SKKN Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Lớp D2 trường Mầm non Thanh Thùy

doc 18 trang sangkien 01/09/2022 13400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Lớp D2 trường Mầm non Thanh Thùy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_de_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_t.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Lớp D2 trường Mầm non Thanh Thùy

  1. Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp D2 Trường MN Thanh Thùy PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG MẦM NON THANH THÙY  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI LỚP D2 TRƯỜNG MN THANH THÙY ” Họ và tên : Kiều Thị Thu Phương Trường : Trường Mầm non Thanh Thùy Lĩnh vực : GD Nhà Trẻ Cấp học : TC Sư phạm Mầm Non Năm học: 2015 – 2016 1/17
  2. Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp D2 Trường MN Thanh Thùy MỤC LỤC Nội dung Trang - Trang bìa 1 - Mục Lục 2 - Danh mục viết tắt 4 A/ PHẦN MỞ ĐẦU 5 1.Lý do chọn đề tài 5 2.Mục đích nghiên cứa 5 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứa 5 4.Nhiệm vụ nghiên cứa 5 5.Phương pháp nghiên cứa 5 6.Nội dung đề tài 6 B/NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6 I.Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài 6 1.Cơ sở pháp lí 6 2.Cơ sở lí luận 6 3.Cơ sở thực tiễn 7 II.Thực trạng của đề tài 7 1.Khái quát phạm vi 7 2.Thực trạng 7 3.Nguyên nhân thực trạng 8 2/17
  3. Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp D2 Trường MN Thanh Thùy *Kết quả thực trang: Bảng thực trạng đầu năm học 8 2015-2016 III.Biện pháp, giải pháp để thực hiện đề tài 8 1.Cơ sở để đề xuất giải pháp 8 2.Các biện pháp giải pháp chủ yếu 9 3.Giáo viên cần hiểu tâm sinh lí của trẻ 9 IV.Tổ chức triển khai thực hiện 13 C/KẾT QUẢ SAU 1 NĂM 13 Bảng số liệu điều tra sau khi thực hiện đề tài 13 D/KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 1.Kết luận 15 2.Kiến nghị 15 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 - Nhận xét của Hội đồng khoa học. 17 3/17
  4. Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp D2 Trường MN Thanh Thùy DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Viết tắt Chú thích 1 CSGD Chăm sóc giáo dục 2 VD Ví dụ 3 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 4 NBTN Nhận biết tập nói 4/17
  5. Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp D2 Trường MN Thanh Thùy A/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người và để nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, là phương tiện cho việc dạy và học. Ngôn ngữ nói, đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ chính là công cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận thức. giải quyết vấn đề của trẻ. Đối với trẻ 24-36 tháng thì ngôn ngữ, nhận thức của trẻ còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng” nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có logich, có trình tự, chính xác. - Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người. - Làm phong phú vốn từ cho trẻ. - Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu trong phạm vi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Tìm ra những giải pháp tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 5/17
  6. Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp D2 Trường MN Thanh Thùy - Phương pháp quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ. - Phương pháp quan sát các hoạt động dạy và học. - Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài. 6. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: - Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu về thực trạng của đề tài. - Đề ra các biện pháp giải pháp. B/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Chương 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở pháp lí: Chương trình giáo dục mầm non đựoc biên soạn trên cơ sở quy định của luật giáo dục và đã được bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo kí ban hành theo thông tư số 17/2009/TT-BGDDT ngày 25/7/2009.Chương trình giáo dục mầm non được tiến hành nghiên cứu xây dựng từ năm 2002 theo quy định khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà sư phạm. cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên mầm non với mục tiêu là: giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách. Với yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non là: phù hợp với sự phát triẻn tâm sinh lí ở trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh,nhanh nhẹn. Cung cấp kĩ năng sống phù hợp lứa tuổi. Giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô giáo. Yêu quý anh, chị, em, bạn bè. Thật thà, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết thích đi học. Với yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non là: Đối với nhà trẻ phương pháp giáo dục phải chú trọng sự giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương , gắn bó của người lớn đối với trẻ. Chú ý đặc điểm cá nhân của trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động, giao lưu cảm xúc 2. Cơ sở lí luận: Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ dể giao tiếp với mọi 6/17
  7. Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp D2 Trường MN Thanh Thùy người xung quanh và ngôn ngữ chính là phương tiện cho việc dạy và học. Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ.cụ thể trẻ nhà trẻ thì nhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được câu 2-3 từ ,có trẻ thì đã nói được câu 4-6 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết. Đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng nghe, hiểu, nói của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 3. Cơ sở thực tiễn: Căn cứ vào thực tế, kết quả các tiết dạy thơ, chuyện, tập nói. Căn cứ vào nhu cầu cần được giao tiếp, trò chuyện của trẻ. Căn cứ vào sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình CSGD trẻ. ChươngII: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI. 1. Khái quát phạm vi: Ngành giáo dục huyện Thanh Oai trong những năm gần đây đã quan tâm nhiều hơn với bậc học mầm non. Để hòa nhập cùng với sự đổi mới của các bậc học khác thì bậc học mầm non cũng đã tiến hành đổi mới để phù hợp với sự đổi mới chung của giáo dục cả nước, cũng như của thế giới. Trường mầm non Thanh Thùy được sự chỉ đạo của sở giáo dục đào tạo thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện chương trình mầm non mới. 2. Thực trạng: Trường mầm non Thanh Thùy là trường có cơ sở vật chất tốt của huyện Thanh Oai và là một trong những trường tiên tiến trong khối mầm non của huyện nhà. *Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ. - Giáo viên đạt trình độ chuẩn .Nhiệt tình công tác, đoàn kết giúp đỡ nhau trong 7/17
  8. Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp D2 Trường MN Thanh Thùy việc chăm sóc giáo dục trẻ. *Khó khăn. - Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp - Vốn từ của trẻ còn rất ít . - Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều. - Trí nhớ của trẻ còn hạn chế chính vì vậy mà trẻ chưa biết cách sắp xếp trật tự các từ trong câu nên khi phát âm trẻ thường bỏ bớt từ. Cách diễn đạt lời nói của trẻ chưa tốt . 3. Nguyên nhân thực trạng: - Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều( vì có trẻ trong lớp sinh tháng 1-2 nhưng có trẻ trong lớp sinh tháng 10 -11-12). Tháng tuổi của trẻ chênh lệch nhau về tháng sinh quá xa ở lứa tuổi này sẽ dẫn đến sự chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu biết, ngôn ngữ - Đặc điểm của trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng rất thích được trò chuyện, giao tiếp, thích được nói, nhưng ngôn ngữ, vốn từ của trẻ còn rất hạn chế, còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều. - Chưa được tác động, kích thích kịp thời để trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. *Kết quả cụ thể như sau:Bảng thực trạng đầu năm học 2015-2016 TT Nội dung Số trẻ đạt Tỷ lệ Số trẻ chưa Tỷ lệ % đạt % 1 Trẻ mạnh dạn tự tin 5 17% 24 82% 2 Vốn từ của trẻ 3 10% 26 89% Chương III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. Cơ sở để đề xuất giải pháp: 8/17
  9. Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp D2 Trường MN Thanh Thùy - Qua tìm hiểu tâm sinh lí trẻ ở lứa tuổi 24/36 tháng tuổi. - Qua thực tế giảng dạy, quan sát những giờ hoạt động học và các hoạt động khác của trẻ trong ngày. Tôi có đưa ra một số biện pháp, giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24/36 tháng tuổi. II. Các biện pháp, giải pháp chủ yếu: Trẻ ở lứa tuổi 24/36 tháng tuổi còn nhỏ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh.Trẻ thường có những thắc mắc trước những đồ vật.hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy, trẻ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đây? Cái gì đây? Con gì đây? Để giải đáp được những thắc mắc hàng ngày người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. Chính vì vậy mà mỗi giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ cần trú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ , đó là nhịêm vụ quan trọng hàng đầu . Bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh được dễ dàng và hiệu quả nhất: 1. Giáo viên cần hiểu tâm sinh lý của trẻ: *Đặc điểm phát âm: Trẻ đã phát âm đượccác âm khác nhau. Phát âm được các âm của lời nói nhưng vẫn còn ê a. Trẻ hay phát âm sai ở những từ khó, những từ có 2/ 3 âm tiết như: Lựu/ lịu, hươu/ hiu, hoa sen / hoa xem, thuyền buồm/ thiền bồm . *Đặc điểm vốn từ: Vốn từ của trẻ còn rất ít. Danh từ và động từ ở trẻ chiếm ưu thế. Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ đồ vật con vật, hành động trong giao tiếp quen thuộc hàng ngày. Những các từ chỉ khái niệm tương đối như: Hôm qua, hôm nay, ngày mai trẻ sử dụng chưa chính xác. Một số trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: màu xanh, màu đỏ ,màu vàng . Đã biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép với người lớn trong giao tiếp như: Cảm ơn cô, vâng ,dạ *Sắp xếp cấu trúc lời nói: Cách diễn đạt nội dung, sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời 9/17