Báo cáo biện pháp Một số biện pháp cho trẻ làm quen với văn học trong trường mầm non

docx 15 trang Minh Hường 20/08/2023 4540
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp cho trẻ làm quen với văn học trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_cho_tre_lam_quen_voi_van.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp cho trẻ làm quen với văn học trong trường mầm non

  1. PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. Vì vậy cha mẹ và cô giáo đều mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và những hành vi có đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “Làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc giáo dục trẻ thông qua các bài thơ, câu truyện thật gần gũi và dễ hiểu đối với trẻ. Văn học có vai trò to lớn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, không chỉ rèn luyện cho trẻ phát âm đúng, một khía cạnh rất quan trọng là trẻ được tích lũy và phát triển vốn từ, được biết thêm nhiều từ mới thông qua những tác phẩm văn học. Trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng. Hoạt động học làm quen văn học còn cung cấp hình ảnh phong phú cho trẻ. Qua mỗi một câu thơ hay qua một đoạn trích dẫn trong câu chuyện thì cô lại cung cấp hình ảnh cho trẻ thậm chí trẻ còn có sự liên tưởng và tưởng tượng ra hình ảnh sinh động trong đầu từ đó kích thích sự sáng tạo và tư duy về hình ảnh cho trẻ. Và hơn nữa làn quen với tác phẩm văn học còn giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ, thông qua những câu chuyện cổ tích trẻ biết yêu thương , chia sẻ, quý trọng mọi người, biết phân biệt đúng sai, yêu mọi vật xung quanh mình từ đó hình thành nên nhân cách của trẻ. Chính từ lẽ đó tôi luôn luôn trăn, suy nghĩ làm thế nào để cho trẻ làm quen văn học đạt kết quả tốt đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp cho trẻ làm quen với văn học trong trường mầm non” PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gắn gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bố, biết nhường nhịn em nhỏ. 1/10
  2. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là môn học không thể thiếu trong trương trình chăm súc giáo dục trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non. Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ. Kể chuyện, chơi trò chơi đúng kịch; Cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, giúp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. 2.Thực trạng vấn đề: 2.1/ Thuận lợi: Là một trường mầm non mới được thành lập và mới bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2018 nhưng trường được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân Quận , Phòng giáo dục và đào tạo quận Long Biên trường gồm 9 phòng học kiên cố và các phòng học chức năng khu nhà bếp rộng rãi thoáng mát, đầu tư nhiều đồ dùng cho trẻ. Tuy là một ngôi trường nhỏ nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy – UBND Quận trường chúng tôi được trang thiết bị rất nhiều dồ dùng hiện đại, đặc biệt là trong các lớp học, các lớp được đầu tư đầy đủ loa, đài, âm ly, ti vi, máy chiếu, míc trợ giảng giúp việc giảng dạy của các cô trên lớp đạt hiệu quả cao hơn trong các tiết học và giúp trẻ hứng thú hơn. Ban giám hiệu và tập thể giáo viên – công nhân viên đoàn kết nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, ban giám hiệu thật sự quan tâm, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho cô và trẻ. Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, có trình độ chuyên môn vững vàng đạt trên chuẩn. Phụ huynh học sinh bắt đầu có sự quan tâm tới con cái tích cực tham gia các cuộc vận động của cô giáo như: ủng hộ sách báo cũ, sưu tầm tranh ảnh, đóng góp bài thơ câu truyện trong và ngoài chương trình. Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công dạy ở nhóm lớp 5 – 6 tuổi. Lớp tôi với số cháu 47, trong đó 19 cháu nữ, 37 cháu nam, với độ tuổi đồng đều , 100% trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay 2/10
  3. cái đep trong cuộc sống xung quanh trẻ .Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện phát triển khả năng của trẻ đặc biệt đưa trẻ đến với môn làm quen với văn học giúp trẻ cảm thụ môn làm quen văn học đạt kết quả cao nhất. Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ bản thân tôi xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển mọi mặt cho trẻ từ việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học cho đề đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất cho trẻ. 2.2/ Khó khăn: - Do tác động của xã hội làm cho trẻ bị ảnh hưởng một số thói quen xấu nên việc phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp của cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.Vì vậy cần phải đưa những tác phẩm văn học vào các tiết dạy để trẻ nhận ra được đâu là những điều tốt đâu là những cái xấu xa Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ - nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2018 - 2019 tại trường mầm non tôi đang công tác như sau: Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt Nội dung N % N % Diễn đạt câu đúng ngữ 26 56 21 44 pháp. Khả năng thể hiện lại tác Số 29 63 18 37 lượng phẩm Vốn từ của trẻ, nói câu có trẻ 25 54 22 46 N=47 nghĩa đầy đủ. Đọc thơ kể chuyện theo trí 20 39 27 61 nhớ. Diễn đạt câu đúng ngữ pháp 24 56 21 44 Qua thực trạng đó tôi bắt đầu thực hiện việc nghiên cứu một số biện pháp cho trẻ làm quen với văn học để đạt kết quả cao gồm có các biện pháp sau: 3. Các biện pháp tiến hành Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, muốn đưa chất lượng học tập của trẻ đạt hiệu quả cao. Tôi đã đi sâu nghiên cứu tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể lớp. Xác định rõ những khó khăn thuận lợi của trường, của lớp của bản thân. Từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất. 3/10
  4. 3.1.Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động học làm quen văn học đạt hiệu quả. 3.1.1.Chọn đề tài phù hợp Đối với trẻ mầm non thì việc lựa chọn đề tài phù hợp với độ tuổi là hết sức quan trọng. Nhất là đối với lứa tuổi mẫu giáo lớn như tôi đang phụ trách với những đặc trưng riêng về tâm - sinh lí lứa tuổi này và với những yêu cầu cần phải đạt được để chuẩn bịtâm thế trước khi vào lớp 1, thì việc lựa chọn các TPVH phù hợp với lứa tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây có thể gọi là giai đoạn bước ngoặt của trẻ trước khi chuyển sang một hoạt động chủ đạo mới là hoạt động học tập, thay thế cho hoạt động vui chơi. Vậy nên, nếu các tác phẩm mà trẻ được làm quen không đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của trẻ về nội dung tri thức chứa đựng trong tác phẩm, cấu trúc quá ngắn, quá đơn giản hay quá quen thuộc với trẻ , sẽ làm cho trẻ cảm thấy nhàm chán, không hứng thú, kìm hãm sự phát triển. Ngược lại, nếu các tác phẩm quá khó với khả năng tiếp thu của trẻ, nội dung quá dài, quá trừu tượng cũng sẽkhiến trẻ khó khăn khi tiếp cận, dù đã cố gắng hết sức vẫn không cảm thụđược, khi ấy tác phẩm không thểđem lại hiệu quả tác động như mong muốn. Do đó, hiểu đặc điểm tâm - sinh lí của trẻ để lựa chọn các tác phẩm phù hợp với lứa tuổi là vô cùng cần thiết. Ví dụ: Trong tháng 2 tôi sẽ lựa chọn dạy trẻ 2 câu chuyện: “ Sự tích mùa xuân”, “ Sự tích chuyện của cây hoa hồng”, bài thơ “ Hoa cúc vàng”. 3.1.2. Tổ chức phối hợp thay đổi nhiều hình thức khác. Với phương pháp dạy tích hợp, nhiều nội dung được lồng nghép trong 1 giờ hoạt động chung. Việc cho trẻ làm quen với văn học không chỉ giờ thơ, truyện mà nó còn được dạy thông qua các giờ hoạt động chung khác như tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh, làm quen với toán giáo viên có thể củng cố hoặc mở rộng kiến thức về văn học cho trẻ. Ở những hoạt động chung này, các tác phẩm văn học đến với trẻ qua hình thức giới thiệu bài hoặc củng cố bài. a. Giờ tạo hình: Ví dụ: Khi cho trẻ vẽ tự do theo ý thích ở giờ tạo hình cô có thể cho trẻ đọc bài thơ “Em vẽ” để giới thiệu bài và gây hứng thú cũng như để gợi ý đề tài cho trẻ. b. Giờ âm nhạc Ví dụ: Hay ở giờ âm nhạc khi dạy trẻ hát bài “Cháu thương chú bộ đội”, cuối tiết học cô cùng trẻ có thể đọc bài thơ “Chú giải phóng quân”, hay với bài hát “Cháu yêu bà” cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ “Giữa vùng gió thơm”, còn với bài hát “Thật là hay” cô có thể cho 4/10
  5. trẻ liên tưởng đến câu truyện “Giọng hót chim sơn ca”. Ngoài ra, giáo viên con có thể sử dụng hình thức này trong việc dạy các bài hát khác như: c. Giờ khám phá Ví dụ: Còn ở giờ cho trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh trong giờ cho trẻ “Trò chuyện, tìm hiểu về gia đình bé ” – Chủ đề “Bản thân” ở phần giáo dục cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ “Cháu yêu bà!”. Hoặc : Động vật nuôi trong gia đình, câu truyện “ Gà trống mèo con và cún con” Trẻ biết tên đặc điểm nơi sống của một số con vật nuôi trong gia đình. d Giờ làm quen với toán Đề tài: “Xác định phía phải, trái cảu người khác” câu chuyện “Câu chuyện của tay trái – tay phải” trẻ áp dụng để phân biệt. Như vậy, cho trẻ làm quen với văn học qua các giờ hoạt động chung là hình thức rất cơ bản để giúp trẻ đạt được những kĩ năng cần thiết khi bước vào mẫu giáo lớn. e. Thông qua hoạt động góc Mỗi lớp mẫu giáo đều có góc văn học có đủ ánh sáng, có kê bàn, có các loại truyện tranh, sách tranh, rối tay cho trẻ và cô cùng làm. Ở những thời gian ngoài giờ hoạt động chung, cô giáo gợi ý để các cháu tự lấy truyện tranh ra kể lại cho nhau nghe. Đối với những truyện tranh mới, cô giáo tổ chức kể cho từng nhóm trẻ nghe vào các thời điểm khác nhau. Lúc đầu, cô để cho trẻ tự tìm hiểu nội dung của các hình ảnh trong truyện tranh, sau đó cô dùng câu hỏi gợi ý để hướng sự chú ý của trẻ vào những hình ảnh chủ yếu của bức tranh, rồi đọc đoạn truyện dưới tranh. Đọc xong truyện lại cho trẻ xem tranh một lần nữa. Với những truyện tranh trẻ đã được làm quen nhiều lần cô có thể đề nghị lần lượt các trẻ kể lại nội dung của từng bức tranh. Ngoài ra cô có thể kích thích phát triển tư duy cho trẻ bằng cách kể chuyện sáng tạo theo tranh. Góc văn học thực sự sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cách tự giác nếu cô giáo thường xuyên thay đổi các loại truyện mới, tranh mới phù hợp với chủ đề đang thực hiện kết hợp với việc cùng trẻ làm sách, tranh theo chủ đề. Hình 1. Trẻ tự đọc thơ, kể chuyện thông qua tranh ảnh ở góc chơi. Hình thức này giúp trẻ rất thoải mái khi làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ hứng thú với sách truyện, kích thích tư duy của trẻ nhằm hình thành những kỹ năng giúp trẻ học đọc, học viết sau này. Tạo hứng thú cho trẻ với đồ dùng trực quan và trò chơi. g. Sử dụng đồ dùng trực quan * Đồ dùng trực quan là tranh ảnh: Ví dụ: Truyện “Câu chuyện của Tay Tái và Tay Phải” Chủ đề “Bản thân” 5/10