SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Duyên Hà

docx 4 trang Minh Hường 20/08/2023 6922
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Duyên Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Duyên Hà

  1. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể nói rằng việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội, của nhà trường và của mỗi gia đình. Đối với việc giáo dục và phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non thông quac các hoạt động học cũng như hoạt động chơi, giao lưu của trẻ hàng ngày ở trường, trong gia đình giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Thông qua các hoạt động hàng ngày như hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ hoàn thiện hơn nhân cách cũng như kỹ năng sống của mình ngay từ lứa tuổi mầm non Trong xã hội hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Bởi sự bùng nổ của thông tin, với những văn hóa không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, với những suy thoái về đạo đức, với những đua đòi của thế hệ trẻ, cùng với những mặt trái của công nghệ thông tin, mặt trái của xã hội, với muôn ngàn cạm bẫy giới trẻ hiện nay tiếp cận rất nhiều loại tác động, tốt có, xấu có, thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực từ gia đình và xã hội. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo ” con người mới ” với đầy đủ các mặt: ” đức, trí, thể, mỹ “. Như Bác Hồ đã từng nói : “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây – Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Sở dĩ Bác nói như vậy là để khẳng định một lần nữa với chúng ta rằng việc giáo dục trẻ để trẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất nước là một nhiệm vụ hàng đầu. Giáo dục kỹ năng sống trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô cùng quan trọng, bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với các bạn chơi như thế nào cho đúng. Ngay ở lứa tuổi mầm non trẻ đã bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làm Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm. Để giúp trẻ có kỹ năng sống không có nghĩa là phải dạy trẻ những gì cao siêu vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng
  2. ngày của một xã hội thu nhỏ như: làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết. Để giúp trẻ sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất thường phát sinh hay không bị mất bình tĩnh trước những nguy cơ đột ngột, trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ, đến việc học để có kiến thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người. Giáo dục kỹ năng sống trên thực tế lớp C3 của tôi trẻ chưa được mạnh dạn tự tin, khả năng tự phục vụ kém, trong khi tham gia các hoạt động trẻ chưa đoàn kết, hợp tác trong khi học và chơi. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Từ những trăn trở suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài:” Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Duyên Hà “ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi * Mục đích nghiên cứu: Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Duyên Hà. Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Duyên Hà.
  3. * Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi. * Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo bé C3 trường Mầm Non Duyên Hà – Thanh Trì – Hà Nội năm học 2013 – 2014. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Hiện nay, việc đưa giaó dục kỹ năng sống vào nhà trường, nhất là từ bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và mỗi nước có một phương thức giáo dục khác nhau. Tại Việt Nam thì việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào lứa tuổi mầm non cũng được chú trọng vào các năm gần đây. Có thể nói rằng môi trường xã hội có tác động, ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Điều đó được biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với văn hoá và môi trường xung quanh. Vì vậy thế giới xung quanh trẻ luôn luôn muôn sắc màu. Trẻ sẽ nắm bắt và cảm nhận từ từ. Bởi vậy vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường và đặc biệt là cô giáo có vai trò quan trọng trong việc phát triển sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi nói riêng, việc dạy trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nhưng dạy trẻ kỹ năng gì? Dạy như thế nào? Thì người giáo viển phải biết lựa chọn nội dung cho phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ như: – Tự nhận thức bản thân là dạy trẻ tự nhận ra những sở trường, năng lực của bản thân. – Kỹ năng hợp tác với bạn bè là dạy trẻ tham gia các hoạt động cùng các bạn, trẻ luôn biết nhường nhịn, cùng hợp tác với các bạn để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất. – Kỹ năng sống tự tin dạy trẻ luôn mạnh dạn, tự tin tham gia mọi hoạt động của trường, của lớp. – Kỹ năng tự lập là dạy trẻ biết hành động một cách chủ động, năng động. – Tính trách nhiệm là dạy trẻ biết hoàn thành công việc được giao.
  4. – Kỹ năng quan hệ xã hội là dạy trẻ các mối quan hệ trong xã hội, biết giao tiếp và hòa hợp với mọi người – Kỹ năng thích tò mò ham học hỏi, khả năng thấu hiểu là dạy trẻ biết tò mò, khám phá những điều mới lạ về mọi vật xung quanh. Qua đó, phát triển cho trẻ toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mĩ. 1.CƠ SỞ THỰC TIỄN Trường mầm non Duyên Hà nằm ven sông Hồng ngoài bãi. Trường được phân bổ ở 3 khu theo địa bàn dân cư 3 thôn trong xã. Năm học 2013 – 2014 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé – C3. Lớp có 2 cô , 1 cô đạt trình độ trên chuẩn, 1 cô đang theo học đại học. Lớp có 25 cháu, 12 cháu nam , 13 cháu nữ trong đó có 2 cháu tự kỷ, trong số đó có nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ dẫn đến tính ỷ lại và một số trẻ lại nhút nhát quá không tham gia vào các hoạt động của trường, của lớp