SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi

doc 21 trang sangkien 31/08/2022 20102
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi

  1. I/ PHẦN I: MỞ ĐẦU Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân. Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước nhu cầu đào tạo thế hệ trẻ lực lượng kế thừa xây dựng đất nước sau này, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và đã được quan tâm ngay từ bậc học mầm non. Song song với sự phát triển kinh tế của đất nước, thì môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân cơ bản là do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của một số người Ví dụ: Như vứt rác xuống sông hồ, làm cho nước ở sông hồ bị ô nhiễm. Đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm cho con người được sống trong môi trường trong lành góp phần bảo vệ khu vực và toàn cầu. Ngày 27/12/1993 Quốc hội đã thông qua “ Luật bảo vệ môi trường”. Đồng thời Thủ Tướng chính phủ cũng đã phê duyệt đề án “ Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống quốc dân. Đối với giáo dục mầm non cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung. Biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Thực hiện chỉ thị chung của nghành giáo dục mầm non, dựa vào tình hình thực tế của trường, của lớp, từ thực tế tôi thấy rằng trẻ chưa đạt được mục tiêu cơ bản, tỉ lệ trẻ có những hành vi, thái độ tham gia bảo vệ môi trường còn rất ít và không thường xuyên. Ví dụ: Khi trẻ ăn bim bim, trẻ sẵn sàng cầm ngay vỏ bim bim ném xuống sân trường hoặc một nơi nào đó, mà không vứt vào thùng rác. 1
  2. Từ ví dụ trên ta có thể nghĩ ngay rằng trẻ chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường xung quang mình, do trẻ chưa được sự chú ý giáo dục thường xuyên và đúng phương pháp, trẻ chưa nắm được kiến thức cơ bản về môi trường, chưa hiểu được hành vi vứt rác bừa bãi ra sân trường làm cho trường học mất vệ sinh, cô và các cháu sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và ảnh hưởng tới người khác. Từ tình hình thực tế đó làm tôi suy nghĩ, làm thế nào để nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đem lại kết quả tốt hơn. Và tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” * Mục đích nghiên cứu: T×m ra những biÖn ph¸p dạy trẻ bảo vệ môi trường trong tr­êng mÇm non ®Ó phï hîp vµ ®¸p øng nhu cÇu ®æi míi hiÖn nay. Thêi gian : Trong năm học 2014 - 2015 §Þa ®iÓm : Lớp mẫu giáo ghép bản Noọng Dẻ - Trường Mầm non Nậm Cắn * Đóng góp mới về thực tiễn: - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non để trẻ phát triển toàn diện về thể lực, sức khỏe, ngôn ngữ, nhận thức tình cảm, xã hội. - Tuyên truyền cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội nhận thức đúng vai trò nhiệm vụ và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong gia đình và trường Mầm non. Nâng cao các nội dung hình thức bảo vệ môi trường, lồng ghép vào nội dung các hoạt động thực hành bảo vệ môi trường II. PHẦN II: NỘI DUNG: 1.Cơ sở lý luận: 1.1. Từ thế kỷ XIX một số nước đã đưa ra những đạo luật về môi trường như: Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mỹ năm 1896; Luật khoáng nghiệp, Luật sông ở Nhật năm 1896, 1.2. Năm 1972, trong tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi trường và con người” họp tại Stockholm đã nêu: “Việc giáo dục môi trường cho thề hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để học có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường”. Ngay sau đó, chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEF) cùng với các tổ chức văn hóa – khoa học – giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã thành lập chương trình giáo dục môi trường quốc tế (IEEP). Tháng 10/1975 IEEP đã tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về Giáo dục môi trường ở Beograde (Cộng Hòa Liên Bang Nam Tư), kết thúc hội thảo đã đưa ra 2
  3. được một nghị định khung và tuey6n bố về những mục tiêu và những nguyên tắc hướng dẫn giáo dục môi trường. Trong đó nêu rõ mục tiêu giáo dục môi tiêu giáo dục môi trường là nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường và hiểu biết về môi trường; giúp cho mỗi người xác định thái độ và lối sống cá nhân tích cực đối với môi trường; có những hành động cho một môi trường tốt đẹp. 1.3. Chỉ thị số 36 CT?TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại háo đất nước” đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như: “ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân” 1.4. Cùng với Luật giáo dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 3288/QĐ_BGD&ĐT ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam và một số văn bản hướng dẫn kèm theo. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường phổ thông và trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân. 1.5. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” 1.6. Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 1.7. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, đã ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày 1/7/2006 2. Cơ sở thực tiễn: Bước vào thế kỷ XXI, loài người đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của tự nhiên. Đó là nạn lạm phát tài nguyên, cạn kiệt tài nguyên, nạn ô nhiễm môi trường, và cũng chính từ những điều này đã tác động không nhỏ tới việc tận dụng tài nguyên thiên nhiên của con người. Tài nguyên thiên nhiên không còn là một “núi” khổng lồ để con người mặc sức sử dụng chúng để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đã có một thời, con người ngang nhiên tác động, ngang nhiên tận dụng tài nguyên mà không bao giờ nhìn nhận vấn đề “phát triển bền vững”. Từ đây sẽ đặt ra cho loài người chúng ta những suy nghĩ cần 3
  4. thiết về việc cải tạo, tận dụng tài nguyên như thế nào để đảm bảo được sự bền vững của chúng? Giáo dục với nhiệm vụ đào tạo ra những con người không những có kiến thức mà còn phải hội đủ các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương nói riêng là nhiệm vụ của các trường đại học, cao đẳng. Đào tạo ra những con người sau này sẽ trở thành những nhà quản lý, những người ra quyết định, những nhà kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, tham gia vào các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, y tế. Họ sẽ tham gia vào các hoạt động mà ít nhiều có liên quan đến môi trường sống. Vì vậy công tác Giáo dục bảo vệ môi trường cho đối tượng sinh viên đại học, cao đẳng với mục đích hình thành các “ nhà chuyên môn thấu hiểu về môi trường” là có tính quyết định đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, do sự gia tăng dân số quá nhanh, dân nghèo khổ và lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thi hóa ở nhiều nơi, khí thải của các công trường, nhà máy thải ra sông, hồ làm cho nước bị ô nhiễm và lượng rác thải trong sinh không được phân loại và không được xử lý đúng lúc, đúng nơi quy định sẽ làm mất vệ sinh và gây ra ô nhiễm môi trường. Cho nên để bảo vệ môi trường con người phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ được xem là có hiệu quả, nhất là giáo dục bảo vệ môi trường ở lứa tuổi mầm non vì lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ. Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường, chúng tôi được xác định là một trong các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào các hoạt động hằng ngày nhằm củng cố và hệ thống hóa các kinh nghiệm mà trẻ đã tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày, trong lúc trẻ quan sát, học tập, vui chơi và lao động, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên cũng còn hạn chế trong việc tìm hiểu quan sát về môi trường thiên nhiên, hoạt động ngoài trời. 3. Thuận lợi- khó khăn: - Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Trong suốt quá trình thực hiện và tổ chức hoạt động này tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: 4
  5. 3.1. Thuận lợi: - Nhận được sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của Phòng GD, BGH trường cùng với phụ huynh. Trường học được xây rộng rãi, thoáng mát, lớp tôi được đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như: đàn, tivi nhiều giá góc đồ chơi đẹp. - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và học hỏi đồng nghiệp. Đặc biệt tôi luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức. 3. 2. Khó khăn: Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi gặp những khó khăn sau: - Trường có khuôn viên rộng nhưng môi trường thiên nhiên cho trẻ còn hạn hẹp. - Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều về kiến thức, ý thức bảo vệ môi trường. - Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảm bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế. - Đa số trẻ chưa thực hiện tốt nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Nhiều trẻ còn vứt rác ra sân trường, đồ dùng đồ chơi chưa cất gọn gàng ngăn nắp, vặn vòi nước sử dụng lãng phí tràn ra ngoài. Vì vậy để nâng cao hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo. 4. Các giải pháp thực hiện: 4.1.Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo chủ đề: Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một môn học mà nó là một nội dung được tích hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ theo các chủ đề. Vì thế giáo viên cần chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo từng chủ đề khác nhau sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề đó. Nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung tích hợp với nội dung chính của từng hoạt động. Giáo viên cần tích hợp nội dung như sau: Ví dụ 1: Với chủ đề “ Trường mầm non” nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào dạy trẻ là: - Nhận biết môi trường sạch - bẩn và sự ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở trong trường học. - Cách phòng tránh khi môi trường bị ô nhiễm. - Cách giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt. - Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi . 5