thế nào cho hợp lí + Yêu cầu bố mẹ cùng hỗ trợ một số đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cho lớp học như: tranh ảnh, sách báo, sách chuyện có nội dung về gia đình, các loại băng đĩa về các ngày lễ trọng đại của gia đình như: ngày cưới, ngày lễ sinh nhật, ngày tết , các loại phế liệu: hộp xà phòng, can hỏng, lon nước ngọt + Bố mẹ tham gia trực tiếp vào các hoạt động của trẻ tại lớp: tổ chức lễ sinh nhật cho trẻ, làm đồ chơi cùng trẻ, tham gia các ngày lễ ngày hội và các sự kiện đặc biệt cùng trẻ, cùng đi tham quan với trẻ. 3
  4. Ví dụ: Chủ điểm nghề nghiệp: + Yêu cầu bố mẹ cung cấp cho trẻ những thông tin về nghề nghiệp của bố mẹ và người thân trong gia đình. + Trò chuyện với trẻ về sản phẩm, công cụ đặc trưng của một số nghề. + Cho trẻ xem phim, xem tivi, giải thích cho trẻ về các nghề qua đó giáo dục cho trẻ biết tôn trọng và yêu quý sản phẩm mà các nghề đã tạo ra. + Yêu cầu bố mẹ đóng góp tranh ảnh, sách báo, băng đĩa giới thiệu các ngành nghề trong xã hội. - Phối kết hợp với bố mẹ kiểm tra đánh giá trẻ qua các chủ điểm: + Trước khi kết thúc một chủ điểm lựa chọn thời điểm thích hợp tổ chức mời bố mẹ dự giờ dạy mẫu, giờ thao giảng của các giáo viên và quan sát các hoạt động khác trong ngày của trẻ, tham gia đánh giá chất lượng giáo dục trẻ bằng phiếu trắc nghiệm. - Phối hợp với bố mẹ đóng góp ý kiến cho cô giáo và nhà trường về các vấn đề sau: + Tình hình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, ở lớp về sự tiến bộ, sự bất thường của trẻ. + Chân thành góp ý về thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của cô giáo đối với trẻ, phụ huynh. + Chế độ ăn của trẻ so với mức đóng góp theo thực tế có đảm bảo không? + Môi trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dồ dùng đồ chơi đã đáp ứng được cho hoạt động dạy và học hay chưa? - Tuyên truyền vận động bố mẹ tham gia xây dựng cơ sở vật chất: + Đóng góp xây dựng cải tạo trường lớp theo sự tự nguyện và thoả thuận, đóng góp theo lòng hảo tâm như: tặng quà kỉ niệm cho trường, cho lớp tuỳ theo điều kiện thực tế của phụ huynh. Những nội dung: Một ngày của bé, vệ sinh cá nhân trẻ, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tiêm chủng và phòng bệnh nguy hiểm cho trẻ được lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động một cách nhuần nhuyễn, hợp lí. Yêu cầu giáo viên triển khai phù hợp với từng chủ điểm, chủ yếu là động viên khuyến khích phụ huynh tự nguyện tham gia và đã thu hút sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh. 2. Sử dụng các hình thức linh hoạt để thực hiện nội dung: Sau khi đã lựa chọn nội dung phù hợp thì việc sử dụng các hình thức và biện pháp một cách linh hoạt là yếu tố quan trọng để thực hiện nội dung trong công tác phối hợp một cách có hiệu quả thiết thực. a. Thông qua các cuộc họp, hội nghị: - Tổ chức họp phụ huynh đầu năm thành lập hội cha mẹ học sinh gồm có đại diện phụ huynh trưởng của các lớp, thông qua nội dung, yêu cầu hội cha mẹ học sinh cùng phối hợp thực hiện. 4
  5. + Căn cứ vào kế hoạch năm học, kế hoạch từng tháng đã được ban giám hiệu vạch ra thông qua hội cha mẹ học sinh xin ý kiến. + Nhà trường thông báo và thống nhất với các bậc cha mẹ về nội quy, quy định của nhà trường để phối hợp thực hiện. • Quy định giờ đón trả trẻ. • Thực hiện chế độ đóng nộp theo lịch của nhà trường đề ra. • Đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ. • Kí cam kết với giáo viên thực hiện nghiêm túc cuộc vận động hai không với bốn nội dung do nhà trường triển khai. + Chỉ đạo giáo viên hội cha mẹ học sinh theo dõi kết quả việc thực hiện nội quy, quy chế, sơ kết rút kinh nghiệm thường xuyên và có biên bản, nhật kí ghi lại những tồn tại để có hướng khắc phục. - Kết hợp tuyên truyền ở các cuộc họp phụ nữ, họp khối phố, tận dụng khoảng thời gian thuận lợi lựa chọn nội dung, trình bày kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, kết hợp sử dụng tranh ảnh, đồ vật, đồ chơi để minh hoạ. Sử dụng những kinh nghiệm của bản thân để giới thiệu với các bậc cha mẹ một số mẹo nhỏ trong việc hình thành thói quen, kĩ năng cho trẻ. Trong quá trình trò chuyện, trao đổi, lựa chọn những câu chuyện, tình huống có thực trong cộng đồng để điều chỉnh những nhận thức lệch lạc của các bậc cha mẹ trong chăm sóc giáo dục trẻ. Ví dụ: Trẻ thực hiện kĩ năng thao tác rửa tay theo giáo viên hướng dẫn thì bố mẹ không đồng ý và không cho trẻ thực hiện theo đúng theo đúng các thao tác mà cô đã hướng dẫn. Ví dụ: Trẻ tham gia tưới cây, chơi với cát, nước, bố mẹ quát mắng không cho chơi. - Khi trò chuyện với các bậc cha mẹ cần phải tạo bầu không khí cởi mở, chân tình và tự nhiên, giải thích những gì họ còn băn khoăn chưa rõ. Phải hết sức tôn trọng kinh nghiệm nuối dạy con của các bậc cha mẹ dù là nhỏ. Cần có cử chỉ thân mật đúng mực, tạo cho khoảng cách giữa cô giáo và cha mẹ gần gũi hơn, tỏ ra thông cảm tạo cho cha mẹ yên tâm tin tưởng. Trong khi nói chuyện hãy khuyên các bậc cha mẹ chứ không được ra lệnh, lời khuyên phải cụ thể, phù hợp và được minh chứng bằng một số việc làm cụ thể. Khuyến khích các bậc cha mẹ có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy con cùng trình bày ý kiến của mình để phá đi các thói quen, tập quán lạc hậu của một số người trong chăm sóc giáo dục con. b. Kết hợp trong các đợt kiểm tra sức khoẻ trẻ: - Tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ mỗi năm hai lần kết hợp với trạm y tế phường giải thích tình trạng sức khoẻ cụ thể của từng trẻ và có lới khuyên với từng cha mẹ cần chăm sóc con như thế nào cho tốt để khắc phục tình trạng sút kém sức khoẻ của con. - Sau mỗi đợt khám sức khoẻ định kì giáo viên phải tổng kết được số cháu trong lớp còn có tình trạng không tốt về sức khoẻ để phối hợp với các bậc cha mẹ đưa ra giải pháp khắc phục. 5