Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục trẻ ở trường Mầm non

docx 12 trang honganh1 15/05/2023 9761
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục trẻ ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_vie.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục trẻ ở trường Mầm non

  1. Đề tài: “Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục trẻ ở trường mầm non” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Thùc hiÖn nhiÖm vô n¨m häc 2017 -2018 cña phßng GD&§T VÜnh Linh vÒ viÖc mçi c¸n bé, gi¸o viªn lùa chän mét viÖc lµm míi trong ho¹t ®éng gi¸o dôc nh»m tËp trung ®Èy m¹nh c«ng t¸c n©ng cao chÊt l­îng ch¨m sãc vµ gi¸o dôc trÎ, thực hiện điểm nhấn của sở giáo dục đào tạo Quảng Trị là đæi míi c¨n b¶n vµ toµn diÖn gi¸o dôc và Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục trong trường học nh»m ®¸p øng yªu cÇu cña c«ng cuéc c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸, héi nhËp kinh tÕ cña ®Êt n­íc. Sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Violet, Photoshop, Converter, Kismas, Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng. ChÝnh vµ vËy, b¶n th©n tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục trẻ ở trường mầm non” 2. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở trường mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan. - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non cho toàn thể đội ngũ giáo viên. 3. Đối tượng nghiên cứu: - 5 Lớp mẫu giáo (Tổ chuyên môn 2): 133 cháu 1
  2. - 22 giáo viên trường mầm non Quyết Thắng, thị trấn Bến Quan, Vĩnh linh, Quảng Trị 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1 . Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet có liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp quan sát: - Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để nhận biết về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non. 4.3 Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên và trẻ để tìm hiểu về công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non 4.4 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các nội dung và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin để tìm ra các nội dung và phương pháp ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non hoàn hảo nhất bổ ích cho thực tiễn. 5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Do tính chất và điều kiện thực hiện của đề tài, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu 1 số kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong năm học 2017-2018 tại trường mầm non ở trường mầm non Quyết Thắng, thị trấn Bến Quan, Vĩnh linh, Quảng Trị . II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục mầm non cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, LessonEditor/VioLet, KITSMAS, Bút chì thông minh và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà trẻ mầm non hứng thú tham gia bài học hơn trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án 2
  3. điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao trẻ được khuyến khích , tự rèn luyện của bản thân mình. 2. Lý do thực tiển về việc ứng dụng công nghệ thông tin ở trường Mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan. Năm học 2017-2018 được sự phân công của nhà trường bản thân tôi đảm nhận vai trò là tổ trưởng tổ chuyên môn 2 và thực hiện điểm chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin của nhà trường. Hiện nay trường Mầm non Quyết thắng đã đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, hệ thống máy tính được kết nối mạng Internet tạo diều kiện cho người giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Để đáp ứng được những yêu cầu của giáo dục, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy, tổ chức các trò chơi cho trẻ là đòi hỏi cấp thiết cho tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng về tin học để có thể sáng tạo tiết dạy cho sinh động hiệu quả . Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ và phần mềm tin học vào công tác dạy học trong trường mầm non tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục trẻ ở trường mầm non. a. Ưu điểm: - Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. - Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. - Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet, Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ. - Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm non. 3
  4. b. Khó khăn: - Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế nhà trường không đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại cho giáo viên mầm non. - Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. - Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên mầm non còn hạn chế. - Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng Internet chưa được thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu. c, Kết quả khảo sát ban đầu. Đầu năm học tôi đã phối hợp với các giáo viên trong nhà trường đã tiến hành khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt như sau: * Sự hứng thú và hoạt động tích cực của trẻ khi tham gia vào các hoạt động có UDCNTT. TT Mức độ tham gia Tỉ lệ đạt 1 Cao 45% 2 Trung bình 30% 3 Thấp 25% * Khảo khát trình độ và khả năng UDCNTT của giáo viên. TT Mức độ tham gia Tỉ lệ đạt 1 Cao 30% 2 Trung bình 50% 3 Thấp 20% * Khảo khát chất lượng các bài giảng có UDCNTT của giáo viên. TT Mức độ tham gia Tỉ lệ đạt 1 Cao 30% 2 Trung bình 50% 3 Thấp 20% 3. Một số biện pháp và kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả cao. a. Phát huy tin thần tự học tự rèn, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT: Trường Mầm non Quyết Thắng- Thị trấn Bến Quan là một trường thị trấn ở miền tây Vĩnh Linh. Thực hiện nhiệm vụ và điểm nhấn của năm học 2017-2018 nhà trường đã chủ động trang bị cho các lớp những phương tiện cơ bản để ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng giáo án điện tử và những ứng dụng của nó trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho trẻ tôi nhận thấy rằng việc tự bồi dưỡng mang tính chiến lược lâu dài đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu 4