Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non

doc 30 trang sangkien 05/09/2022 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non

  1. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận: Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ. Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cức và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Như chúng ta biết về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác. Trong vòng vài năm gần đây, các nhà giáo dục trẻ tiền tiểu học và các nhà nghiên cứu tâm lý đã tìm ra các trở ngại phát triển của trẻ mà làm chậm khả năng cũng như hạn chế tình trạng tâm lý tích cực ở trẻ. Một trong những trở ngại chính đó là khả năng về kỹ năng sống. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp một. Sáng kiến kinh nghiệm 1 2015 - 2016
  2. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề một cách cơ bản, một cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổinhững hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp. 2. Cơ sở thực tiễn: Câu thành ngữ: “ Tiên học lễ, hậu học văn” của ông cha ta từ ngàn xưa đã để lại đến bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trường học. Lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người. Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ. Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi các nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội. Song trên thực tế việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm 2 2015 - 2016
  3. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau. Giải quyết phải xuất phát từ trẻ. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi đạt hiệu quả. Qua thời gian thực hiện tôi đã tích luỹ được một vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non”. II. MỤC ĐÍCH – ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích của sáng kiến: - Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. - Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các hoạt động. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non trong hiện tại và những năm tiếp theo. - Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành cho trẻ những phẩm chất cơ bản, bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển giúp trẻ tự tin khi bước chân vào trường tiểu học. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài được thực hiện trong phạm vi lớp học có 30 trẻ tại lớp 5 – 6 tuổi trong trường mầm non. 3. Phạm vi thực hiện đề tài: - Từ tháng 9/2015 đến tháng 5/ 2016 đề tài được thực hiện tại lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) trong trường mầm non Sáng kiến kinh nghiệm 3 2015 - 2016
  4. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non B – NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN I. KHẢO SÁT CỦA THỰC TẠI: Năm học 2015- 2016 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi với tổng số cháu là 30 cháu. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, từ đó tôi chọn lọc biện pháp giáo dục cho phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi : - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất. - Ban giám hiệu luôn quan tâm tới chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thưc tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mội điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. - Giáo viên trong lớp đoàn kết cùng đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. - Hai giáo viên trên lớp nắm vững phương pháp, có trình độ chuẩn, có sự nhiệt tình chia sẻ, phối hợp với nhau và luôn quan tâm tới trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ. - Là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tận tình với công việc. Tôi thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 2. Khó khăn: - Chưa có nhiều tài liệu sách báo về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo. - Giáo viên có nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Không gian lớp hẹp nên còn khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động. - Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết phù hợp theo độ tuổi. II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM: Trước khi khảo sát đề tài tôi tiến hành khảo sát các kỹ năng sống trên trẻ, với số lượng là 30 trẻ: Sáng kiến kinh nghiệm 4 2015 - 2016
  5. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non Stt Kỹ năng sống Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Tính tự tin 15 50% 15 50% 2 Kỹ năng hợp tác 16 53,5% 14 46,5% 3 Kỹ năng giao tiếp 18 60% 12 40% 4 Kỹ năng xử lí tình huống 14 46,5% 16 53,5% 5 Sự tò mò và khả năng 17 56,6% 13 43,4% sáng tạo. 6 Kỹ năng giữ an toàn cá 15 50% 15 50% nhân. Qua khảo sát thực trạng trên lớp và được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: Các biện pháp chính: 1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 2. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học. 3. Biện pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao. 4. Biện pháp 4: Sử dụng các tình huống cho trẻ giải quyết. 5. Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động. 6. Biện pháp 6: Sáng tác vè, đồng dao đưa vào trò chơi vận động, kích thích trẻ cải tiến – sáng tạo trong trò chơi nhằm gây hứng thú và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 7. Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. Sáng kiến kinh nghiệm 5 2015 - 2016