Bộ đề thi tuyển Hiệu trường trường Mầm mon (Có đáp án)

doc 9 trang sangkien 05/09/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi tuyển Hiệu trường trường Mầm mon (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_de_thi_tuyen_hieu_truong_truong_mam_mon_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bộ đề thi tuyển Hiệu trường trường Mầm mon (Có đáp án)

  1. Đề THI học phần III Thời gian làm bài : 150 phút Đề số I Câu 1: Hãy trình bày các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên hiện nay ở trường Mầm non và đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá? Câu 2 : Tại chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường Mầm non. Với điều kiện kinh tế hiện nay, đồng chí đã quản lý chỉ đạo trường mình như thế nào để bữa ăn của trẻ đảm bảo đủ chất và đủ lượng theo yêu cầu.
  2. Đáp án thi tuyển hiệu trưởng trường mầm non Đề số I Câu 1: Hãy trình bày các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên hiện nay ở trường Mầm non và đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá? Đáp án : ý 1 : Các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên : 1. Tìm hiểu đội ngũ giáo viên về mọi mặt : Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình. Đây là biện pháp đầu tiên làm cơ sở cho các biện pháp khác trong công tác xây dựng đội ngũ 2. Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ : Là nội dung của “Chiến lược cán bộ “ đào tạo nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài. Đảm bảo cho nhà trường luôn được đáp ứng thích đáng về mặt “Nhân sự”. 3. Sắp xếp, sử dụng đội ngũ : Đây là khâu “Trung tâm” trong công tác cán bộ, phát huy tài năng và hạn chế những yếu kém của giáo viên. 4. Bồi dưỡng đội ngũ : Là khâu cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ. Vì đội ngũ GV là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục (nêu một số nội dung bồi dưỡng cơ bản). 5. Xây dựng tinh thần hợp tác, đoàn kết giữa các thành viên : Để tạo bầu không khí sư phạm, tạo sức mạnh tổng hợp giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ. 6. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của các Tổ chức quần chúng : Đây là nguyên tắc tăng cường sức mạnh quản lý, nâng cao tinh thần lao động. 7. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thân cho đội ngũ CBGV : Đây là yếu tố tâm lý nâng cao chất lượng công tác. 8. Công tác kiểm tra thi đua : Khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm nâng cao hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ. 9. Hiệu trưởng là gương cho tập thể noi theo. ý 2 : Đề xuất 1-2 biện pháp và lý giải điều đó (Do đặc điểm nhà trường hoặc do yêu cầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá mà đề xuất). Cách cho điểm : ý 1 : 4 điểm. ý 2 : 2 Điểm
  3. Câu 2 : Tại chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường Mầm non. Với điều kiện kinh tế hiện nay, đồng chí đã quản lý chỉ đạo trường mình như thế nào để bữa ăn của trẻ đảm bảo đủ chất và đủ lượng theo yêu cầu. Đáp án : 1. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong trường Mầm non vì : - Nhiệm vụ cơ bản của trường MN : + Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. + Giáo dục trẻ. - Cơ thể trẻ phát triển nhanh, đang dần hoàn thiện, việc chăm sóc chu đáo và tổ chức rèn luyện cơ thể đúng đắn sẽ ảnh lớn đến quá trình phát triển thể chất. - Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đúng khoa học trẻ sẽ phát triển toàn diện thể chất, trí tuệ tình cảm một cách đúng đắn tạo ra cơ sở ban đầu của con người mới. - Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ dẫn đến trẻ ốm đau bệnh tật, phát triển thể chất và trí tuệ kém không đạt được mục tiêu giáo dục. 2. Với điều kiện kinh tế hiện nay Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo : - Tính toán khoa học cho việc ăn uống (đảm bảo tiêu chẩn khẩu phần, đảm bảo năng lượng). - Trong khẩu phần ăn phải biết phối hợp nhiều loại sản phẩm (cân đối Protit, Lipit, Gluxit, Vitamin và muối khoáng) - Chế biến và thay đổi các loại thức ăn : Chú ý tới mầu sắc, mùi vị thức ăn. - Thức ăn được thay thế : Trứng, cá, cua , ốc, rau, đậu, lạc, vừng - Chống thất thoát, vương vãi, thức ăn ôi thiu. - Quản lý giá cả, đi chợ, chế biến, nấu ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nhà ăn, tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo nếp sống văn minh trong ăn uống. Cách cho điểm : ý 1 : 2 điểm. ý 2 : 2 Điểm
  4. Đề THI TUYểN hiệu trưởng trường mầm non Thời gian làm bài : 150 phút Đề số II Câu 1 : Hãy nêu và phân tích các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng trường Mầm non. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong thời kỳ đổi mới, theo đồng chí cần bổ sung thêm những yêu cầu gì ? Câu 2 : Đồng chí hãy nêu khái niệm “ Xã hội hoá giáo dục “ ? Muốn làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, hiệu trưởng phải làm gì ? Hãy phân tích và liên hệ với thực tế.
  5. Đáp án thi tuyển hiệu trưởng trường mầm non Đề số II Câu 1 : Hãy nêu và phân tích các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng trường mầm non. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong thời kỳ đổi mới, theo đồng chí cần bổ sung thêm những yêu cầu gì ? Đáp án : ý 1 : Nêu và phân tích đúng, đủ các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng trường Mầm non cụ thể : *. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng : a) Phẩm chất : - Có sự giác ngộ sâu sắc về chính trị, hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối giáo dục của Đảng có tinh thần và ý thức cách mạng cao, có tinh thần đoàn kết. - Nắm vững đường lối chủ trương của Đảng , pháp luật của Nhà nước. - Có quan điểm sống và lãnh đạo phù hợp, lời nói đi đôi với việc làm. - Có yêu cầu cao với người thừa hành nhưng phải phù hợp với năng lực đội ngũ, tôn trọng cá tính và hoàn cảnh của đồng chí mình. - Có thái độ thiện chí, quan tâm đến mọi thành viên trong tập thể về tất cả các mặt. - Có ý thức rèn luyện tu dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để trở thành người lãnh đạo giỏi. b) Năng lực : - Năng lực sư phạm : Có khả năng hiểu biết về con người, có khả năng xây dựng kế hoạch cho trước mắt và cho tương lai, có khả năng tác động giáo dục đề tập thể. - Năng lực chuyên môn: Hiểu rõ mục tiêu giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục. Nắm vững khoa học quản lý, khoa học giáo dục, có kinh nghiệm quản lý và uy tín chuyên môn, xứng đáng là con chim đầu đàn của tập thể giáo viên. - Năng lực quản lý : Có khả năng thực hiện đúng và hiệu quả chu trình quản lý (Kế – Tổ - Đạo – Kiểm) phát huy mọi khả năng của các thành viên trong tập thể để hoàn thành nhiệm vụ chính trị. ý 2 : Thí sinh bổ sung được 1-2 phẩm chất hoặc năng lực. Cách cho điểm : ý 1 : 4 điểm; ý 2 : 1 Điểm
  6. Câu 2 : Đồng chí hãy nêu khái niệm “ Xã hội hoá giáo dục “ ? Muốn làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, hiệu trưởng phải làm gì ? Hãy phân tích và liên hệ với thực tế. Đáp án 1. Trả lời được khái niệm xã hội hoá giáo dục: Xã hội hoá giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân. 2. Phân tích đầy đủ nội dung các biện pháp xã hội hoá giáo dục - Tuyên truyền, giải thích cho mọi người trong xã hội hiểu rõ vai trò, vị trí của giáo dục về xã hội hoá và xã hội hoá giáo dục. - Lập kế hoạch xã hội hoá giáo dục gắn với kế haọch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội để cùng thực hiện thống nhất các nội dung giáo dục. - Tham gia tích cực vào việc mở đại hội giáo dục cơ sở. - Tham mưu và phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức trong xã hội tham gia đóng góp, hỗ trợ cho giáo dục 3. Liên hệ thực tế ở địa phương về công tác xã hội hoá giáo dục và huy động cộng đồng Cách cho điểm : ý 1 : 1 điểm. ý 2 : 3 Điểm ý 3 : 1 Điểm
  7. Đề THI TUYểN hiệu trưởng trường mầm non Thời gian làm bài : 150 phút Đề số III Câu 1 : Nguyên tắc phân công lao động cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non. Trình bày và lý giải các biện pháp phân công lao động cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non. Câu 2 : Tại sao trong kiểm tra nội bộ trường Mầm non, Hiệu trưởng phải sử dụng nhiều hình thức kiểm tra. Để nâng cao hiệu quả hoạt động dự giờ, Hiệu trưởng cần phải làm gì ?
  8. Đáp án thi tuyển hiệu trưởng trường mầm non Đề số III . Câu 1 : Nguyên tắc phân công lao động cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non. Trình bày và lý giải các biện pháp phân công lao động cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non. Đáp án: 1. Nguyên tắc: - Phân công công việc dựa trên nhiệm vụ, mục tiêu mà kế hoạch đặt ra. - Phân công phù hợp với năng lực chuyên môn, sức khoẻ và hoàn cảnh gia đình. 2. Trình bày những biện pháp. a. Phân tích kỹ đòi hỏi của công việc. Việc này có nghĩa đặt người vào công việc cho phù hợp. b. Tìm hiểu về giáo viên: nắm vững thông tin về giáo viên, giao công việc phù hợp để họ hoàn thành c. Phân công giáo viên đứng lớp phù hợp về mặt tâm lý, hoặc bổ sung nhau về chuyên môn: Nâng cao hiệu quả giờ lên lớp. d. Định rõ chức năng, quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân. Điều này có nghĩa: tạo điều kiện cho tổ, cá nhân chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. đ. Phân quyền và giao quyền cho cán bộ giáo viên. Họ nắm vững giới hạn của công việc để thực hiện tốt nhiệm vụ. e. Đảm bảo tính linh hoạt. Điều này có nghĩa là trong qua trình thực hiện không cứng nhắc, có ý nghĩa thực tiễn xử lý các tình huống để thực hiện công việc. g. Chuyên môn hoá đội ngũ: Nâng cao, đi sâu công việc được phân công, nâng cao chất lượng công tác. h. Phát huy năng lực giáo viên. Một người có thể làm nhiều việc. Có thể thay giáo viên khác đi vắng tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường. i. Thường xuyên cải thiện điều kiện lao động cho giáo viên, tạo điều kiện cho họ nâng cao hiệu quả công việc . Chú ý phấn đấu trang bị máy móc hiện đại nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả giáo dục. Cách cho điểm : ý 1 : 2 điểm. ý 2 : 4 Điểm
  9. Câu 2 : Tại sao trong kiểm tra nội bộ trường Mầm non, Hiệu trưởng phải sử dụng nhiều hình thức kiểm tra. Để nâng cao hiệu quả hoạt động dự giờ, Hiệu trưởng cần phải làm gì ? Đáp án: ý 1: Kiểm tra nội bộ trường học là để nắm bắt thông tin các hoạt động giáo dục từ đó Hiệu trưởng ra quyết định quản lý. Yêu cầu thông tin phải: Đầy đủ, chính xác, kịp thời. Muốn đầy đủ, chính xác, kịp thời phải sử dụng nhiều hình thức kiểm tra phổ biến là: Trực tiếp, gián tiếp, định kỳ, đột xuất, toàn diện và chuyên đề. + Mỗi hình thức kiểm tra đều có ưu điểm và nhược điểm. Cụ thể: trực tiếp và gián tiếp. - Trực tiếp: Thông tin đến với Hiệu trưởng không qua “nút tin” nên chính xác, không bị “nhiễu”. Nhưng nhược điểm là Hiệu trưởng không có thời gian đi kiểm tra mọi hoạt động nên phải sử dụng gián tiếp. - Gián tiếp: ưu điểm là tạo thời gian cho Hiệu trưởng làm việc khác, tuy nhiên thông tin có thể sai lệch. -Toàn diện : ưu điểm là nắm bắt được mọi mặt hoạt động tuy nhiên không sâu. Vì vậy phải sử dụng hình thức chuyên đề - Định kỳ và đột xuất: Định kỳ giúp công tác kiểm tra vào kế hoạch tuy nhiên sẽ không nắm bắt được đầy đủ và khách quan các quá trình sư phạm nên phải sử dụng hình thức đột xuất. Tóm lại: Mỗi hình thức kiểm tra đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định vì vậy phải sử dụng nhiều hình thức kiểm tra để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của nó, bổ sung cho nhau để nắm bắt tông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời từ đó Hiệu trưởng xử lý và ra quyết định đúng. ý 2: Nâng cao chất lượng dự giờ. Hiệu trưởng khi tiến hành kiểm tra buộc phải tuân thủ quy trình: 5 bước (có tài liệu ghi 8 bước) như sau: Bước 1: Chuẩn bị Bước 2: Dự giờ, quan sát. Bước 3: Phân tích, trao đổi. Bước 4: Đánh giá. Bước 5: Kiến nghị Cách cho điểm : ý 1 : 3 điểm. ý 2 : 1 Điểm