SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi

doc 19 trang sangkien 01/09/2022 6380
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở chọn đề tài Như chúng ta đã biết ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả của trẻ. Tạo cho trẻ thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc, thích giao tiếp với bạn bè. Giáo dục âm nhạc là bước đầu hình thành cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc và âm nhạc có vai trò rất lớn đến việc hình thành tâm hồn và khả năng cảm thụ cái đẹp của trẻ, hình thành cho trẻ yếu tố học tập ban đầu và trẻ luôn mong muốn tiếp thu cái mới, khám phá điều lạ và biết điều chỉnh hành vi của mình. Không những thế hoạt động âm nhạc thể hiện một cách sinh động, hứng thú, những gì trẻ cảm nhận được đều làm trẻ rung động mạnh mẽ, những cảm xúc, tình cảm tích cực. Vì vậy Muốn phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, hấp dẫn, lôi cuốn thu hút trẻ mà không làm trẻ nhàm chán thì phải có biện pháp sáng tạo, nhẹ nhàng, hấp dẫn thì trẻ mới dễ tiếp thu. Đối với những trẻ 5 tuổi ở lớp tôi đều rất thích và hào hứng khi học môn âm nhạc và đặc biệt đối với bản thân tôi cũng rất đam mê khi thực hiện giảng dạy bộ môn này song bên cạnh đó tôi cũng đang còn chút e dè, chưa thật mạnh dạn tự tin khi lên biểu diễn trước đồng nghiệp và quần chúng vì sợ hát đôi lúc đang còn chênh nhạc. Chính vì lẽ đó vào đầu năm học tôi đã có kế hoạch nghiên cứu tìm ra các giải pháp mới, sáng tạo nhằm giúp trẻ phát huy tính tích cực, cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sự hồn nhiên vui tươi. Giúp giáo viên mạnh dạn tự tin hơn với hoạt động nghệ thuật này. Với tầm quan trọng trên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc trẻ mẫu giáo 5 tuổi” . II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1 Mục đích:
  2. - Tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất, phù hợp nhất để nâng cao giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi 2.Nhiệm vụ : - Nghiên cứu cơ sở lý luận, đề xuất một số biện pháp về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi III. Đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu 1.Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi 2. Thời gian nghiên cứu Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện giảng dạy bộ môn giáo dục âm nhạc tôi thấy học sinh đã tiến bộ hơn rất nhiều so với những năm trước nên tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp thực hiện để chia sẻ đúc rút kinh nghiệm với chị em đồng nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu qua lý thuyết - Quan sát giờ dạy đồng nghiệp. - Quan sát theo dõi quá trình thực hiện của trẻ. - Lập kế hoạch hằng ngày, tạo nhiều cơ hội về hoạt động âm nhạc cho trẻ tham gia thông qua các hoạt động như biểu diễn văn nghệ, tổ chức hội thi, trò chơi âm nhạc và qua các tiết học khác - Học tập vận dụng kiến thức của các chuyên đề giáo dục âm nhạc. - Trao đổi trò chuyện về những kinh nghiệm với đồng nghiệp, với phụ huynh B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận : Như chúng ta đã biết âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Bởi hoạt động âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều bổ ích như : Giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những nổi buồn vu vơ, đưa người về tìm về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê
  3. cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng tìm về chân lý Ngay từ thời thượng cổ, âm nhạc đã được ra đời cùng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các cộng đồng người nguyên thuỷ. Kể từ đấy, âm nhạc đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện cùng năm tháng. Quả thật, âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đến sự hình thành và phát triển nhân cách nơi mỗi người. Chúng ta được biết rằng, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ. Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, tình yêu thương con người; hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động. II. Cơ sở thực tiển Âm nhạc là một trong những nội dung của giáo dục cho trẻ mầm non, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con
  4. người và nó gấn gũi với con người, được đông đảo quần chúng yêu thích. Trong trường mầm non âm nhạc là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ thực hiện các nội dung giáo dục âm nhạc thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung, kỹ năng vận động theo nhạc chưa phù hợp, vỗ tay theo tiết tấu Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ thực hiện các hoạt động âm nhạc chưa có tính nghệ thuật. Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác vận động phù hợp theo nhịp, phách một tác phẩm âm nhạc? Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu ''Những biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi''. III . THỰC TRẠNG ĐƠN VỊ 1 Thuận lợi : Lớp được đặt ở cụm chính trung tâm được phân theo theo đúng độ tuổi, lớp có 2 cô giáo phụ trách, có 36 cháu, các cháu đều đã học qua lớp 3,4 tuổi. Được sự quan tâm của giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo chuyên môn sát sao và đặc biệt quan tâm đến chất lượng lớp mẫu giáo 5 tuổi. Được phòng giáo dục triển khai và tổ chức thực hiện chuyên đề Đã nhiều năm bản thân được phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi và đã nắm được một số kinh nghiệm, kỷ năng dạy trẻ hoạt động âm nhạc. Về cơ sở vật chất mặc dù nhà trường chưa có phòng hoạt động giáo dục âm nhạc nhưng nhà trường đã tạo điều kiện phối hợp với phụ huynh mua sắm tương đối đầy đủ đồ dùng dạy học âm nhạc cho trẻ như đàn ooc gan, phách, trống xắc xô, 2. Khó khăn : Lớp có số lượng học sinh tương đối đông, lại có trẻ khuyết tật nên rất khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
  5. Các cháu phần lớn con em làm nông nghiệp, kinh tế gia đình eo hẹp, ít có điều kiện cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc nhiều Trẻ ở lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, chưa có hứng thú tập trung, còn nhút nhát trong khi thể hiện Do nhiều yếu tố nên qua khảo sát cho thấy khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn chế. Đầu năm học tôi tiến hành khảo sát tất cả trẻ trong lớp cho kết quả như sau: Tiêu chí đánh giá Số trẻ Số trẻ Tỷ lệ % được đạt yêu đánh giá cầu Cháu hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc. 36 30 83% Hát thuộc bài hát thể hiện được tình cảm theo lời ca. 36 26 72% Vận động nhịp nhàng thành thạo theo 36 24 67% bài hát. IV.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ 1. Tạo môi trường âm nhạc: Do đặc thù tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, rất thích cái đẹp, màu sắc rực rỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. - Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Đàn ocgan, ti vi, đầu đĩa, vi tính - Tôi vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ họa báo, lịch có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy.
  6. - Tôi chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu: * Đồ chơi có sẵn : Đàn, xắc xô, trống, kèn, trang phục * Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những nguyên vật liệu phế thải, dễ kiếm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được và có sự đóng góp của phụ huynh. + Tận dụng những đoạn tre già để đẽo phách tre. + Tận dụng bìa cứng, chai dầu gội, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hình dáng khác nhau. + Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xắc xô. + Vỏ hộp sữa làm trống cơm. + Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay. + Mút xốp làm mũ múa v.v + Sọ dừa khô ., muỗng sữa bột, làm bộ gõ - Bên cạnh đó tôi còn xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác. 2. Giáo dục âm nhạc trong các tiết học âm nhạc: Chúng ta biết rằng trẻ ở lứa tuổi mầm non nói chung và lớp mẫu giáo 5 tuổi nói riêng chủ yếu là “ Học mà chơi, chơi mà học”. Nghĩa là thông qua chơi trẻ được học tập, thông qua học tập trẻ được vui chơi vì vậy thiết kế nội dung học phải vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng của “tiết học” là những kiến thức rất cụ thể, trực quan sinh động để trẻ dần dần nhận thức được nhiệm vụ học tập, bổn phận, trách nhiệm của mình. Trẻ tập làm quen với các tiết học để lĩnh hội những tri thức đơn giản gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớp một. Do vậy theo chương trình giáo dục Mầm non hiện nay. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng