Báo cáo giải pháp Một số kỹ năng, phương pháp để nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán cho trẻ 4-5 tuổi

doc 15 trang Minh Hường 20/08/2023 11001
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp Một số kỹ năng, phương pháp để nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_mot_so_ky_nang_phuong_phap_de_nang_cao_cha.doc

Nội dung text: Báo cáo giải pháp Một số kỹ năng, phương pháp để nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán cho trẻ 4-5 tuổi

  1. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 I. Đặt vấn đề 2 II. Giải quyết vấn đề 3 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3 - 5 2. Các biện pháp đó tiến hành để giải quyết vấn đề. 5 - 11 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12 III. Kết luận, kiến nghị 13 1. Kết luận 13 - 14 2. Những ý kiến đề xuất 14 Tài liệu tham khảo 15 1
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Để thực hiện tốt giảng dạy theo chương trình giáo dục Mầm non mới đòi hỏi phải giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực gồm : Phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ Trong đó lĩnh vực phát triển nhận thức mà đặc biệt là bộ môn toán, nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về toán học là vô cùng quan trọng, là cơ sở, là tiền đề để trẻ tiếp tục tiếp thu kiến thức khó hơn ở bậc học trên . Với tôi hoạt động làm quen với toán ở lớp 4-5 tuổi rất trừu tượng, phong phú, Nhận thức về hoạt động làm quen với toán của trẻ lớp tôi còn nhiều hạn chế, trẻ cần phải có tri thức từ lúc ban đầu. Vì vậy tôi thấy: "Làm quen với toán" ở lứa tuổi mầm non vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc rất cấn thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động cho mình như: Tìm tòi quan sát, so sánh thông qua hoạt động với toán để giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán những giai đoạn tiếp theo. Thế nhưng trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán đê giúp trẻ nhận biết sâu sắc, có được những kiến thức mà mình mong muốn thì vấn đề không thể thiếu được ở đây đó là: Phải truyền thụ những kiến thức của giáo viên đến với trẻ. Giáo viên cần phải tìm tòi, khám phá, nghiên cứu để tải những kiến thức, nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu. Như vậy giờ học mới có hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu quả thì giáo viên phải tìm ra phương pháp mới sáng tạo giúp trẻ tiếp thu một cách dẽ dàng hơn, qua đó để trẻ được hoạt động một cách hứng thú. Từ những lý do trên mà tôi đã tìm ra: "Một số kỹ năng, phương pháp để nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán cho trẻ 4-5 tuổi" dựa vào đó để giúp trẻ hoạt động với toán một cách hứng thú, đồng thời tôi mong từ những sáng kiến nhỏ này có thể góp phần vào việc hướng dẫn trẻ hoạt động học một cách tích cực và đạt được hiệu quả cao. 2
  3. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: * Cơ sở lý luân: Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động học của trẻ rất phong phú, đa dạng với nhiều hoạt động học khác nhau và được tổ chức với nhiều hình thức, tổ chức một cách linh hoạt để giúp trẻ lĩnh hội tri thức, phát triển kỹ năng theo nội dung của chủ đề. Trong đó hoạt động làm quen với về toán chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Làm quen với toán nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển nhận thức, phát triển tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp chuẩn bị tâm thế cho việc học toán của trẻ ở các bậc lớn hơn. Những biểu tượng ban đầu về toán của trẻ xuất hiện rất sớm thông qua trải nghiệm hàng ngày với các hiện tượng và sự vật xung quanh trẻ. Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với toán, giúp trẻ có được vốn hiểu biết nhất định và tạo cho trẻ tâm thế vững vàng khi học môn toán. Mặt khác, để phù hợp với nhu cầu ngày càng đi lên của xã hội, hòa nhập với xu thế phát triển giáo dục trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng với chương trình tiểu học thì giáo dục mầm non càng cần phải nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục theo hướng giáo dục mầm non, xóa bỏ phương thức dạy học cũ rập khuôn, thụ động, chú trọng phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ có cơ hội được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm trên khả năng và vốn hiểu biết của trẻ. Trên cơ sở đó Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ Giáo dục mầm non đã có chủ trương thực hiện chương giáo dục mầm non, đặc biệt là chỉ đạo thực hiện một số kỹ năng nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán ở trường mầm non. 1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU a. Thuận lợi: - Ngay từ đầu năm học tôi đã luôn được sự quan tâm động viên của ban giám hiệu về mọi mặt như: Trang thiết bị dạy học, đồ dùng phục vụ cho tiết học, thông qua đó trẻ được học mà chơi, chơi mà học. - Mặt khác đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy theo chuyên môn nghành học mầm non. Bản thân tôi là một cô giáo yêu nghề mến trẻ tâm huyết với nghành học. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi, học hỏi 3
  4. kinh nghiệm của các đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn ,đồng thời học hỏi tham khảo qua các tài liệu như : sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Tham gia các buổi tập huấn của phòng giáo dục và nhà trường về các môn học nói chung và của môn toán nói riêng. - Về phía trẻ: Đa số trẻ đã có nề nếp học tập. b. Khã kh¨n: - Năm học 2013 - 2014 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi víi tæng sè 35 häc sinh: Trong đó vẫn còn một số học sinh mới ra lớp. - Do vẫn còn một số trẻ mới ra lớp, khả năng nhận thức và khả năng trẻ tiếp thu còn chậm. Lĩnh vực phát triển nhận thức và các hoạt động chung không đồng đều, nhiều cháu rất lanh lẹ, hoạt bát, thông minh nhưng cũng không ít cháu chậm chạp, ít vận động, ít nói đặt biệt với hoạt động làm quen với toán lại còn nhiều điểm yếu, cháu chỉ biết đếm từ 1-10 theo quán tính, chưa nhận biết được số, chưa biết so sánh, phân tích, thêm bớt theo quy trình, chưa biết tách gộp các nhóm số lượng, thậm chí cách dùng từ cho hoạt động làm quen với toán hầu như các cháu cũng không biết, lý do rất đơn giản là kh¶ n¨ng nhËn thøc cña c¸c ch¸u cßn nhiều hạn chế, mọi hoạt động về nề nếp xếp hàng, phải trái, trên dưới, trước sau, to nhỏ còn lẫn lộn, nhất là các chữ số cháu chưa hề biết, đây là một khó khăn của lớp trong những ngày đầu trẻ mới đến trường. - Làm quen với toán là một môn học khó đòi hỏi sự chính xác, khoa học nên giáo viên phải làm thế nào để trẻ tiếp thu được là vấn đề rất khó khăn. chẳng những thế trẻ là dân tộc vùng ®Æc biÖt khã kh¨n nªn viÖc tiÕp xúc bằng tiếng phổ thông còn hạn chế. Vì thế nên việc tiếp thu kiếp thức với trẻ còn gặp nhiều khó khăn và thiếu hệ thống. - Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu rõ và quan tâm tới việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhất là cho trẻ tiếp cận với việc làm quen với toán - Từ những lý do nói trên dẫn đến hiệu quả của việc dạy đạt kết quả chưa cao vì dạy còn rập khuôn máy móc điều kiện để trẻ được hoạt động trong giờ học còn rất ít không phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ. 4
  5. * KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN ĐẦU NĂM LỚP MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI A1 ĐẠT NHỮNG KẾT QUẢ NHƯ SAU: Xếp Kết quả đạt được Loại Giỏi Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt TSHS T TS % % TS % TS % Lần KS S Đầu năm 35 6 17.1% 7 20% 18 51.4% 4 11.4% - Do cách tổ chức cho trẻ hoạt động còn chưa có sự sáng tạo không phát huy được tính tích cực trong giờ học của trẻ. Đồ dùng học tập của trẻ chưa đáp ứng được nhu cầu cho trẻ được hoạt động. - Từ thực tế trên tôi thấy cần có những kỹ năng, biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán. Là một giáo viên yêu nghề và luôn tích cực học hỏi tôi tin vào bản thân sẽ thực hiện được. 2. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. a. Các giải pháp thực hiện. Làm quen với toán là một môn học khó lại cứng nhắc, khô khan nhưng nó lại là môn học chiếm vị trí quan trọng. Để trẻ cảm thấy thích thú tích cực trong giờ học thì tôi đã đưa ra các giải pháp: 1. Cho trẻ làm quen với thuật ngữ toán học và các chữ số ở mọi lúc mọi nơi 2. Làm đồ dùng trực quan phù hợp với giờ học. 3. Lồng ghép tích hợp các hoạt động trong giờ học một cách lô gíc. 4. Xây dựng giờ dạy trên lớp. 5. Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. 6. Cho trẻ tự khám phá hoạt động. 7. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động, khai thác tối đa chương trình Kidsmatrt. 8. Phối kết hợp cùng phụ huynh để dạy trẻ học tốt môn toán. 5
  6. b. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán. Biện pháp 1: Cho trẻ làm quen với thuật ngữ toán học và các chữ số ở mọi lúc mọi nơi. Tôi quan tâm đặt biệt đến vấn đề này vì tôi nghĩ rằng cháu hiểu, nhớ và phân biệt các chữ số sẽ là tiền đề để thực hiện các phép tính một cách nhanh chóng Độ tuổi này vốn từ của trẻ phát triển nhiều hơn nhưng vẫn còn không ít cháu vào thời điểm đầu năm học diễn đạt suy nghĩ của mình chưa mạch lạc, thiếu chính xác, muốn cho trẻ hiểu và diễn đạt một số từ ngữ ®óng trong bộ môn toán ở trường mầm non như cao, thấp, phải, trái, trên, dưới, trước, sau, to, nhỏ, bằng nhau, tách, gộp so sánh thì cô giáo cần thường xuyên cung cấp cho trẻ nắm được các thuật ngữ toán học trẻ mới thực hiện tốt các yêu cầu trong các hoạt động môn toán, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là dễ nhớ mau quên, việc cung cấp kiến thức trong các tiết học chưa đủ để trẻ nhớ lâu, khắc ghi kiến thức mà giáo viên cần cung cấp mọi lúc, mọi nơi để mỗi ngày mỗi ít trẻ nhớ nhiều hơn, nhận thức đúng hơn về các thuật ngữ toán học và các chữ số mà cô giáo đã dạy. Ví dụ : Vào đầu năm học khi cho trẻ tập xếp và di chuyển đội hình tôi kết hợp cho trẻ làm quen và ôn lại các thuật ngữ toán học đã được học như trước, sau, phải trái, trên dưới, cao thấp . tôi yêu cầu : Lớp xếp cho cô 2 hàng : 1 hàng nữ đứng bên tay phải của cô, 1 hàng nam đứng bên tay trái của cô. Hay tôi có thể thay đổi khẩu lệnh tập hîp mục đích để trẻ làm quen với các thuật ngữ trước, sau nhanh hơn, chính xác hơn tôi yêu cầu : 2 tổ một hµng dọc trước thẳng, tổ trưởng đứng trước tổ mình, tổ phó đứng sau tổ mình. Hay tập qua bài hát ở mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị cho bài dạy sắp đến cô nói: Đội nam hát to câu 1,2, đội nữ hát nhỏ câu 3,4 . Qua từng hoạt động trong ngày, qua nhiều hình thức dạy trẻ, qua bài thơ, bài hát, câu chuyện, câu đố, trò chơi, những hoạt động khác tôi cung cấp các thuật ngữ toán học đến với trẻ để kiến thức này sẽ giúp cho trẻ phát triển nhận thức một cách tốt hơn. Bên cạnh việc ôn luyện kiến thức về thuật ngữ toán học thì việc cung cấp cho trẻ các chữ số từ 1-5 rất quan trọng vì đây là kiến thức cơ bản để các cháu có đủ lượng kiến thức tốt nhất cho việc lên lớp lớn, cũng tương tự như hình thức 6