Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ

doc 4 trang sangkien 8860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_phong_chong_beo_phi_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Các biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ Người viết: Võ Thị Tường Vy Trường MGTH TW3 ĐẶT VẤN ĐỀ ❖ Từ nhận thức “ Sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. ❖ Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con người. Để thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn. ❖ Dư cân và béo phì không chỉ phổ biến ở những nước phát triển mà còn tăng dần ở các nước đang phát triển. Béo phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật do các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp . Trẻ em béo phì một yếu tố nguy cơ. ❖ Béo phì ảnh hưởng đến sự linh hoạt, sự sáng tạo, sự phát triển của trẻ. Chính vì tầm quan trọng của việc phòng chống béo phì như vậy mà Trường MGTHTW3 đã thực hiện chuyên đề “ Phòng chống mập phì và suy dinh dưỡng” trong nhiều năm qua và có được kết quả rất tốt. VẬY TA HIỂU BÉO PHÌ LÀ GÌ? Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do sự dư thừa năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày so với nhu cầu tiêu hao của cơ thể. TÁC HẠI VÀ NGUY CƠ BÉO PHÌ: 1
  2. - Đối với trẻ em béo phì đều trở thành người lớn béo phì, nên đều có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh huyết áp, bệnh viêm khớp, bệnh tiểu đường . - Trẻ em béo phì thường xuyên có cảm giác kém cỏi do chúng hạn chế và bị cách li với các bạn khác, ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập,trẻ béo phì thường được người khác nựng nịu, dòm ngó, trẻ tự cho mình là “ xấu xí” và có mặc cảm, có tác hại cho trẻ về nhiều mặt. • Về mặt thể lực: Các trẻ em béo phì luôn luôn yếu hơn các trẻ bình thường. Các trẻ mập phì thường chậm chạp hơn, nặng nề hơn các trẻ khác. Điều này thật dễ hiểu, có thể lý giải một cách thô sơ là các bắp mỡ chèn ép các cơ bắp, cản trở sự hoạt động của các cơ bắp. NGUYÊN NHÂN CHỨNG MẬP PHÌ LÀ DO ĐÂU? - Có một số nguyên nhân, chủ yếu là do sai lầm trong chế độ ăn uống là nguyên nhân hay gặp nhất. Ơ trẻ đa số béo phì là do ăn uống quá mức, được tích luỹ lại dần dần, mỗi ngày một tăng trong lớp mỡ dưới da và ngày càng làm cho lớp mỡ đó phát triển lên gây nên chứng mập phì. - Còn nguyên nhân của sự ăn uống quá mức đó? Dĩ nhiên là do các bà mẹ. Bà mẹ nào cũng mong cho con trẻ”Hay ăn, chóng lớn” và khi thấy trẻ ăn nhiều thì rất mừng. Điều đó thật dễ thông cảm. tuy nhiên việc để cho trẻ ăn uống quá mức một cách tự do, nhất là ăn uống quá nhiều các loại bánh hấp dẫn như bánh ngọt, nước ngọt, sôcôla là điều không nên làm. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ: Điều trị béo phì rất khó khăn do phải kiên trì, thời gian điều trị không chỉ kéo dài hàng tháng, hàng năm mà có khi suốt cả cuộc đời. Mục đích của điều trị là làm giảm cân nặng và giữ tốc độ tăng trưởng, phải kết hợp nhiều biện pháp nhưng chủ yếu là 2 phương pháp: điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường hoạt động thể lực mỗi ngày để tiêu hao năng lượng thừa. + Thay đổi dần dần chế độ ăn uống cho trẻ: 2
  3. - Trước tiên việc chữa trị cho trẻ béo phì vẫn phải đảm bảo cho trẻ lớn lên và phát triển về mọi mặt. Do đó không phải bắt trẻ nhịn ăn, hoặc ăn quá ít sẽ làm cho trẻ mỏi mệt, luôn luôn buồn ngủ, học hành kém đi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, và từ đó sẽ dễ bị bệnh tật. Như vậy nên cho trẻ ăn uống cho vừa đủ, cần lưu ý đến một số điều sau: - Hạn chế các chất béo như mỡ, bơ thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, tuy nhiên cũng không nên dùng nhiều. Vì vậy khi nấu nướng thức ăn nên dùng cách luộc, hấp nhiều hơn chiên xào, các loại trái cây tươi ít ngọt( như mận, củ sắn, thanh long, bưởi táo ta, đu đủ, cam .) để vừa giảm cung cấp năng lượng vừa bổ sung thêm lượng Vitamin, muối khoáng vừa dễ tiêu hoá hấp thu và ngừa táo bón, thải cholesterol và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. - Hạn chế tối đa các chất ngọt như kẹo, bánh ngọt, sôcôla, không cho trẻ luôn luôn ăn quà vặt, giữa các bữa ăn nếu trẻ đói có thể cho ăn trái cây. + Cho trẻ thực hiện các bài tập thể dục : - Các trẻ béo phì cần tập thể dục ít nhất 1 – 2 lần mỗi ngày. Lúc tập thể dục sáng xong cho trẻ tập thêm các bài tập dành cho trẻ béo phì. Trẻ lắc vòng, leo thang với các dụng cụ trang bị tại sân trường. Hoạt động thể lực sẽ làm tiêu bớt mỡ thừa, cơ thể trẻ sẽ săn chắc và gọn hơn. -Ơ trường vẫn cho trẻ ăn đủ lượng protid, tăng cường rau xanh cho trẻ hàng ngày như rau cải, bí xanh, rau dền mồng tơi . - Các cô giáo cho trẻ béo phì tham gia các hoạt động trong lớp như trực nhật, xếp ghế, phơi khăn phụ cô giáo - Giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi cung cấp kiến thức để trẻ có ý thức tự phòng chống béo phì bằng cách lồng ghép nội dung giáo dục vào các hoạt động, tình huống, câu chuyện, tạo tác động tư tưởng giúp trẻ tự cảm nhận bằng sự so sánh trực quan cụ thể. - Nhà trường thường xuyên tổ chức cho trẻ tham quan dã ngoại nhằm phát triển cho trẻ về thế giới xung quanh và tăng cường rèn luyện thể lực cho trẻ. khi đi tham quan phối hợp cho trẻ vận động làm giảm béo phì cho trẻ 3
  4. Tuy nhiên việc áp dụng chế độ ăn cho trẻ không nên làm đột ngột mà phải từ từ, cho trẻ quen dần. Công tác tuyên truyền: Đây là việc nhà trường xác định có tầm quan trọng rất lớn để đem đến hiệu quả trong việc chăm sóc và phòng ngừa trẻ béo phì. Trường tổ chức nhiều hình thức để tuyên truyền với phụ huynh như : tổ chức khám, tư vấn cho phụ huynh có trẻ béo phì, hội thi vận động cho trẻ, phát tài liệu, tuyên truyền quá các bài báo, phóng sự trao đổi trực tiếp cho phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ với nhà trường trong công tác phòng chống trẻ béo phì. Nói tóm lại: Điều trị béo phì là công việc khó khăn, ít hiệu quả và rất tốn kém. Chính vì thế cách tốt nhất vẫn là phòng ngừa, không để chứng mập phì xảy ra ở trẻ em. 4