SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ Lớp 5 tuổi A2

doc 21 trang sangkien 01/09/2022 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ Lớp 5 tuổi A2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ Lớp 5 tuổi A2

  1. Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng mÇm non S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Tªn s¸ng kiÕn: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ lớp 5 tuổi A2 LÜnh vùc: Gi¸o dôc mÉu gi¸o Người viết: GV- Nguyễn Thị Ngọc N¨m häc: 2015 - 2016
  2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ lớp 5 tuổi A2 làm quen với chữ cái MỤC LỤC Lời cảm ơn . 1 Mục lục 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: 3 I. Lý do chọn đề tài 3 1 cơ sở thực tiễn: . 3 2 Cơ sở lý luận: 4 II. Mục đích nghiên cứu 5 III. Đối tượng nghiên cứu 5 IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm . 5 V. Phương pháp nghiên cứu 5 VI. Phạm vi nghiên cứu 5 VII. Đặc điểm tình hình 5 1. Thuận lợi: 5 2. Khó khăn: 6 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện 6 PHẦN II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 6 Biện pháp 1: Tạo môi trường làm quen chữ cái 5 Biện pháp 2: Dạy trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi 7 Biện pháp 3: Tổ chức gây hứng thú trẻ làm quen với chữ cái trong hoạt 9 động học có chủ đích Biện pháp 4: Dạy trẻ làm quen với chữ cái bằng các trò chơi, lồng ghép 10 tích hợp các hoạt động học khác Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen chữ cái một cách sáng tạo phù hợp 12 Biện pháp 6: Giáo dục cá nhân trẻ và làm tốt công tác tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh cùng phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ. 15 * HIỆU QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Về phía trẻ 2. Về phía giáo viên 3. Về cơ sở vật chất . 4. Về Phía phụ huynh PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: . 1. Kết luận 2. Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tai * TÀI LIỆU THAM KHẢO: Ý kiến đánh giá nhận xét của hội đồng khoa học 1/20
  3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ lớp 5 tuổi A2 làm quen với chữ cái Tên đề tài: “Một số biện phápnâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 tuổi lớp A2 trường mầm non Tam Hưng B” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở thực tiễn Như chúng ta đã biết việc dạy trẻ 5- 6 tuổi làm quen chữ cái có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là một trong những điều kiện để chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. Thông qua hoạt động làm quen chữ cái, trẻ được phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt, đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, tri giác từ trọn ven trong các bài thơ, câu đố, câu chuyện, đồng dao .biết miêu tả, diễn đạt sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu đầy đủ. Ngay từ đầu năm học khi nhận trẻ vào lớp tôi nhận thấy các con còn nhút nhát, trả lời chưa rõ ràng đặc biệt nhiều cháu nói ngọng, nói giọng địa phương. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái với trẻ đặc biệt trẻ 5- 6 tuổi – giai đoạn trẻ hình thành thói quen nhận thức, vốn từ phong phú để chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượn hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ lớp 5 tuổi A2 ” để thực hiện trong năm học này. 2. Cơ sở lý luận Trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ.Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cỏi không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái. Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chấtvà phần quan trong không thể thiếu chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển . Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làm quen với 2/20
  4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ lớp 5 tuổi A2 làm quen với chữ cái chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe , khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt . Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái,Bản thân tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn tránh được sự gò bó. Và tôi đó chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp gúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái”. II: Mục đích nghiên cứu - Đề tài nhằm nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 tuổi lớp A2 trường mầm non Tam Hưng B III: Đối tượng nghiên cứu - Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi IV: Đối tượng khảo sát, thực nghiệm - 24 cháu 5 tuổi lớp A2 trường Mầm Non Tam Hưng B V: Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp điều tra giáo dục. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. VI: Phạm vi nghiên cứu - Đề tài được áp dụng thực hiện: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016 tại trường mầm non Tam Hưng B VII: Đặc điểm tình hình 3/20
  5. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ lớp 5 tuổi A2 làm quen với chữ cái 1/ Thuận lợi: * Về phía trẻ: - Đa số trẻ của lớp có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi. * Về giáo viên: - Giáo viên nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn vượt chuẩn. - Thường xuyên nghiên cứu tài liệu: sách, báo, tạp chí, mạng Internet phục vụ cho việc giảng dạy. - Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. * Về cơ sở vật chất: - Lớp được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: Máy vi tính, máy chiếu, đàn, ti vi, đầu đĩa phù hợp với trẻ. * Về Phía nhà trường: - Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dự chuyên đề của Phòng giáo dục huyện mở. - Nhà trường thường xuyên bồi dưỡng công nghệ thông tin, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên * Về phía phụ huynh: - Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình. 2/ Khó khăn : * Về phía trẻ: - Lớp có một trẻ bị tự kỉ cô luôn phải theo dõi sát bên cạnh. - Trong lớp có nhiều cháu nhút nhát, không mạnh dạn tự tin trong các hoạt động học và giao lưu với cô với bạn. - Lớp có một trẻ bị câm điếc bẩm sinh, 4 trẻ thuộc kênh suy dinh dưỡng thấp còi - Đa số trẻ bị nói giọng địa phương ngọng dấu ngã, phát âm không chuẩn * Về phía giáo viên: - Còn ít sáng tạo, mới mẻ trong hoạt động dạy * Về cơ sở vật chất: - Đồ dùng, đồ chơi của trẻ còn ít, chưa có nhiều sáng tạo. * Về phía phụ huynh: - Một số phụ huynh chưa quan tâm kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Một số gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo. 4/20
  6. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ lớp 5 tuổi A2 làm quen với chữ cái 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: *Để biết được chính xác khả năng học tập của trẻ về môn chữ cái ngay từ đầu năm tôi đã làm khảo sát lớp tôi chủ nhiệm gồm 24 cháu như sau : Trung Tốt Khá Yếu bình T Nội dung Tỉ Tỉ Tỉ Tỉ T Số Số Số Số lệ lệ lệ lệ trẻ trẻ trẻ trẻ % % % % 1 - Trẻ nhận biết, nhớ đúng 5 20 5 20 9 37 5 20 mặt chữ cái đã học 2 -Trẻ phát âm chữ cái rõ 3 12 7 29 8 33 6 25 ràng chính xác. 3 Tô viết trùng khít lên chấm mờ hoàn thành vở 4 16 5 20 7 29 8 33 tập tô sạch sẽ. 4 Kỷ năng tô viết, tư thế 4 16 7 29 6 25 7 29 ngồi ,cách cầm bút Dựa trên những số liệu điều tra trên, để thực hiện tốt đề tài này tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: PHẦN II: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Tạo môi trường làm quen chữ cái Môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Để trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi góc trong và ngoài lớp,tôi luôn cố gắng tạo môi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ .Ở lớp tôi trang trí các góc chơi bằng chính các sản phẩm của cô và trẻ. Riêng góc học tập –sách tôi luôn dành các mảng tường mở với bài tập sáng tạo, tái tạo để cho trẻ được tự do làm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình, tự tin phát âm, tô vẽ các chữ trẻ đã học, được ghi tên mình, vẽ các câu truyện theo trí tưởng tượng sáng tạo. Việc trang trí được tôi thực hiện theo chủ đề . Ví dụ: Góc học tập phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Chữ cái bé yêu” và tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm. Với chủ điểm thế giới thực vật” thì tôi cắt xốp mầu thành một cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ báo tranh ảnh về các loại lá, hột hạt sau đó cho trẻ cắt các chữ cái l,m,n và cho tô màu ,in chữ xếp theo chữ mẫu. Ví dụ : Ở chủ điểm “ Thế giới động vật” 5/20