Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

docx 11 trang Minh Hường 20/08/2023 6401
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tu_cho_tre.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi

  1. MỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: II. Mục đích của SKKN: III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: II. Cơ sở thực tiễn: * Thuận lợi: * Khó khăn: III. Các biện pháp: 1. Biện pháp 1 - Khảo sát trẻ đầu năm: 2. Biện pháp 2 - Trò chuyện với trẻ: 3. Biện pháp 3 - Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua giờ học Nhận biết tập nói: 4. Biện pháp 4 - Tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm: 5. Biện pháp 5 - Sử dụng tranh, ảnh trong các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ: 6. Biện pháp 6 - Các hoạt động khác: a. Phát triển vốn từ thông qua giờ hoạt động góc: b. Phát triển vốn từ thông qua hoạt động ngoài trời, các buổi tham quan: c. Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong mọi hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ: 7. Biện pháp 7 - Sử dụng các trò chơi kết hợp đọc đồng dao, ca dao: . 8. Biện pháp 8 - Kết hợp với phụ huynh: IV/ Hiệu quả của SKKN: C. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN I/ Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm: II/ Khuyến nghị: III/ Kết luận:
  2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Ngôn ngữ là một trong những yếu tố rất quan trọng để trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ đã giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Đó cũng chính là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi nói riêng có số lượng từ tăng nhanh. Nói như vậy để chứng minh rằng: “ Phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non”. Chính vì điểu đó tôi đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp tôi một cách dễ dàng nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Và năm học vừa qua với những kinh nghiệm của mình tôi cùng các giáo viên trong lớp nhà trẻ D1, trường mầm non Gia Thượng đã giúp trẻ lớp tôi có một số vốn từ vô cùng phong phú. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi” II. Mục đích của SKKN: - Giúp trẻ phát âm chuẩn các từ. Phát triển vốn từ cho trẻ. - Phát triển một cách toàn diện cho trẻ về ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm và quan hệ xã hội. - Hỗ trợ đồng nghiệp và phụ huynh trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng - Phạm vi: Áp dụng cho trẻ lớp Nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhưng làm thế nào để ngôn ngữ phát triển thì chúng ta không thể nói đến việc phát triển vốn từ cho trẻ. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ : Vốn từ của trẻ tăng nhanh. Trong vốn từ của trẻ có tất cả các loại từ đơn, từ ghép, bên cạnh đó trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh. Tôi nhận thấy vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng còn hạn chế, bộ máy phát âm của
  3. trẻ đang hoàn thiện dần nên khi trẻ nói, trẻ hay nói chậm, hay kéo dài giọng, đôi khi còn ậm, ừ, ê a, không mạch lạc Phát triển từ cho trẻ là quá trình hình thành giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú tích cực hóa ngôn ngữ. Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi, giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ, vì đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, do đó mà trẻ được tác động mạnh mẽ về ngôn ngữ từ phía môi trường xung quanh trẻ, thì vùng ngôn ngữ của trẻ có điều kiện phát triển nhanh Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của tư duy đó giúp trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên ngoài, do đó ở trẻ luôn xuất hiện câu hỏi: Tại sao ? với chúng ta. Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này cô giáo sẽ dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng Muốn làm được điều đó giáo viên phải nắm vững đặc điểm vốn từ của trẻ, có ý thức trau dồi ngôn ngữ, tự học, tự rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân ái và lịch sự. Tư duy của trẻ ở lứa tuổi này là tư duy trực quan. Thời kỳ này khả năng tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện. Trẻ hay bắt chước những cử chỉ và lời nói của người khác, do vậy ngôn ngữ của cô giáo phải trong sáng và chính xác để trẻ noi theo. Đồng thời, tôi đã tự tìm tòi biện pháp, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế dạy trẻ ở các nội dung và chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi”. II. Cơ sở thực tiễn: Từ thực tế trong công tác tại trường và trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường. - Giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập tại các lớp chuyên đề do Sở, phòng Giáo dục tổ chức. - Trường có CSVC phục vụ tốt nhất cho các hoạt động của trẻ. - Giáo viên nhiệt tình, sáng tạo làm đồ dùng phục vụ cho việc cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ. Trình độ của giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. - Phụ huynh học sinh quan tâm, kết hợp cùng chúng tôi trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Các cháu đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thích tham gia vào các hoạt động và vui chơi. * Khó khăn: - Trẻ 24- 36 tháng tuổi do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với các cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và cá tính khác nhau.
  4. - Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn. Vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. - 85% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế dẫn dến tình trạng trẻ thường dùng từ chưa chính xác. - Trẻ nhút nhát, còn khóc nhiều ở giai đoạn đầu khi trẻ đến làm quen với trường lớp mầm non, với cô và các bạn mới. => Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ. Do đó qua thực tiễn dạy trẻ hàng ngày, trong những năm học vừa qua, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: III. Các biện pháp: Là một giáo viên mầm non, người trực tiếp giảng dạy cho trẻ 24– 36 tháng, bản thân tôi thấy việc phát triển vốn từ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng. Xong để phát triển vốn từ của trẻ, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố và nhiều các môn học như thơ truyện, nhận biết tập nói và bản thân trẻ phải được tiếp xúc với các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi.Thực hiện giờ dạy giáo viên cần sử dụng các thủ thuật linh hoạt và lồng ghép các môn học khác như: bài thơ, bài hát và những đồ dùng trực quan khi dạy trẻ. Trong quá trình dạy trẻ cô phải linh hoạt sáng tạo và thay đổi hình thức nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Cô chú ý quan tâm bồi dưỡng từng đối tượng trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tạo môi trường phát triển lời nói cho trẻ. Dưới đây là một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 1. Biện pháp 1 - Khảo sát trẻ đầu năm: Đây là biện pháp theo tôi là rất cần thiết. Qua khảo sát tôi có thể nắm rõ những mặt ưu điểm, hạn chế và những đặc điểm riêng của từng trẻ cũng như sự nhận thức của trẻ là khác nhau. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp chưa đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên chưa hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói, trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình cần khi cô hỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn. Đối với tuổi mầm non trẻ rất hiếu động tư duy của trẻ là tư duy cụ thể việc: “ Học bằng chơi – chơi mà học”, bởi vì thế giới xung quanh trẻ cái gì cũng mới lạ, trẻ thích tìm tòi, khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ thường hỏi các câu hỏi: Tại sao ? Như thế nào ? Nhưng cũng còn một số cháu nhút nhát, ít nói, sợ hãi khi lên trả lời câu hỏi. Ví dụ : Cháu Vì vậy phải chú ý đến từng đặc điểm cá nhân của trẻ, năm bắt được đặc điểm cá nhân của từng cháu, để có những biện pháp giáo dục tốt hơn. . Kết quả khảo sát đầu năm như sau: Tổng số học sinh là 40 Phân loại khả Tốt Khá Trung bình Yếu năng Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
  5. lượng % lượng % lượng % lượng % Khả năng nghe 15/40 33,3% 15/40 33,3% 5/40 16,7% 5 16,7% hiểu ngôn ngữ và phát âm Vốn từ 15/40 33,3% 15/40 33,3% 7 20% 3 13,4 Khả năng nói 18/40 41,6% 12 25% 5 16,7% 5 16,7% đúng ngữ pháp Khả năng nói 15/40 33,3% 15/40 33,3% 8 21,7% 2 11,7% câu mạch lạc, rõ ràng 2. Biện pháp 2 - Trò chuyện với trẻ: - Trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Giáo viên cần phải tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện với trẻ như trong giờ đón hoặc trả trẻ, trong giờ ăn Những ngày đầu được làm quen với trường, lớp, cô và các bạn thì hầu hết trẻ đều nhút nhát, rụt rè khi tiếp xúc. Giáo viên cần phải có những giải pháp để làm thế nào cô và trẻ thân thiện với nhau. Theo kinh nghiệm của tôi chỉ cần sự quan tâm nhỏ như: vuốt má trẻ, cô nở 1 nụ cười và một câu hỏi ngắn của cô với trẻ đã làm cho đứa trẻ có tinh thần thoải mái, tự tin hơn trong ngày hôm đó. + Trong giờ đón trẻ giáo viên cần là người chủ động khi tiếp xúc với trẻ. VD: Cô D chào bạn P. Con chào cô chưa? Con có áo đẹp thế. Ai mua cho con? Hàng ngày khi điểm danh tôi thường xuyên nhắc trẻ “ dạ cô” khi gọi đến tên mình. Mặc dù không phải cháu nào cũng trả lời cô khi được gọi tên. Tuy nhiên giáo viên vẫn phải duy trì công việc đó hàng ngày. Và để trẻ cảm thấy vui và thích khi được cô gọi tên thì khi đó tôi chuẩn bị sẵn những bông hoa tặng cho trẻ. - Giai đoạn đầu chỉ cần trẻ nói từ đơn giản như: “ Chào cô, vâng, dạ ”. Đến giai đoạn gần cuối năm đa số trẻ lớp tôi nói được câu “ Con dạ cô ạ!” và khoanh tay rất lễ phép. + Trong giờ ăn cô cho trẻ làm quen với tên gọi của các món ăn, các loại thực phẩm( thịt, cá, trứng ) bằng cách hàng ngày thường xuyên trước khi ăn cô giới thiệu các món ăn và cho trẻ mời cô cùng các bạn ăn cơm. 3. Biện pháp 3 – Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua giờ học Nhận biết tập nói: Phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non là công tác giáo dục có kế hoạch, có mục đích, có tổ chức và phải mang tính hệ thống nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ như một phương tiện giao tiếp quan trọng. Vì thế, chúng ta phải dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ học và đặc biệt là giờ học Nhận biết tập nói đưa lên hàng đầu. Trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói một từ, nói ngọng, lắp. Cho nên trong tiết học giáo viên cần