Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng

doc 30 trang Minh Hường 20/08/2023 5800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lý do chọn đề tài: Bác Hồ của chúng ta đã từng nói : “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan ” Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, chính vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ ngày đầu tiên khi trẻ đến lớp là một việc làm vô cùng quan trọng và ý nghĩa nhằm giáo dục toàn diện về thể chất cũng như nhân cách trẻ. Để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt và hình thành nhân cách tốt thì nhiệm vụ phát triển thể chất đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trẻ có khỏe mạnh, có nhanh nhẹn khéo léo, có thể lực tốt thì mới có sức khỏe để tích cực tham gia các hoạt động, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Trong hoạt động giáo phát triển thể chất có hai loại vận động là vận động tinh và vận động thô. Đối với vận động thô, trẻ 24- 36 tháng tuổi thường xuyên đòi hỏi sự thay đổi các vận động so với lứa tuổi nhỏ hơn, trẻ không giữ được mình trong tư thế yên tĩnh mà cần phải luân phiên giữa động và tĩnh. Ở tuổi này, trẻ biết đi lại vững vàng, biết phối hợp chân tay tuy chưa nhịp nhàng, thân vẫn còn dao động sang hai bên trong vận động đi, chạy và cảm giác chưa thăng bằng, trẻ có thể bật nhảy tại chỗ, nhảy xa bằng hai chân, trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng để bò, biết ném trúng đích, ném xa ngoài ra trẻ cũng biết đẩy bóng bằng hai tay, ném bóng. Còn với vận động tinh giúp trẻ biết điều khiển và cử động các ngón tay và sự phối hợp giữa tay và mắt lắp đồ chơi, nặn, xé dán, tô màu, cầm nắm và sử dụng các đồ dùng Vận động thô của trẻ như đi, chạy nhảy, tung, bắt, giúp cho trẻ rèn luyện cơ thể. Tuy nhiên, với trẻ 24 - 36 tháng tuổi, giáo dục thể chất không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện sức khỏe thông qua các vận động cơ bản:đi, chạy, nhảy hay cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của trẻ mà cần phải quan tâm đến việc rèn nề nếp thói quen vệ sinh cho trẻ: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, lấy nước uống, trẻ biết ngủ đúng giờ, đủ giấc , hay các kĩ năng tự phục vụ đơn giản thông qua sự giúp đỡ của người lớn: biết đi giày, cởi tất, cài cúc áo từ đó tạo cho trẻ tiền đề vô cùng cần thiết để trẻ bước vào các lớp học tiếp trong lứa tuổi mẫu giáo. Muốn giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu các cách thức tổ chức, hình thức các hoạt động giáo dục cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. Chúng ta có thể sử dụng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau như trong hoạt động học, giờ thể dục, hoạt động với đồ vật, hoạt động dạo chơi hay trong sinh hoạt hàng ngày tạo thói quen nề nếp, thói quen vệ sinh của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ phát triển vận động mọi lúc mọi nơi, trẻ học mà chơi, chơi mà học. 1
  2. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Một số biên pháp nhằm nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này. II/Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. - Tạo sự hứng thú cho trẻ trong các hoạt động phát triển vận động. Rèn luyện sức khỏe cho trẻ đồng thời giúp trẻ hoàn thiện các kĩ năng vận động, kĩ năng lao động vừa sức và kĩ năng tự phục vụ. - Giúp cho giáo viên linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng. - Thông qua các hoạt động giáo dục phát triển vận động, tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: đức – trí – thể - mĩ. III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Trẻ 24-36 tháng lớp Nhà trẻ D1 trường Mầm non Đô thị Sài Đồng. 2
  3. PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I - Cơ sở lý luận: Phát triển thể chất là một quá trình hoàn thiện về hình thể và chức năng sinh học của con người. Đối với trẻ nhỏ mức độ hoàn thiện của thể chất được biểu hiện bằng khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường bằng khả năng hoạt động của nhưng vận đông như: Vận động tinh, vận động thô và một số nề nếp thói quen vệ sinh giúp trẻ phát triển về thể chất, thể lực. Các kĩ năng vận động của trẻ phát triển tốt và sớm hoàn thiện, thì trẻ sẽ khỏe mạnh nhanh nhẹn, khéo léo và ngược lại. Với trẻ 24 – 36 tháng, chúng ta cần giúp trẻ hình thành và phát triển các thói quen vận động: Bò, đi, chạy, bật nhảy, Các vận động tinh rèn cho trẻ phát triển cơ tay: Cổ tay, ngón tay, kết hợp với cơ quan thị giác. Thói quen vệ sinh: Vệ sinh cá nhân (Rửa tay, rửa mặt, đánh răng, ) vệ sinh môi trường (Tưới cây, lau lá, cho thỏ ăn, ) Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã suy nghĩ trình bày thực tế để tìm biện pháp thực hiện. II - Cơ sở thực tiễn: Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 1 /Thuận lợi: - Trường mầm non đô thị Sài Đồng thuộc phường sài đồng- Quận Long Biên- TP Hà Nội. Là một ngôi trường mới được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 8-2013 với diện tích 3700m2, có 4 tầng, 29 phòng trong đó có 12 phòng học, 10 phòng chức năng. - Được đầu tư về cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, qui mô với các phòng học, phòng chức năng: phòng thể chất, phòng âm nhạc, phòng Kidmats, Phòng làm quen với tiếng anh các phòng học rộng rãi thoáng mát, có sàn gỗ đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa động. - Bếp ăn một chiều có máy sấy bát đĩa đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ và các đồ dùng phương tiện hiện đại. - Nhà trường đầu tư một phòng thể chất với các đồ dùng dụng cụ hiện đại, đồng bộ: trải cỏ nhân tạo, cầu treo, thang leo, xà đơn, xà kép, cầu gôn, bóng đá, bóng chuyền cho đủ các lứa tuổi. - Luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT quận Long Biên trong việc thực hiện CTGDMN, Phòng GD&ĐT thường xuyên mở các lớp tập huấn, kiến tập nâng cao trình độ cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động. - Trường đang trong quá trình thực hiện mô hình thí điểm trường mầm non chất lượng cao của Phòng giáo dục- Đào tạo Quận Long Biên. - Năm học 2013 – 2014 trường được Phòng GD&ĐT giao nhiệm vụ thực hiện điểm chuyên đề “ Phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Số lượng học sinh, giáo viên của các lớp đúng theo quy đinh của Bộ Giáo Dục: lứa tuổi 24-36 tháng là 25 cháu /1 lớp/ 3 giáo viên 3
  4. - Phụ huynh thường xuyên phối hợp trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe, học tập của con, nhiệt tình tham gia các phong trào, hội thi của trường, lớp. - Bản thân là một giáo viên trẻ luôn ham học hỏi tìm tòi, sáng tạo qua sách vở, mạng thông tin đưa ra các tình huống sư phạm để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ b/ Khó khăn - 65% số trẻ lần đầu tiên đến lớp, nên sự phát triển thể chất chưa đồng đều phải xây dựng kế hoạch khảo sát về mọi mặt trong lĩnh vực phát triển thể chất để có kế hoạch rèn luyện cho trẻ từ dễ đến khó giúp trẻ đi vào nền nếp. - Có nhiều trẻ còn nhút nhát chưa quen với môi trường sư phạm, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. - Hầu hết bố mẹ làm CBCNV nhưng thời gian hạn chế nên chưa quan tâm tới tình hình của trẻ. - Đa phần trẻ chuyển ở các trường tư thục các điểm trông giữ trẻ nhỏ lẻ nên trẻ còn chưa có nề nếp, quấy khóc, chưa có kĩ năng tự phục vụ. - Công tác tuyển sinh chưa ổn định, liên tục có trẻ mới nhập học gây biến động về số lượng trẻ trong lớp học, ảnh hưởng đến nề nếp thói quen sinh hoạt của trẻ khác - Tài liêu tham khảo các hình thức, trò chơi rèn luyện phát triển thể chất cho trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng chưa nhiều. - Bên cạnh đó nhiều trẻ đến lớp bị thấp còi, suy dinh dưỡng, béo phì III - Biện pháp thực hiện - Phát triển giáo dục thể chất là sự phát triển về vận động tinh, vận động thô, dinh dưỡng đảm bảo cho trẻ và rèn cho trẻ một số thói quen nề nếp vệ sinh cá nhân, giúp trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn cho trẻ, làm quen với việc tự phục vụ giữ gìn sức khỏe + Vận động tinh ở trẻ 24-36 tháng là dạy trẻ kĩ năng co duỗi các ngón tay, kĩ năng quay cổ tay ngón tay, kĩ năng bật ngón tay, phối hợp giữa tay và mắt + Vận động thô ở lứa tuổi này là dạy trẻ kĩ năng giữ thăng bằng trong vận động đi, chạy thay đổi tốc độ, kĩ năng tung- bắt bóng, kĩ năng bật nhún + Rèn cho trẻ một số thói quen vệ sinh cá nhân: Ngủ đủ giấc, ăn được tất cả các loại thức ăn, biết ăn chín uống chín, lau miệng, vứt rác đúng nơi quy định + Rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe, biết phòng tránh các nơi nguy hiểm: tự xúc cơm ăn, cởi tất áo khi bị ướt bị bẩn, cài cởi cúc áo, biết được nơi nguy hiểm không được sờ, lại gần Để trẻ thích thú tham gia vào các vận động thể chất hào hứng hấp dẫn, đạt kết quả cao hơn .Tôi đã xây dựng thực hiện kế hoạch cụ thể theo từng chủ điểm căn cứ vào tình của trẻ *Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phát trển thể chất cho trẻ. Để giúp giáo viên có những định hướng trong công việc giúp trẻ phát triển thể chất xuyên suốt trong một năm học: Đi đúng tiến trình, đúng thời gian để trẻ được phát triển thể chất một cách tốt nhất. 4
  5. Tôi đã xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ trong một năm học dựa vào các nội dung sau: - Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, trạng thái sức khỏe, vốn kỹ năng vận động của trẻ phù hợp với điều kiện của địa phương, trường lớp để lựa chọn các cách thức rèn luyện cho trẻ phát triển thể chất phù hợp. - Lồng ghép vào các tiết học các hoạt đông vui chơi, hoạt đông ngoài trời, họat động chiều, hoạt động ngoại kháo, hoạt động mọi lúc, mọi nơi, thông qua các trò chơi. - Lựa chọn các hoạt động dạy trẻ phù hợp các chủ điểm, lựa chọn phải lưu ý đến thời gian trong ngày để tổ chức, đưa các hoạt động tạo cho trẻ hứng thú, không bị gò ép trong các hoạt động. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ LỚP D1 a. Vận động tinh Mục đích Chuẩn bị -Trẻ nặn bánh trôi, - Tăng cường vận động tinh cho - Bột gạo nếp, bánh chay tay: Bóp mềm, xoay tròn, đường phên, - Biết mùi vị của bánh trôi, bánh chay - Dạy trẻ xâu vòng - Luyện kĩ năng phối hợp giữa các - Rổ đựng hạt vòng ngón tay và mắt và dây - Dạy trẻ chơi với - Luyện kĩ năng sử dụng đôi bàn - Xô, cốc, nước, cát cát và nước tay - Dạy trẻ làm bánh - Luyện cơ bàn tay,ngón tay phối - Kem tươi, túi, cốc kem kết hợp với cơ quan thị giác - Dạy trẻ làm sữa - Luyện cho trẻ kĩ năng khuấy, đảo - Sữa chua, quả cắt chua hoa quả dầm nhỏ, cốc, thìa. của cổ tay và các ngón tay - Dạy trẻ biết tô - Trẻ biết dùng phối hợp tay, mắt, - Tượng, màu nước, tượng, in các hình và dùng lực của bàn tay để in, ấn vỏ chai nước các củ, trang trí các hình quả cắt hình hoa, lá, các con vật để trẻ 5