Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng chương trình phát thanh măng non dành cho Tổng phụ trách Đội
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng chương trình phát thanh măng non dành cho Tổng phụ trách Đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_xay_dung_chuong_trinh_phat.doc
- Bia skkn.doc
- Bia skkn_2.doc
- MỤC LỤC.doc
- Nhan xet SKKN.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng chương trình phát thanh măng non dành cho Tổng phụ trách Đội
- Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017 I. Phần mở đầu: I.1. Lý do chọn đề tài. Hoạt động Đội là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác giáo dục học sinh ở trường trung học cơ sở. Đặc trưng của hoạt động Đội chính là tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các hoạt động học tập,vui chơi giải trí,định hướng học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để cùng với nhà trường giáo dục học sinh trở thành con ngoan,trò giỏi là người có ích cho xã hội. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là trường giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi”. Một trong những công tác trọng tâm của hoạt động Đội chính là công tác tuyên truyền. Qua tuyên truyền, các em sẽ hiểu thêm về truyền thống vẻ vang của dân tộc, truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội, các ngày kỷ niệm truyền thống trong năm, ; qua tuyên truyền, các em sẽ hiểu thêm một số kiến thức về các lĩnh vực học tập, văn hoá, y tế, ; qua truyên truyền nhắc nhở, định hướng các em có những hành động, suy nghĩ đúng trong đời sống xã hội, Hiện nay, công tác tuyên truyền trong hoạt động Đội ở nhà trường được tổ chức với rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: sinh hoạt chủ điểm tháng, tuần; các hội thi; phát thanh măng non; đội tuyên truyền măng non; về nguồn; Trong đó, phát thanh măng non hàng tuần là một hoạt động không thể thiếu. Phát thanh măng non chính là kênh thông tin hiệu quả và thiết thực nhất. Thông qua phát thanh măng non, học sinh biết được tin tức về hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường; hiểu thêm về truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội, các gương anh hùng liệt sỹ, ; một số kiến thức, kỹ năng trong đời sống ; Chính vì vậy, để làm tốt công tác tuyên truyền thì việc xây dựng Chương trình phát thanh phải được thực hiện thường xuyên và phải phong phú về mặt nội dung. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, hoạt động tuyên truyền nói chung và chương trình măng non trong trường học ngày càng đa dạng về hình thức lẫn nội dung. So với trước kia thì nó trội hơn về các phương tiện thiết bị phục vụ cho hoạt động, nội dung phong phú trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền nói chung và trong phát thanh măng non nói riêng là một việc làm cần thiết và đúng với xu thế phát triển hiện nay. Việc ứng dụng, sử dụng các thiết bị hiện đại, các phần mềm tin học, sử dụng internet tìm kiếm thông tin, sẽ giúp cho việc thực hiện tuyên truyền thông qua phát thanh măng non sẽ có hiệu quả tốt về mặt hình thức lẫn nội dung. Chính vì thế, với những lý do trên và với nhiệm vụ là một người tổ chức các hoạt động đội trong nhà trường, tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng chương trình phát thanh măng non dành cho Tổng phụ trách Đội”. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Sử dụng phần mềm Audacity 2.1.1 trong việc thu âm và xây dựng hoàn thiện chương trình phát thanh măng non ở liên Đội. Cụ thể là: Đoàn Kiên Trung Tr 1/18
- Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017 + Hướng dẫn thu âm và hiệu chỉnh âm thanh thu vào. + Cắt ghép, lồng nhạc để hoàn thiện một chương trình phát thanh chất lượng cao. I.3. Đối tượng nghiên cứu. Chương trình phát thanh măng non tại Liên đội trường THCS Nguyễn Du. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Chương trình phát thanh măng non năm học 2015-2016 và các năm học trước. I.5. Phương pháp nghiên cứu. Đọc các tài liệu về các phần mềm xử lý âm thanh và qua yêu cầu từ công việc thực tế của nhiệm vụ được giao là Tổng phụ trách đội chịu trách nhiệm chính về việc xây dựng một chương trình phát thanh măng non chất lượng và hiệu quả. II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lý luận. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động của nhà trường được thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả khá tốt. Hầu hết các trường đều đã được trang bị hệ thống máy vi tính, các thiết bị âm thanh, ; do đó hiệu quả công việc khá tốt. Đặc biệt, nó hỗ trợ tốt cho hoạt động Đội, trong đó có công tác tuyên truyền thông qua hoạt động chương trình phát thanh măng non. Bên cạnh đó, mạng internet đã đến với từng trường, từng giáo viên nên việc truy cập, tìm kiếm thông tin đã thuận lợi, nhanh chóng và đa dạng hơn trước. Do đó, việc xây dựng nội dung chương trình phát thanh măng non được nhiều thuận lợi hơn trước. Các thiết bị thực hiện cho phát thanh ở nhà trường ngày càng hiện đại. Lúc trước ta chỉ có thể đọc hàng ngày, rồi sau đó là thu vào băng cassette để phát những lần sau. Nhưng hiện nay chúng ta có thể sử dụng một số phần mềm xử lý âm thanh để thu âm, cắt ghép, lồng nhạc dễ dàng tạo ra các tập tin âm thanh chất lượng cao và dễ dàng chia sẻ lên website, blog thông tin của chương trình đến với học sinh đa dạng hơn, hiệu quả hơn chỉ với một cái “click” chuột. II.2.Thực trạng. a. Thuận lợi- khó khăn : - Thuận lợi : + Được ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về trang thiết bị thu âm, hệ thống âm thanh + Bản thân giáo viên Tổng phụ trách có chuyên ngành Tin học nên việc ứng dụng phần mềm tin học gặp nhiều thuận lợi. + Nhóm biên tập và phát thanh viên của Liên đội nhiệt tình trong công tác, có kinh nghiệm qua nhiều năm học. - Khó khăn : + Kinh phí eo hẹp của Liên đội không đáp ứng được nhiều hoạt động đa dạng của công tác Đội trong nhà trường. Đoàn Kiên Trung Tr 2/18
- Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017 + Chưa xây dựng được nguồn quỹ hổ trợ cho Ban biên tập, phát thanh viên của chương trình, hiện chương trình được thực hiện với sự tự nguyện của đội viên và giáo viên Tổng phụ trách. + Hệ thống máy tính, thu âm, phát sóng, hệ thống âm thanh chưa đồng bộ nên việc tổ chức thu phát sóng chương trình măng non còn hạn chế. b. Thành công- hạn chế : - Thành công : + Trong năm học 2015 – 2016 đã hướng dẫn thành công và tạo ra nhiều số phát thanh măng non hàng tháng được phát trên hệ thống âm thanh của Liên đội đồng thời đăng lên chuyên mục Phát thanh măng non của Website nhà trường tại địa chỉ với hơn 2.000 lượt xem và nghe lại chương trình. + Trong năm học 2016 – 2017 này đã có 2 số phát sóng trong tháng 10 vừa qua được nhiều giáo viên, học sinh đánh giá cao về chất lượng cũng như hiệu quả mang lại từ chương trình. - Hạn chế : + Hệ thống âm thanh của Liên đội hiện đang xuống cấp nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh. + Hệ thống máy tính thu âm chưa được đầu tư nên việc xử lý âm thanh chủ yếu sử dụng máy tính của cá nhân giáo viên Tổng phụ trách Đội. + Chưa xây dựng được nguồn kinh phí cho chương trình phát thanh măng non. c. Mặt mạnh- mặt yếu : - Mặt mạnh : + Được chi bộ, ban giám hiệu chỉ đạo trong việc xây dựng chương trình phát thanh măng non. + Giáo viên Tổng phụ trách nhiệt tình trong công tác, có chuyên môn và tâm huyết với nghề. + Ban biên tập, phát thanh viên nhiệt tình, có kinh nghiệm tổ chức, thực hiện chương trình. - Mặt yếu : + Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của chương trình phát thanh măng non của Liên đội. + Nguồn kinh phí hoạt động chưa có, chưa được đầu tư đúng mức. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động : + Nhằm góp phần giáo dục rèn luyện đội viên học sinh trong hoạt động chung của nhà trường. Do yêu cầu ngày càng cao về công tác tuyên truyền, nhu cầu giải trí, tìm hiểu của học sinh. + Trong địa bàn huyện nhà còn nhiều liên đội chưa thực hiện được chương trình phát thanh măng non, nhiều tổng phụ trách còn gặp khó khăn trong việc ứng dụng phần mềm tin học trong công tác quản lý nói chung và trong việc xây dựng chương trình phát thanh măng non nói riêng. Đó cũng là nguyên nhân chính cho bản thân nghiên cứu xây dựng đề tài này. Nhằm chia sẻ kinh nghiệm của mình đến nhiều đồng nghiệp hơn trong và ngoài địa phương nơi đang công tác. Đoàn Kiên Trung Tr 3/18
- Sáng kiến kinh nghiệm 2016 – 2017 + Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số yếu tố tác động đến việc thực hiện chương trình như hệ thống máy tính, hệ thống phát thanh chưa đảm bảo, kinh phí thực hiện không có đã ảnh hưởng đến nhiều liên đội trong việc xây dựng một chương trình phát thanh măng non xuyên suốt năm học có chất lượng. Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên Tổng phụ trách cần yêu nghề hơn nữa, đầu tư công sức, thời gian để học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra : Như đã nói ở trên, trước đây để thực hiện một chương trình phát thanh măng non tốn rất nhiều công sức thu thập tài liệu, thông tin từ nhiều lĩnh vực. Việc thu phát sóng cũng gặp nhiều hạn chế khi thực hiện theo phương pháp truyền thống là đọc phát trực tiếp hay ghi âm bằng băng cát-sét mất nhiều thời gian mà chất lượng không cao. Nay với sự phát triển của công nghệ thông tin với những ứng dụng xử lý âm thanh giúp chúng ta nhanh chóng dễ dàng tạo ra được các chương trình phát sóng hiệu quả chất lượng cao, không lo sợ đọc hay phát âm sai từ, không mất nhiều thời gian cho việc thu âm và phát đi phát lại được nhiều lần, đồng thời tổ chức lưu trữ lâu dài, hay chia sẻ dễ dàng hơn vì chương trình phát sóng bây giờ chỉ đơn giản là một tập tin âm thanh mp3. Đã có nhiều đề tài đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong việc xây dựng chương trình phát thanh măng non, nhưng hầu hết đều gặp khó khăn khi sử dụng chương trình như phần mềm khó dùng, yêu cầu cấu hình máy tính cao hay vấn đề về bản quyền Trong đề tài này tôi sẽ giải quyết những khó khăn vừa nêu với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều đồng nghiệp. II.3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp : Xây dựng chương trình phát thanh măng non hoàn chỉnh với ứng dụng hoàn toàn miễn phí và gần gủi được giới thiệu trong sách giáo khoa Tin học quyển 4 dành cho trung học cơ sở. Tuy nhiên trong đề tài này tôi sẽ trình bày chi tiết cụ thể hơn, với phiên bản mới hơn đó là Audacity 2.1.1 và cụ thể là xử lý âm thanh thu vào, cắt ghép, lồng nhạc như thế nào để có được một chương trình phát thanh hoàn thiện. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp : Giả sử chúng ta có máy tính đã kết nối micrô và có phần mềm Audacity 2.1.1 trên máy tính. Chúng ta thực hiện bốn bước sau : Bước 1 : Chuẩn bị + Nhạc nền, nhạc hiệu chương trình, các bài hát phát trong chương trình. Việc này chúng ta dễ dàng thực hiện qua công cụ tìm kiếm và tải nhạc từ internet đã trở nên rất phổ biến. + Nội dung cần phát trong chương trình : Ban biên tập sẽ thu thập thông tin từ nhiều tổ chức bộ phận trong nhà trường để biên tập. Phụ thuộc vào thời gian phát sóng dài hay ngắn để biên tập nội dung phù hợp. Nếu chương trình phát trong thời lượng 10 phút thì nội dung tuyên truyền khoản hai trang giấy A4. Chẳng hạn như sau : Đây là nội dung chuẩn bị cho phát thanh viên đọc ghi âm trong chương trình số 2 tháng 10 năm học 2015 – 2016 của liên đội trường THCS Nguyễn Du. Đoàn Kiên Trung Tr 4/18