SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non

pdf 39 trang sangkien 05/09/2022 6604
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_hoc_nham_nang_ca.pdf

Nội dung text: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non

  1. SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non" SKKN: Thắm Nguyễn đƣa lên cho các đồng nghiệp tham khảo nhé - Họ tên: Nguyễn Thị Thắm - Sinh ngày, tháng, năm: 20/10/1981. Giới tính: Nữ - Quê quán: Ba Động – Ba Tơ –Quảng Ngãi - Trú quán: Thị Trấn ba Tơ – Huyện Ba Tơ – Tỉnh Quảng Ngãi - Đơn vị công tác: Trường mầm non 11/3 Ba Tơ - Chức vụ: Phó hiệu trưởng – phụ trách chuyên môn - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ĐHSP mẫu giáo PHỤ LỤC TT NỘI DUNG TRANG I Phần I: Mở đầu 4 1 Lý do chọn đề tài 4 - 5 II Phần II: Nội dung 6 1 Thời gian thực hiện 6 2 Đánh giá thực trạng 6 2.1 Cơ sở lý luận 6-7 2.2 Cơ sở thực tiễn 7 2.2.1 Khái quát về đặc điểm tình hình của đơn vị 7-8 2.2.2 Thuận lợi 8-9 2.2.3 Khó khăn 9-10 III Phần III: Những biện pháp thực hiện 11 1 Căn cứ thực hiện 11 2 Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện 12 2.1 Phương pháp nghiên cứu 11-12 2.2 Giải pháp thực hiện 12 Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm 1 Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ
  2. SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non" 2.2.1 Bồi dưỡng nâng cao về trình độ tin học và kỷ năng sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm 12-13 non. 2.2.2 Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học 13-14 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non 2.2.3 Sử dụng các phần mềm hỗ trợ để xây dựng giáo án điện 14-29 tử và thiết kế các bài tập thực hành cho học sinh. 2.2.4 Xây dựng “ngân hàng” tư liệu, bài tập trên máy tính. 29-33 Thực hiện lưu trữ khoa học và xây dựng hộp thư điện 2.2.5 33 tử IV Phần IV: Kết luận 34 1 Kết quả đạt được 34-35 2 Phạm vi áp dụng 36 3 Những bài học kinh nghiệm 36 4 Những kiến nghị, đề xuất 37 Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm 2 Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ
  3. SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non" DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 1: Một bài tập tương tác trong bài giảng E-learning Hình 2: Một trang bài giảng điện tử Hình 3: Công nghệ thông tin hỗ trợ cho giáo viên trong một giờ học ở lớp mẫu giáo Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm 3 Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ
  4. SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non" PHẦN I MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển vượt bậc thì khoa học công nghệ càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Chính vì vậy mà ngày nay, công nghệ thông tin phương tiện hỗ trợ đắc lực cho con người trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, giải trí, lao động, học tập, Hơn thế nữa, trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, người giáo viên cần phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.Và giáo dục, với vai trò đặc biệt là đào tạo nên những con người mới của xã hội hiện đại trở thành nơi công nghệ thông tin được khuyến khích sử dụng ngày nhiều hơn. Ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai cuộc vận động “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” ở tất cả các cấp học từ đại học, cao đẳng cho đến trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học và cả bậc học mầm non. Ngày nay công nghệ thông tin phát triển đã tạo ra cơ hội và hướng đi mới cho nghành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã kéo theo sự ra đời của hàng loạt các phần mềm giáo dục, trong đó có rất nhiều phần mềm hữu ích cho giáo dục mầm non. Các phần mềm này trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thiết kế giáo án, giảng dạy trên máy tính và các thiết bị hỗ trợ như: Ti vi, đầu đĩa, Nếu như trước đây, mỗi giáo viên mầm non đều phải vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, làm các loại đồ dùng phục vụ bài học, thì ngày nay cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục đa dạng, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng. Cách làm này giúp cho giáo viên và nhà trường vừa tiết kiệm được thời gian, kinh phí, vừa nâng cao được tính hiệu quả, sinh động cho các giờ học. Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm 4 Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ
  5. SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non" Đặc biệt hơn cả, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học với những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ, con số biết chạy nhảy, những hình ảnh hoạt hình vui nhộn, những âm thanh sống động sẽ thu hút và kích thích sự hứng thú của trẻ giúp trẻ chủ động hoạt động nhiều hơn để lĩnh hội kiến thức. Đây cũng được xem là một phương pháp ưu việt phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và có thể giúp giáo viên thực hiện tốt phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với công nghệ thông tin, với mạng Internet là cơ hội để giáo viên có thể tìm tòi, học hỏi nhiều điều bổ ích, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra được sự chuyển biến lớn về chất trong dạy và học, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được hiệu quả, thuận lợi và dễ dàng hơn cho giáo viên, đặc biệt với những giáo viên ít có điều kiện tiếp cận với các loại máy móc, thiết bị, sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ mầm non” chia sẻ với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong việc xây dựng các bài giảng, bài tập, lưu trữ hồ sơ, của giáo viên. Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm 5 Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ
  6. SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non" PHẦN II NỘI DUNG 1. THỜI GIAN THỰC HIỆN Từ điều kiện thực tế của nhà trường và bản thân tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ mầm non” , bắt đầu thực hiện nghiên cứu từ ngày 10 tháng 09 năm 2016 và kết thúc đến ngày 10 tháng 04 năm 2017. 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một chủ đề lớn được Unessco chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Ngoài ra, Unessco còn dự báo: Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thể kỷ XXI. Tiếp tục hưởng ứng Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục; Công văn số 4960/BGDĐT-CNTT ngày 27/07/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 – 2012. Trong đó có đề cập đến vấn đề: Mỗi cán bộ và giáo viên có ít nhất một địa chỉ e-mail. Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT ngày 2/8/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 – 2013, trong đó nêu rõ: “Với giáo dục mầm non, tập trung đầu tư máy tính và k t nối Internet với mục tiêu chính y u phục vụ công tác quản lý, đảm bảo thông tin Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm 6 Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ
  7. SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non" liên lạc và giúp giáo viên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn”. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục chính là nội dung được Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục Đào tạo quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, trẻ em ngày nay sớm được tiếp cận với những phương tiện thông tin ngay tại nhà: xem ti vi, nghe nhạc, xem băng, đĩa, vì thế khi đến các lớp mẫu giáo, nếu giáo viên chỉ sử dụng những phương tiện dạy học truyền thống sẽ khiến học sinh cảm thấy nhàm chán, không hứng thú với bài học. Hơn nữa, với đặc điểm phát triển tư duy của lứa tuổi, trẻ mầm non rất dễ dàng bị thu hút bởi những hình ảnh sinh động, âm thanh sống động, những con chữ đầy màu sắc, con số biết chạy, con vật có thể chuyển động, từ đó trẻ sẽ tích cực phát huy tham gia hoạt động, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi để tiếp nhận kiến thức. Như vậy, công nghệ thông tin có thể coi là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho phương pháp dạy học tích cực “lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ. Đối với giáo viên công nghệ thông tin được áp dụng nhiều nhất trong quá trình soạn giảng, xây dựng giáo án điện tử , bài giảng tương tác với các phần mềm hỗ trợ như: Power point, MS word, violet, Activlnspire tuy nhiên việc soạn giảng như thế nào để đem lại hiệu quả giáo dục, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian là vấn đề mà các giáo viên phải luôn tìm tòi, học hỏi. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1/ Khái quát về đặc điểm tình hình của đơn vị Trường Mầm non 11/3 Ba Tơ là trường công lập, nằm trung tâm thị trấn Ba Tơ là trường điểm của Huyện Ba Tơ. Trường được thành lập vào ngày 05/02/2001, có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non đó là nhà trẻ và mẫu giáo (từ 18 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi). Ngày 21/4/2009, Trường Mầm non 11/3 Ba Tơ được UBND Tỉnh Quảng Ngãi công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm 7 Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ
  8. SKKN:" Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non" Năm học 2016- 2017, trường có tổng số đội ngũ CBGVNV trong nhà trường là 41 người. Trong đó, có 03 cán bộ quản lý( 01 hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng), giáo viên: 29 giáo viên đều đạt chuẩn trở lên, có 3 nhân viên, có 05 chị nuôi và 01 bảo vệ. Trường có 01chi bộ độc lập: Tổng số Đảng viên: 15 đảng viên Có 01 công đoàn cơ sở với tổng số đoàn viên là 31 đoàn viên công đoàn Có 01 chi đoàn riêng với số đoàn viên chi đoàn là 11 đoàn viên. Số học sinh ăn ở bán trú tại trường 475 trẻ. Trường có quy mô với tổng số lớp học là 15 lớp. Trong đó, nhà trẻ 04 lớp; mẫu giáo 11 lớp. 2.2.2/ Thuận lợi Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, và các bậc phụ huynh phối hợp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Lãnh đạo Phòng giáo dục Ba Tơ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện. Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối khang trang. Tài liệu hướng dẫn đảm bảo, thực hiện đồng bộ chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục ban hành. Có đội ngũ giáo viên đều ở độ trẻ, khoẻ nhiệt tình, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, năng động, chịu khó tìm tòi, học hỏi, có nhiều sáng tạo trong công tác giảng dạy. Trong những năm học qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Ba Tơ cũng như Ban giám hiệu nhà trường luôn khuyến khích đội ngũ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2015-2016 vừa qua, bản thân được thực hiện bài giảng với nhiều sản phẩm tham gia “Ngày hội Công nghệ Thông tin” cấp huyện lần thứ II thì có hai sản phẩm đạt giải, và cũng được Phòng giáo dục Ba Tơ chọn sản phẩm bài giảng tương tác tham dự cấp tỉnh cũng đạt một giải trong hội thi ứng dụng công nghệ thông tin ở bậc học mầm non, đây chính là cơ hội để tôi Ngư i vi t Nguyễn Thị Thắm 8 Đơn vị Trư ng MN 11/3 Ba Tơ