SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi hứng thú và tích cực làm quen với toán trong trường mầm non

docx 12 trang Minh Hường 20/08/2023 4800
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi hứng thú và tích cực làm quen với toán trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_5_tuoi_hung_thu_va_tich_cuc.docx

Nội dung text: SKKN Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi hứng thú và tích cực làm quen với toán trong trường mầm non

  1. A – ĐẶT VẤN ĐỀ: I/ Lý do chọn đề tài: Chúng ta đã biết cấp học Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường Mầm non là “cái nôi” nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, để ngay từ ban đầu trẻ được hình thành và phát triển một cách toàn diện về “Đức, trí, thể, mỹ”, người giáo viên mầm non không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà còn phải đầu tư giúp trẻ bằng cả con đường tích lũy kiến thức để tạo tâm thế thật tốt cho trẻ bước vào lớp 1. “Toán học” theo nhận thức chung của mọi người là khô và khó. Vì vậy để “học” được “nó” lại càng khó hơn. Đối với trẻ Mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo lớn nói riêng, “Toán học” đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, trong các mối quan hệ về số lượng, con số, phép đếm, sắp xếp các đối tượng theo những quy tắc nhất định, hay những định hướng về không gian, thời gian . “Toán học” còn giúp trẻ phát triển về nhiều mặt như trí tuệ, tư duy trực quan, tư duy lôgic và một số thói quen cẩn thận, chính xác, tạo cơ sở ban đầu cho trẻ tiếp xúc, lĩnh hội các kiến thức về toán ở phổ thông, qua đó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Đối với trẻ mầm non, việc tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức còn hạn chế, các quá trình phát triển tư duy và nhân cách đang từng bước hình thành, trẻ rất dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên những kiến thức mà cô giáo đã cung cấp; vì thế, việc hình thành và củng cố cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về Toán là rất cần thiết. Nhưng làm thế nào để trẻ học tốt môn toán một cách hiệu quả nhất, lôi cuốn trẻ nhất? Điều đó đã khiến tôi trăn trở, suy nghĩ, học hỏi, nghiên cứu để tìm ra biện pháp hiệu quả. Chính vì thế nên tôi đã chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm giúp trẻ 5 tuổi hứng thú và tích cực làm quen với toán trong trường mầm non" để viết sáng kiến kinh nghiệm. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: Việc cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng LQVT là một trong những hoạt động rất quan trọng ở trường mầm non. Trong đó, việc dạy trẻ LQVT giúp trẻ khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh một cách có ý nghĩa đối với ứng dụng cuộc sống; Từ đó góp phần tạo điều kiện hình thành những tư duy toán học sơ đẳng, phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ, là nền móng vững chắc cho việc hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Nó để lại những dấu ấn trong tiềm thức suốt cả quá trình học toán ở các cấp học tiếp theo của trẻ. Để thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 được giao, tôi luôn băn khoăn, lo lắng, suy nghĩ phải làm gì, và làm như thế nào giúp trẻ tiếp thu kiến thức về môn toán một cách thoải mái, nhẹ nhàng nhưng đạt kết quả cao nhất với cách thức tốt nhất. Bởi chỉ có như thế, trẻ sẽ được kích 1/10
  2. thích về tư duy từ trực quan hành động đến tư duy trừu tượng và cao hơn nữa là tư duy logic được phát triển Một tiết học toán nếu chỉ dạy đúng phương pháp, đầy đủ các bước, thì vẫn chưa đủ vì trẻ của chúng ta thường đón nhận sự truyền tải kiến thức một cách sinh động, hấp dẫn khi tiết học đó có những đồ dùng sinh động, phong phú, lôi cuốn trẻ. Là một giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi còn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng cho bộ môn toán. Việc đổi mới giáo dục làm quen với toán cũng đã có định hướng đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc thù của hoạt động toán sơ đẳng. Việc nâng cao kỹ năng thực hành giúp trẻ lĩnh hội “toán” một cách thoải mái, đồng thời tạo cho trẻ có kiến thức và kỹ năng phong phú về toán. Học toán vừa giúp trẻ phát triển nhận thức, có những hiểu biết về thế giới xung quanh, các mối quan hệ về tập hợp và số lượng, về hình dạng, kích thước, khả năng định hướng trong không gian, khả năng chú ý, ghi nhớ, tư duy cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về toán ngay từ thưở ấu thơ, làm nền tảng cho sự phát triển sau này của trẻ một cách tốt nhất. Hơn nữa, đặc điểm của toán là một môn học khoa học có chút khô khan, gò bó đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy, với giờ học toán, giáo viên cần làm rất nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú về chủng loại, về màu sắc để kích thích sự hứng thú, tích cực hoạt động cho trẻ. Chúng ta cũng biết rằng với mỗi trẻ em đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, dễ bị cuốn hút trước cảnh vật nhiều màu sắc, một bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh, một bài hát vui nhộn Vì thế, hoạt động âm nhạc và tạo hình sẽ là phương tiện hữu hiệu đầy hấp dẫn để phát triển các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tâm lý tình cảm và xã hội cho trẻ. Chính vì sức hấp dẫn của âm nhạc và tạo hình là rất lớn với trẻ nên khi sử dụng âm nhạc và tạo hình một cách hợp lý, có chọn lọc làm phương tiện để dạy hay củng cố kiến thức các môn học khác trong đó có môn LQVT sẽ mang lại hiệu quả cao. Điều đó khiến cho việc tiếp thu các kiến thức môn học LQVT trở nên dễ dàng hơn, trẻ hứng thú hơn, giáo viên cũng thấy tự tin và chủ động hơn khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Xuất phát từ đặc điểm trẻ 5 tuổi, đây là giai đoạn thuận lợi khi hướng dẫn trẻ các kĩ năng tạo hình cũng như kĩ năng tập tô chữ, tô và viết số vì vận động tinh của trẻ đã phát triển tốt hơn, linh hoạt hơn; Đồng thời vốn biểu tượng, khả năng tư duy tưởng tượng của trẻ ngày càng phong phú và tiến bộ rất nhiều so với các lứa tuổi trước.Vì vậy, hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ đặc biệt để trẻ biểu lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình với mọi điều xung quanh một cách đặc biệt hơn. Giai đoạn này trẻ rất yêu thích được tái tạo và sáng tạo các bức tranh với nhiều nội dung và hình ảnh khác nhau. Do đó, hoạt động tạo hình sẽ là phương tiện rất hiệu quả để giáo viên lồng ghép vào trong các hoạt động dạy và củng cố kiến thức của các môn học khác trong đó có môn LQVT. Qua đó cũng góp phần rèn tính kiên trì cho trẻ, hỗ trợ khả năng tập tô chữ cái, chữ số và khả năng viết cho trẻ khi vào lớp Một. 2/10
  3. Ta cũng có thể thấy rất rõ sức mạnh của âm nhạc đối với mọi hoạt động ăn chơi, giải trí của con người trong đó có trẻ em ở các lứa tuổi. Khi con người làm việc hay học tập trong môi trường có nền nhạc nhẹ nhàng sẽ trở nên hăng say, hứng khởi và hiệu quả hơn rõ rệt khi làm việc trong môi trường không có tiếng nhạc. Âm nhạc làm tâm hồn mỗi chúng ta trở nên thư thái, sảng khoái, hứng khởi; Âm nhạc cũng giúp chúng ta trở nên hăng say trong công việc, yêu đời hơn. Vì thế, âm nhạc cũng sẽ giúp trẻ trở nên hoạt bát, hứng thú hơn, tích cực hơn trong học tập cũng như khi vui chơi. Bởi vậy, người giáo viên có thể tích cực đưa âm nhạc lồng ghép vào hoạt động cho trẻ LQVT sẽ giúp giờ học trở nên sôi nổi hơn, trẻ cũng hứng thú và tích cực hơn nên hiệu quả tiếp thu các kiến thức và kĩ năng bài học cũng sẽ tốt hơn. Việc tăng cường đưa các trò chơi học tập, trò chơi vận động đan xen với nội dung củng cố toán học sẽ giúp trẻ hứng thú nhiều với giờ học LQVT bởi hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Trẻ chủ yếu tiếp thu các kiến thức và kĩ năng qua hoạt động chơi. Thông qua chơi thì các hoạt động học của trẻ mới đạt kết quả tôt nhất. Mặt khác, trẻ mầm non luôn có nhu cầu vận động rất cao. Do vậy, trong giờ học, muốn đứa trẻ hứng thú và học tập tốt, cô giáo nên tích hợp với các hoạt động thể chất, nhất là các vận động nhún, lắc, bật, nhảy, chạy sẽ kích thích trẻ hào hứng hơn rất nhiều trong giờ học. 2. Cơ sở thực tiễn: Đã có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến nhiều biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng học tốt môn Làm quen với Toán. Tuy nhiên, các phương pháp đưa ra phần lớn còn mang tính hình thức, chưa thật sâu và tính hiệu quả chưa thật cao. Là một giáo viên mầm non với hơn mười hai năm trong nghề, trong đó tôi đã có 10 năm kinh nghiệm dạy trẻ 5 tuổi, tôi nhận thấy,để giúp trẻ 5 tuổi hứng thú tích cực với hoạt động LQVT, tôi đã đi sâu vào phương pháp tích hợp sử dụng âm nhạc và tạo hình để giúp trẻ học tốt môn Làm quen với toán ở trên lớp. Ngoài ra, tôi cũng kết hợp với một số phương pháp khác để tăng hiệu quả hơn. 1. Khó khăn: * Về phía giáo viên: - Quá trình tổ chức cho trẻ LQVT còn nặng về kết quả, thời gian tổ chức và làm đồ dùng, cô chưa chú ý cho trẻ phối hợp nhiều kỹ năng vận động, tạo hình, âm nhạc khi dạy và củng cố những kiến thức về “Toán học” cho trẻ. Điều đó khiến giờ học trở nên khô khan, trầm và ít hiệu quả. - Khi triển khai thực hiện chương trình GDMN mới và thực hiện các yêu cầu của trường học điện tử, giáo viên còn nặng về thiết kế các bài giảng tương tác, xây dựng kế hoạch phát triển thẩm mỹ, thể chất và ngôn ngữ, phát triển nhận thức thường thiên về khám phá, chưa có nhiều thời gian chú ý đến khả năng tiếp thu “Toán ” ở trẻ. 3/10
  4. - Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ yêu cầu và tầm quan trọng về các môn học của trẻ ở trường mầm non. Họ hiểu một cách đơn giản như trẻ đến lớp chỉ là học hát, học múa, nghe cô kể truyện, đọc thơ. Chính vì vậy mà phần nào làm cho sự nhận biết cũng như hứng thú của trẻ về môn toán vẫn còn hạn chế. - Bản thân còn hạn chế về thời gian dành cho học tập, nghiên cứu tài liệu. Đôi khi tổ chức hoạt động học còn gò bó, chưa phát huy hết tính sáng tạo ở trẻ. * Về phía trẻ: Khả năng tập trung chú ý của một số trẻ yếu; Có nhiều trẻ hiếu động và chưa có nề nếp học tốt; Số trẻ trong lớp còn đông; Một số trẻ còn hay nghỉ học; Nhận thức của trẻ về các biểu tượng toán chưa chắc chắn, trẻ còn hay quên, dễ nhầm lẫn, rụt rè, thiếu mạnh dạn, tự tin khi trả lời các câu hỏi trong các hoạt động; Đồ dùng sẵn có cho trẻ LQVT chưa đầy đủ. 2. Thuận lợi: - Trường tôi đã được công nhận trường học điện tử nên cơ sở vật chất và trang thiết bị điện tử đầy đủ, hiện đại, thuận lợi cho ứng dụng CNTT trong dạy trẻ như thiết kế các bài giảng điện tử, bài gảng tương tác về các môn học trong đó có môn LQVT. Lớp được trang bị máy tính, máy in, loa trợ giảng, máy chiếu đa vật thể, máy chiếu, màn chiếu projector, đài, đàn organ giúp giáo viên thuận lợi trong việc soạn giáo án, chuẩn bị và sử dụng các thiết bị điện tử và các bài giảng điện tử trong các tiết dạy. - Ban giám hiệu trường luôn quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt, trang bị khá đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động cho trẻ. - Đa số trẻ ở gần trường nên rất chăm đến lớp.Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều. - Giáo viên nhiệt tình, có trình độ chuẩn và trên chuẩn, có ý thức học hỏi qua việc đọc, tham khảo tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng. Bản thân lại nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động LQVT không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này sẽ dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Bởi vậy, tôi luôn tìm tòi và đi sâu nghiên cứu hoạt động LQVT cho trẻ nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức toán một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không gò ép, áp đặt trẻ mà đạt kết quả cao. Sau đây là một số kinh nghiệm cũng như biện pháp giúp trẻ 5 tuổi hứng thú tích cực với hoạt động LQVT tôi đã nghiên cứu: C - MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP TRẺ 5 TUỔI HỨNG THÚ VÀ TÍCH CỰC VỚI HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Để nắm được mức độ hứng thú và mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng toán học ở trẻ được thay đổi như thế nào, tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá ban đầu về các nội dung này khi mới nhận trẻ lên lớp và thực hiện dạy trẻ được 1 tháng: Tôi tiến hành khảo sát 100% số trẻ trong lớp là 47 cháu. Mức độ hứng thú Mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng LQVT 4/10