SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp an toàn thân thiện cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực

doc 18 trang sangkien 31/08/2022 103268
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp an toàn thân thiện cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_lop_hoc_xanh_sach.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp an toàn thân thiện cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tích cực

  1. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC XANH, SẠCH, ĐẸP AN TOÀN THÂN THIỆN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trong mọi thời đại, giáo dục luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của xã hội. Trong thời đại hiện nay giáo dục lại càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của dân tộc. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Trẻ phải được giáo dục toàn diện để phát triển các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Vì thế, trong những năm học gần đây, Đảng và Nhà nước ta đầu tư kinh phí, xây dựng các phòng học, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các trường mầm non để tạo môi trường cho trẻ mầm non được hoạt động tích cực; đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy và phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó điển hình là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào này được phát động từ năm học 2008 – 2009, dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo toàn ngành triển khai. Đến nay phong trào đó đã được triển khai rộng khắp ở các bậc học. Năm học 2013 – 2014 là năm thứ sáu trường chúng tôi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, do đó bản thân tôi cũng như các giáo viên trong trường đã nhận thức rất rõ mục đích, yêu cầu của phong trào có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trường học thân thiện của lứa tuổi Mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, an toàn, nơi đó trẻ phải được đối xử công bằng, được quan tâm chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ và tích cực tham gia vào quá trình học tập thể phát triển nhận thức một cách toàn diện. Vì vậy việc tạo môi trường thân thiện, an toàn, lành mạnh trong lớp học mầm non là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trong thực tế, ở trường chúng tôi từ những năm học trước, khi mới phát động phong trào, 1
  2. các giáo viên trường tôi cũng đã trang trí môi trường lớp học của mình sao cho trẻ vừa cảm nhận được sự thân thiện, vừa kích thích trẻ hoạt động. Song môi trường đó vẫn mang tính chất là tạo được môi trường đẹp cho lớp học, nhưng chưa thực sự đầy đủ các yếu tố tích cực cho trẻ hoạt động. Các giáo viên trang trí lớp học của mình nhiều hình ảnh, đồ dùng đồ chơi đẹp ở các góc nhưng trẻ lại không thực sự được tự mình hoạt động với những đồ dùng, đồ chơi đó. Do đó không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Trong năm học này, tôi được phân công là tổ trưởng chuyên môn, phụ trách lớp 5 - 6 tuổi. Vì vậy tôi đã suy nghĩ, tìm tòi phải làm thế nào để tạo được môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực. Môi trường đó phải thực sự khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống. Từ đó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, thẩm mỹ, kỹ năng thực hành, phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử phù hợp với môi trường. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động tích cực”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu của việc nghiên cứu là giúp cho trẻ được học tập trong một môi trường xanh, sạch, đep, an toàn thân thiện. Đưa ra một số giải pháp giúp trẻ tiếp xúc với môi trường lớp học an toàn thân thiện, nhằm hình thành các biểu tượng về quá trình vận động, các mối quan hệ nhân quả của sự vật, hiện tượng, tích lũy sự hiểu biết để hình thành và phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường Mầm non 4. Giả thiết nghiên cứu: - Nếu đề ra một số giải pháp phù hợp trong việc tạo môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường học tập giúp trẻ hoạt động tích cực nhằm góp phần giáo dục nhân cách trẻ một cách toàn diện. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát, theo dõi - Phương pháp trò chuyện, đàm thoại 2
  3. - Phương pháp thực hành, trải nghiệm 6. Dự báo đóng góp mới của đề tài: - Giúp cho giáo viên nắm vững các kiến thức, kỹ năng, phương pháp khi tạo môi trường cho trẻ hoạt động. - Giúp cho trẻ hứng thú, tích cực chủ động sáng tạo khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận . Căn cứ vào kế hoạch số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/08/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của Bộ giáo dục và đào tạo đặt ra trong năm học 2013 – 2014: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 cuộc vận động và 1 phong trào cuộc vận động “hai không”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Trong đó, việc mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng Chăm sóc giáo dục của ngành học mầm non. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Đây là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ rất hiếu động, tò mò, muốn tự mình khám phá thế giới xung quanh mình. Nó muốn cầm, nắm, tháo tung những đồ chơi gì mà nó thích rồi sau đó lại lắp vào một cách ngẫu nhiên. Từ đó giúp trẻ tiếp thu tri thức một cách thoải mái, tự nhiên mà trẻ lại ghi nhớ lâu. Nhưng để tạo cho trẻ tính tích cực hoạt động với những gì xung quanh, giáo viên phải là người trực tiếp tạo ra môi trường lớp học kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. Từ những gợi mở của cô giáo, trẻ chủ động tham gia các hoạt động từ đó phát triển được khả năng, năng lực, trí thông minh của mình. 2. Cơ sở thực tiễn . Trong thực tế trường chúng tôi, từ những năm học trước chưa có nhiều giáo viên tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tích cực, cũng có một số giáo viên rất nỗ lực, hết lòng vì công việc, tận tụy trang trí lớp học của mình để cho trẻ được hoạt động nhưng do 3
  4. còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về kinh phí nên việc trang trí đó vẫn thiên về hình thức, đồ dùng đồ chơi các góc chưa nhiều, chưa phong phú các chủng loại, giáo viên chưa thay đổi kịp thời theo chủ đề nên trẻ hoạt động rất gò bó, gây ra sự chán nản vì sự lặp lại nhiều lần trò chơi đó. Môi trường trong và ngoài lớp chưa thực sự đảm bảo các yếu tố xanh - sạch - đẹp và thân thiện để lôi cuốn trẻ tích cực hoạt động. Vì vậy, với cương vị là tổ trưởng chuyên môn, ngay từ đầu năm học, tôi đã đặt nhiệm vụ cho mình là phải xây dựng được môi trường lớp học xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện cho trẻ được hoạt động tích cực, góp phần vào phong trào thi đua chung của nhà trường: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cũng để cho các giáo viên khác trong trường học hỏi kinh nghiệm, từ đó tạo được môi trường thật sự xanh - sạch - đẹp - an toàn mà lại thân thiện cho trẻ được hoạt động một cách tích cực. Điều đó đã thôi thúc tôi suy nghĩ, tìm tòi và vận dụng khả năng sáng tạo của mình để trang trí môi trường trong và ngoài lớp, bố trí sắp sếp các góc chơi sao cho hợp lý với kỹ năng hoạt động của trẻ. 3. Thực trạng của vấn đề. a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo nói chung và các cấp lãnh đạo của Phòng giáo dục và đào tạo Hương Sơn nói riêng, trong những năm gần đây trường chúng tôi được xây mới một số phòng học, một số phòng học được thiết kế đúng quy cách thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động Chăm sóc giáo dục trẻ, và việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp học. - Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, năng động, nhiệt tình với công việc, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân và tìm tòi có sáng tạo trong việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp học. - Số trẻ ra lớp đầu năm học 2013 – 2014 rất đông. Các phụ huynh đã nhận thức được sự cần thiết của việc đưa con đến trường Mầm non. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đó trường còn gặp rất nhiều khó khăn: Mặc dù trường đã được xây dựng một số phòng học khang trang nhưng số phòng học đó vẫn chưa đáp ứng được số trẻ ra lớp. Một số phòng học mới chưa được đưa vào sử dụng, do đó học sinh phải học tập các phòng học cũ, chật chội, không đảm bảo đủ diện tích trong lớp do đó gây khó khăn trong việc xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, thân thiện, cũng như 4
  5. việc bố trí sắp xếp các góc chơi trong lớp một cách khoa học để giúp trẻ hoạt động tích cực. Trong năm học trước, do kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp nên việc giáo viên trang trí môi trường lớp của mình còn sơ sài, vẫn mang tính hình thức. Các giáo viên chưa thực sự tạo được môi trường hoạt động cho trẻ một cách tích cực cụ thể như sau: Các hình ảnh trang trí lớp chưa có tính thẩm mỹ, màu sắc lòe loẹt, không hấp dẫn trẻ. Cách trang trí của giáo viên không phù hợp với lứa tuổi, sắp xếp không hợp lý gây rối mắt cho trẻ khi quan sát. Các đồ dùng, đồ chơi ở các góc không có nhiều do đó không kích thích được sự tìm tòi sáng tạo của trẻ. Trẻ không được tự tay tạo ra những sản phẩm của riêng mình. Một số đồ dùng, đồ chơi bị hỏng giáo viên chưa kịp thời kiểm tra và loại bỏ những đồ chơi đó. Giáo viên chưa kịp thời làm mới các góc chơi để cho trẻ khám phá từng chủ đề. Chưa tạo được môi trường xanh - sạch - đẹp để giảm bớt căng thẳng cho trẻ, giúp trẻ thoải mái, hít thở không khí trong lành. Do đó trẻ không hứng thú tham gia vào các hoạt động. Theo khảo sát đầu năm học 2013 – 2014 tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B. Là lớp tôi đang phụ trách: Một số cháu chưa qua trường lớp mẫu giáo nên nề nếp chưa đồng đều, trẻ còn nhút nhát chưa chủ động tham gia vào các hoạt động. Kết quả tham gia vào các hoạt động trong lớp một cách tích cực còn hạn chế, chưa hứng thú vào môi trường lớp, do đó chưa tự làm ra sản phẩm cho riêng mình. Qua khảo sát đầu năm như sau: Thỉnh Thường STT Tiêu chí Chưa có thoảng xuyên Trẻ cảm thấy sự thân thiện, gần gũi, 1 yêu thương của lớp học đối với bản 10/35 15/35 10/25 thân mình. Trẻ hoạt động tích cực vào môi 2 13/35 12/35 10/35 trường đã tạo trong lớp. Kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu 3 20/35 8/35 7/35 ở các góc để tạo ra sản phẩm. Từ thực trạng trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp để xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi một cách tích cực. 5