SKKN Một vài biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường Mầm non Đông Hồ, Thị xã Hà Tiên

doc 22 trang sangkien 13220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường Mầm non Đông Hồ, Thị xã Hà Tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_giup_giao_vien_xay_dung_moi_truong_ch.doc

Nội dung text: SKKN Một vài biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường Mầm non Đông Hồ, Thị xã Hà Tiên

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một vài biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường Mầm Non Đông Hồ Thị xã Hà Tiên. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Mục tiêu của ngành học là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. Muốn vậy, người làm công tác ở bậc học mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ. Ở các trường phổ thông, môi trường lớp học là bàn, ghế, phấn, bảng, dụng cụ học tập, thầy cô, bè bạn với không khí lớp học trang nghiêm và mối quan hệ rạch ròi giữa học sinh và thầy cô giáo. Riêng môi trường lớp học ở trường mầm non với các mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ. Đơn giản là thế nhưng việc thực hiện không hoàn toàn dễ dàng. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình Giáo dục mầm non mới, thì vấn đề xây dựng môi 1
  2. trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt ra ngày càng cấp thiết hơn. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển. Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi Vì vậy tôi đã chọn đề tài: Một vài biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường Mầm Non Đông Hồ Thị xã Hà Tiên để nghiên cứu và tìm ra biện pháp giúp giáo viên thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. 2
  3. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài: - Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động: là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường đó gồm hai bộ phận: môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau. + Môi trường vật chất: là toàn bộ phương tiện vật chất ở trong lớp và ngoài trời liên quan đến đến diện tích, ánh sáng, tiếng ồn, cách bố trí sắp xếp + Môi trường tinh thần: là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách: giao tiếp giữa trẻ với người lớn (giáo viên, phụ huynh), giữa trẻ với nhau và giữa người lớn với nhau. 2. Tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động: Như trên đã nói, môi trường giáo dục là người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển. Môi trường hoạt động đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của mình, qua đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ sung, đây là những nhân tố góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non. Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm cách giải 3
  4. quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân mình. Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng xây dựng, cùng chơi gia đình, bác sĩ, trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó, trẻ học được cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ. Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Trường Mầm non Đông Hồ gồm có 02 phân hiệu đều toạ lạc trên phường Đông Hồ, Thị xã Hà Tiên, là trường bán trú duy nhất trên địa bàn Thị xã. Trường có 11 phòng học, nhưng trong đó có 08 phòng được cải tạo lại từ các phòng của kho lương thực và Uỷ ban nhân dân cũ trước đây. Gồm có các khối lớp sau: - Tổng số lớp học: 11 lớp. Được chia thành 4 khối: + Nhà trẻ: 01 lớp + Khối Mầm: 03 lớp + Khối Chồi: 03 lớp + Khối Lá: 04 lớp Các phòng học tuy nhỏ hẹp nhưng được trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. * Về tình hình đội ngũ giáo viên: Trong năm học 2011 – 2012 trường có 22 giáo viên bao gồm các trình độ sau: 4
  5. Trìnhđộ Trung THCS THPT Sơ cấp cấp Cao Đại học Tổng Số liệu SPMN SPMN đẳng số Số lượng 4 18 1 11 1 9 22 Tỉ lệ 18% 82% 5% 50% 5% 40% 100% Qua số liệu thống kê ở bảng trên, cho thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Đông Hồ vẫn chưa đồng đều, có nhiều trình độ khác nhau, trong đó còn 01 giáo viên trình độ sơ cấp Sư phạm Mầm non. * Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục- Đạo tạo thị xã Hà Tiên, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị. - Đa số CBGVCNV trong đơn vị đều nhiệt tình, tâm huyết với ngành học mầm non, yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Mỗi lớp đều được bố trí đủ 2 giáo viên. * Khó khăn: - Do cơ sở còn nhỏ hẹp nên việc bố trí các khu vực chơi còn bị hạn chế; các phương tiện, đồ dùng đồ chơi căn bản được trang bị đủ nhưng chưa phong phú, đa dạng. - Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú; cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt; chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc; hình ảnh trên các mảng tường chủ yếu để trang trí, giáo viên chưa tận dụng các hình trang trí làm phương tiên dạy học; ít sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động 5
  6. - Một số cháu chưa qua trường lớp mẫu giáo nên nề nếp chưa đồng đều, trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia các hoạt động. - Năng lực chuyên môn trong đội ngũ chuyên môn không đồng đều. Một bộ phận giáo viên khi tổ chức các giờ hoạt động còn mang tính áp đặt chưa chú trọng vào tâm lý trẻ, chưa tạo nhiều cơ hội để phát huy tính tích cực chủ động ở trẻ. Từ thực trạng nêu trên, tôi đã đề ra một số biện pháp khắc phục như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH: Như trên đã nói, môi trường cho trẻ hoạt động ở trường mầm non bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, người viết chỉ đề cập đến các biện pháp giúp giáo viên xây dựng và thiết kế môi trường lớp học của mình trên cơ sở các trang thiết bị sẳn có của lớp để làm phong phú môi trường cho trẻ hoạt động. Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Tôi đã tiến hành các biện pháp như sau: 1. Trang trí lớp theo chủ đề: Khi bước chân vào cổng trường mầm non, bạn như được bước vào một thế giới khác: thế giới của trẻ thơ với những bức tranh đầy màu sắc, từ những nhân vật cổ tích, cỏ cây, hoa lá, đến những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh được trang trí trên khắp tường rào, hành lang lớp học. Còn bên trong lớp học, các hình ảnh trang trí phong phú hơn gắn với nội dung giáo dục theo chủ đề. Việc trang trí lớp theo chủ đề vừa tạo sự chú ý và hứng thú khám phá ở trẻ vừa để cho mọi người biết lớp đang học chủ đề nào. Việc làm này trường đã thực hiện từ nhiều năm trước đây, nhưng giáo viên chỉ làm rầm rộ vào lúc chuẩn bị khai giảng năm học mới, sau đó chỉ bổ sung vài hình ảnh cho có gọi là trang trí theo chủ đề. Để khắc phục tình trạng này, từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương giáo dục mầm non mới (năm 2009-2010), tôi đã chỉ đạo các lớp thực hiện các biện pháp sau: 6
  7. - Xây dựng kế hoạch trang trí theo chủ đề: Đây là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm khi kiểm duyệt giáo án của của giáo viên. Thời gian đầu, giáo viên thường bỏ qua các bước mở và đóng chủ đề vì cho rằng không quan trọng, chủ yếu soạn đầy đủ các bài dạy theo kế hoạch chương trình. Sau nhiều lần nhắc nhỡ, thậm chí đưa vào tiêu chuẩn thi đua, giáo viên đã thực hiện tương đối tốt yêu cầu này. Khi soạn giáo án, đầu mỗi chủ đề, tôi yêu cầu giáo viên phải soạn mở chủ đề, trong đó trình bày những công việc cần làm để giới thiệu chủ đề đến với trẻ. Giáo viên có thể chọn hoặc phối hợp nhiều hình thức được gợi ý sau đây để giới thiệu chủ đề: + Trò chuyện: cùng trẻ trò chuyện để tìm hiểu xem trẻ đã biết và chưa biết điều gì về chủ điểm (giáo viên có thể mở rộng thêm). Giao một số nhiệm vụ cho trẻ thực hiện: tô, vẽ, cắt dán để làm tranh chủ đề, mang các nguyên vật liệu gia đình sẳn có như tranh ảnh, chai, lọ, vỏ sò, ốc các loại để xây dựng chủ đề lớp học. + Cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi để trang trí lớp. + Tham quan: Có thể thực hiện khi triển khai các chủ đề Quê hương, Giáo thông, Nước và thời tiết (mùa hè), Thực vật Trong quá trình tham quan cô và trẻ có thể thu nhặt các nguyên liệu để trang trí chủ đề: lá cây, đá, sỏi - Trang trí lớp theo chủ đề: Đầu năm học, các lớp được trường cung cấp đầy đủ các nguyên, vật liệu cần thiết (xốp màu, keo dán, giấy màu ) để trang trí các mảng tường của lớp theo chủ đề đầu tiên của chương trình: chủ đề Trường mầm non. Giáo viên cắt, dán hoặc sưu tầm hình ảnh về trường mầm non để trang trí lớp. Trong quá trình trang trí, giáo viên phải dự định vị trí các góc chơi phù hợp với lớp mình để gắn tên các góc. Các tranh, ảnh trang trí đều được gắn kèm từ để trẻ được làm quen chữ cái. Ngoài các tranh, ảnh theo chủ đề nhà trường đã trang bị cho lớp, tôi thường khuyến khích giáo viên tự làm hoặc sưu tầm các hình ảnh về chủ đề trường mầm non từ tranh, ảnh, sách báo, internet, để làm phong phú hơn chủ đề của lớp mình. Khi triển khai một chủ đề mới, giáo viên cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề, tìm kiếm nguyên, vật liệu để trang trí chủ đề mới. Ví dụ: chủ đề Gia đình, sau 7