SKKN Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 3, 4, 5 tuổi tại lớp Mẫu giáo ghép Bản Xẻ, trường Mầm non xã Phu Luông - Năm học 2014-2015
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 3, 4, 5 tuổi tại lớp Mẫu giáo ghép Bản Xẻ, trường Mầm non xã Phu Luông - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_trong_gio_lam_quen_voi_mo.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 3, 4, 5 tuổi tại lớp Mẫu giáo ghép Bản Xẻ, trường Mầm non xã Phu Luông - Năm học 2014-2015
- BÁO CÁO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC : 2014 – 2015 ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG GIỜ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHO TRẺ 3 - 4 - 5 TUỔI TẠI LỚP MGG BẢN XẺ, TRƯỜNG MẦM NON XÃ PHU LUÔNG. A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ, từ khi mới sinh ra trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh và khi trẻ càng lớn thì nhu cầu đó ngày càng lớn hơn nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể tự khám phá được về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích luỹ được vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ tích luỹ được những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt: Đức - Trí – Thể - Mỹ - Lao cụ thể đó là: + Đối với phát triển trí tuệ: Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất công dụng, cách sử dụng và các mối quan hệ, liên hệ của các sự vật hiện tượng. + Đối với phát triển thể lực: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng vận động, giúp trẻ có thể lực tốt, có đầu óc, thoải mái, sảng khoái. + Đối với giáo dục đạo đức: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giáo dục cho trẻ có lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cây cỏ, con vật từ đó trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, biết cách cư xử tốt giữa con người với con người. + Đối với giáo dục thẩm mỹ: Khi cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ hiểu được cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống, từ đó trẻ biết yêu cái đẹp, biết hướng tới cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. + Đối với giáo dục lao động: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ hình thành và rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng lao động đơn giản. => Như vậy: Thông qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển và đó là mục đích hàng đầu của ngành học mầm non nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Cho nên, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm rất thiết thực, cần thiết và nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã được đưa vào trong chương trình dạy trẻ thành một hoạt động và trẻ được học ngay từ độ tuổi nhà trẻ tới các độ tuổi tiếp theo chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với môi trường xung 1
- quanh cho trẻ mẫu giáo ghép 3 - 4 - 5 tuổi tại lớp mẫu giáo ghép Bản Xẻ, trường Mầm Non xã Phu Luông" Qua tìm tòi và nghiên cứu vào thực tế tôi đã tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ trong giờ làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ và áp dụng vào thực tiễn . II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Đối tượng nghiên cứu: MGG 3 - 4 - 5 Tuổi - Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện và khả năng có hạn nên bản thân tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu tại một lớp MGG 3 - 4 - 5 Tuổi III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo ghép 3 - 4 - 5 tuổi trong giờ làm quen với môi trường xung quanh để nâng cao hiệu quả giáo dục của trẻ lớp MGG Bản Xẻ, Trường mầm non Xã Phu Luông . IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Hệ thống các vấn đề lý luận về hứng thú, chú ý của trẻ mẫu giáo ghép 3 - 4 - 5 Tuổi - Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân việc tổ chức giờ dạy làm quen môi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo ghép 3 - 4 - 5 tuổi lớp MGG Bản Xẻ Trường mầm non Xã Phu Luông . - Đề xuất một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo ghép 3 - 4 - 5 tuổi lớp MGG Bản Xẻ, Trường mầm non Xã Phu Luông trong giờ làm quen với môi trường xung quanh. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Các phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu như sau: a. Phương pháp nghiên cứu lý luận. b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại . - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. => Để xác định thực trạng việc gây hứng thú cho trẻ, cách tổ chức tiết hoc làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 3 - 4 - 5 tuổi tại lớp MGG Bản Xẻ, trường mầm non xã Phu Luông. c. Phương pháp thực nghiệm. - Dùng các biện pháp gây hứng thú cho trẻ áp dụng vào trong giờ học Làm quen với môi trường xung quanh để chứng minh tính đúng đắn của đề tài. d. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. - Qua các sản phẩm trẻ tạo ra mà có thể đoán được thái độ của trẻ. 2
- 2. Những biện pháp đã thực hiện: - Tạo môi trường hoạt động gần gũi thân thiện - Tự học bồi dưỡng kiến thức thực hành giờ làm quen với môi trường xung quanh - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền - Phối hợp với giáo viên trong lớp việc thực hiện giờ làm quen với môi trường xung quanh B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN “ Xung quanh ta có bao điều kỳ lạ Mà sao ta biết chẳng được bao nhiêu” Đó là một câu hát rất quen thuộc đối với mọi người. Câu hát đã nói lên thế giới xung quanh ta rất bao la rộng lớn, nó bao gồm tất cả các sự vật hiện tượng, cây cỏ, con vật, các vấn đề về tự nhiên và xã hội. Chúng ta không thể đi đến hết tất cả mọi nơi, không thể tận mắt nhìn thấy hết được các sự vật, hiện tượng nhưng con người luôn có khát vọng muốn được khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh bởi vì thế giới xung quanh ta đó chính là môi trường sống của con người, nó lại là một kho tàng kiến thức vô tận ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người, cho nên con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động để có những hiểu biết về thế giới, cải tạo thế giới nhằm phục vụ cho chính cuộc sống của con người. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Trong thực tế, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã được giáo viên mầm non rất quan tâm, các giáo viên đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm tìm hiểu về môi trường xung quanh và hiệu quả đạt được rất cao. Đó là trẻ đã đã có những kiến thức, những hiểu biết về một số sự vật, hiện tượng xung quanh như biết tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, ích lợi của sự vật hiện tượng, qua các hoạt động đã hình thành cho trẻ một số kỹ năng góp phần phát triển toàn diện cho trẻ . Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn hiện tượng là một số giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động cho trẻ, chưa biết vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo vào trong quá trình dạy trẻ và đặc biệt là chưa biết thu hút sự tập trung chú ý, sự tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ nên sự nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh còn chưa chắc chắc, trẻ còn hay quên, hay nhầm lẫn, chưa rèn luyện được kỹ năng cho trẻ dẫn tới hiệu quả giáo dục chưa cao. Đứng trước vấn đề trên, là một giáo viên mầm non đã lâu năm, tôi nghĩ rằng nếu tình trạng trên cứ diễn ra lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ vì kiến thức của môn làm quen với môi trường xung quanh có liên quan tới các môn học khác, mà trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé càng cần phải cho trẻ nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ, chính xác, chắc chắn để trẻ có cơ sở học tốt ở các lớp sau nên tôi đã nghiên cứu những nguyên nhân gây ra và 3
- mạnh dạn đề ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với môi trường xung quanh ở độ tuổi mẫu giáo ghép 3 - 4 - 5 tuổi với lớp mẫu giáo ghép Bản Xẻ . III. THỰC TRẠNG CỦA LỚP 1. Thuận lợi: - Năm học 2014 - 2015 Lớp mẫu giáo ghép 3 - 4 - 5T Bản Xẻ, Trường mầm non xã Phu Luông, luôn được sự quan tâm của phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, được sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh đã đóng góp, ủng hộ kinh phí mua sắm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn học. - Luôn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo cảnh quan môi trường cho trẻ hoạt động, tìm hiểu , khám phá, quan sát . - Giáo viên trong một lớp luôn đoàn kết, đồng lòng, đồng sức thực hiện tốt việc tổ chức giờ làm quen với môi trường xung quanh . - Giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, thật thà có uy tín với phụ huynh, luôn tận tụy trong việc chăm sóc trẻ, nhiệt tình không ngại khó, ngại khổ, giàu lòng thương yêu trẻ. - Các cháu ở lớp có cùng độ tuổi mạnh dạn thích học môn làm quen với môi trường xung quanh. - 100% phụ huynh của lớp chấp hành đầy đủ các nội dung của trường lớp và hưởng ứng tích cực trong việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ. Tuy vậy lớp cũng gặp một số khó khăn sau : 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình thực hiện giáo viên cũng gặp không ít những khó khăn sau : - Các cháu phần đông gia đình làm nông nghiệp nên nhiều cháu cha mẹ cũng ít có thời gian quan tâm đến con cái, ít có điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với một số sự vật, hiện tượng nên kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế. - Môi trường cho trẻ hoạt động ở trường lớp cũng chưa phong phú (Chưa có nơi nuôi một số con vật để cho trẻ được làm quen). - Giáo viên chưa chủ động và chưa linh hoạt trong việc tổ chức giờ làm quen với môi trường xung quanh. Kết quả khảo sát đầu năm: Khảo sát Trình độ nhận thức Kĩ năng hoạt động Số trẻ/tỉ lệ Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 23 15 8 15 8 4
- Tỉ lệ 65 % 34,7 % 65 % 34,7 % IV. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN: Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu tôi thấy: Muốn gây được sự tập trung chú ý, sự hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động của trẻ, khơi dậy được trí tò mò, khám phá, ham hiểu biết của trẻ thì phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tìm ra những biện pháp phù hợp để đạt được hiệu quả giáo dục cao và tôi đã đưa ra những biện pháp sau: 1. Trong giờ học phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan đó là những đồ dùng phong phú về chủng loại, có hình thức, màu sắc đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học và phù hợp với trẻ. - Sử dụng đầy đủ đồ dùng trực quan phong phú về chủng loại đó là cô phải sử dụng các loại đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, mô hình, đồ dùng, đồ chơi, vật thật, màn hình bởi vì trẻ mầm non luôn thích cái mới lạ, nếu trong giờ học cô chỉ sử dụng một loại đồ dùng trực quan hoặc tranh ảnh, hoặc đồ chơi, hoặc mô hình thì sẽ gây cho trẻ sự chán nản, nhàm chán. Mặt khác, mỗi loại đồ dùng đồ chơi đều có một ưu điểm, hạn chế riêng. Tranh ảnh thì đẹp nhưng không sinh động , không thể hiện hết được những đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Vật thật thì giúp trẻ nắm bắt được đầyđủ, chính xác các kiến thức về đối tượng và sinh động hơn tranh, ảnh nhưng không thể có đầy đủ các vât thật cho tất cả các tiết học và nhiều vật thật không thể cho trẻ chơi trò chơi được cho nên giáo viên phải biết lựa chọn nhiều loại đồ dùng trực quan để đưa vào trong tiết dạy và phù hợp với nội dung tiết dạy của mình sao cho vừa có thể thuận tiện cho việc truyền thụ kiến thức của cô, vừa có thể gây được hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tập trung chú ý, quan sát đối tượng, tích cực hoạt động với đối tượng để nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng, đầy đủ chính xác. - Việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung từng tiết dạy. Đối với những tiết chủ đề về môi trường xã hội thì giáo viên nên lựa chọn tranh, ảnh để dạy trẻ. Thông qua các bức tranh trẻ được quan sát sẽ giúp trẻ nắm bắt được những kiến thức mà cô truyền đạt. Đối với đồ dùng trực quan là đồ chơi, cô có thể đưa vào trong các tiết dạy như: Đồ chơi của bé, phương tiện giao thông, quả, rau, con vật Qua những đồ chơi được làm khéo léo, giống với thực tế sẽ giúp trẻ chú ý quan sát đồ chơi, chơi với đồ chơi để khám phá những kiến thức về đối tượng - Vì trẻ mẫu giáo có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ còn ít nên cô phải thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ . Khi cho trẻ được tiếp xúc với vật thật thì trẻ sẽ thấy hấp dẫn và sinh động hơn vì vật thật là đối tượng cụ thể, chính xác nhất giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng và chính xác và toàn diện hơn. Ví dụ: Khi đưa ra những loai rau, quả, hoa thật để dạy trẻ thì những vật thật đó sẽ gây được sự chú ý đối với trẻ vì trẻ được nhìn thấy đối tượng một cách 5