SKKN Sưu tầm, viết lời mới cho một số bài đồng dao để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non

docx 22 trang sangkien 05/09/2022 4400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sưu tầm, viết lời mới cho một số bài đồng dao để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_suu_tam_viet_loi_moi_cho_mot_so_bai_dong_dao_de_dong_da.docx

Nội dung text: SKKN Sưu tầm, viết lời mới cho một số bài đồng dao để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non

  1. PHẦN A: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trẻ nhỏ chính là những mầm non của đất nước là tương lai của dân tộc. Mà đồng dao lại là nguồn “sữa tinh thần” nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn các em. Do đó đồng dao góp phần bỗ xung, làm giàu nguồn sức mạnh tinh thần cho trẻ thơ. Đó cũng chính là nguồn sức mạnh tinh thần của tất cả mọi người. Vì ai cũng từng có một tuổi thơ cho riêng mình. Trong thời đại hiện nay đầy rẫy điện thoại, laptop, tivi, điện thoại, các trò chơi điện tử hấp dẫn trẻ, khiến nhiều phụ huynh đã quên mất việc giới thiệu cho các con những bài đồng dao dân gian đầy vần điệu vui tai. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ cũng như với trẻ sơ sinh những bài đồng dao mẹ đọc cho con, bà đọc cho cháu nghe sẽ giúp bé phát triển trí não và nhanh biết nói hơn so với những trẻ không được nghe đồng dao. Ở trẻ nhà trẻ và mẫu giáo cũng vậy. Qua những bài đồng dao nghe có vẻ giản đơn ấy mà lại ẩn chứa biết bao bài học quý giá như: Dạy trẻ em về thiên nhiên, xã hội, con người xung quanh, về cách cư xử, cách sống mà âm thanh từ máy tính, ti vi hay điện thoại thông minh, không thể nào thay thế được. Đồng dao giúp trẻ em vừa vui chơi giải trí, vừa học hỏi, phát triển các khả năng của mình và mở mang trí tuệ. Trẻ hát mà chơi, hát mà học, Hát chơi mà học thật. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước”. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi đó là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được đọc những bài đồng dao và chơi những trò chơi dân gian. Và chúng đang bị lãng quên, đang bị sự hiện đại thay thế và vùi lấp. Đang bị xếp vào danh sách lạc hậu quê mùa và không em nào thèm đoái hoài tới. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về cuội nguồn với các bài đồng dao - trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết Bản thân là giáo viên mầm non đã và đang công tác tại trường Mầm Non Yên Lâm nhiều năm và được nhà trường phân công giảng dạy ở nhiều độ tuổi khác nhau. Năm nay được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 - 6 tuổi, đây là độ tuổi lớn nhất của nhà trường. Nhưng khi tôi tổ chức cho trẻ đọc đồng dao và chơi trò chơi dân gian trong một thời gian tôi thấy trẻ đang còn lúng túng, không thuộc 1
  2. đồng dao, chưa biết cách chơi, chưa sáng tạo khi chơi. Bên cạnh đó ở trường tài liệu về các bài đồng dao - trò chơi dân gian mặc dù có nhưng rất ít và đôi khi không phù hợp với chủ đề, chủ điểm mình đang thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non. Từ những ngày đầu như vậy bản thân tôi luôn suy nghĩ rằng mình phải làm gì? Và làm như thế nào? để chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, giúp trẻ hiểu sâu hơn về tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, cuộc sống Vì thế việc giúp các em hiểu và quay về cuội nguồn dân tộc bằng các trò chơi dân gian là một việc làm cấp bách và cần thiết. Không thể để tình trạng này kéo dài hơn nữa tôi bắt tay ngay vào việc tìm hiểu, sưu tầm và viết một số lời mới cho một số bài đồng dao sao cho phù hợp với chủ đề, chủ điểm, phù hợp với nhận thức của trẻ lớp mình. Để từ đó giúp trẻ lớp mình phát triển toàn diện về mọi mặt. Chính vì thế năm học 2015 - 2016 tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “Sưu tầm, viết lời mới cho một số bài đồng dao để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non”. II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu, sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao, để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non. Cho trẻ làm quen với các bài đồng dao và tổ chức cho trẻ chơi. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về: ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm quan hệ xã hội, hướng trẻ đến với truyền thống văn hoá dân tộc. Chia sẽ cho các bạn đồng nghiệp và các bậc phụ huynh có thêm tài liệu và kinh nghiệm để giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao III. Đối tượng nghiên cứu Bản thân đã sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non nói chung và được bản thân tôi áp dụng vào công tác giảng dạy trẻ 5 - 6 tuổi, Trường Mầm Non Yên Lâm. VI. Phương pháp nghiên cứu: 1. phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài 2. phương pháp nghiên cứu thực tiễn: a. phương pháp quan sát b. phương pháp thực hành c. phân tích tổng hợp 2
  3. PHẦN B: NỘI DUNG SKKN I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: Như chúng ta đã biết di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam có rất nhiều loại hình khác nhau, nó rất đa dạng và phong phú như: Âm nhạc, câu đố, thơ ca, hò vè, ca dao - đồng dao - Trò chơi dân gian và nhiều loại hình khác nữa. Trong đó: Đồng dao - Trò chơi dân gian là vốn quý của dân tộc đã gắn liền với đời sống lao động và các hội hè, đình đám của nhân dân. Trò chơi vừa thể hiện tính sáng tạo của người lao động vừa là giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc, bày tỏ niềm vui mùa bội thu, hay chiến thắng thiên nhiên, Trò chơi đa dạng cuốn hút người chơi bởi sự bình dị khéo léo, nhạy bén, hấp dẫn, vui tươi, hòa nhập, cởi mở trong cuộc sống. Trò chơi dân gian được gắn liền với môi trường sống. Nó thường đơn giản, dễ chơi, vật dụng dễ tìm, không tốn tiền, dễ tổ chức dù trong không gian hẹp như góc sân, lớp học. Tất cả những trò chơi có chung một mục đích là rèn luyện sức khỏe, nhanh tay, tinh mắt, sáng tạo, khéo léo, vun đắp tình cảm hồn nhiên vô tư cho trẻ, nhất là trẻ đang độ tuổi Mẫu Giáo Nếu trò chơi dân gian của người lớn thường xuất hiện vào các dịp lễ hội, vào ngày tết cổ truyền, thì trò chơi dân gian của trẻ em có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi Một số trò chơi khác như đá cầu, nhảy dây, trốn tìm, chơi ô ăn quan, trồng nụ, trồng hoa, đánh khăng, đánh đáo thì chơi quanh năm. Thực tế cho thấy trò chơi dân gian rất phù hợp với môi trường sống và điều kiện sinh hoạt của trẻ em. Những vật dùng để chơi dễ kiếm, dễ tìm hay do chính tay các em làm. Chơi chuyền chỉ cần một quả cà, quả bưởi rụng và một bàn que gồm 10 que tre nhỏ, chơi chong chóng chỉ cần một chiếc lá dừa, chơi ô ăn quan là 52 viên sỏi, chơi nhảy dây chỉ cần một chiếc dây thừng hoặc dây nịt nối lại. Một số trò chơi cần phải dùng đến tiền để mua thì chẳng hề đắt nhưng cái làm cho trò chơi dân gian thú vị chính là được chơi những thứ do mình tự tạo ra. Phụ thuộc vào thời tiết mà có thể chọn trò chơi cho phù hợp. Vào tiết trời mưa, không gian bị thu hẹp, có thể chơi trò đơn giản và không cần nhiều người tham gia như: chi chi, chành chành, cờ tướng, ô ăn quan Những hôm trời khô ráo có thể chơi những trò chơi mang tính tập thể như: trốn tìm, nhảy dây, mèo đuổi chuột, đánh trận giả Đồng do có tác dụng thõa mãn nhu cầu vui chơi và học tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời. Cả kho tàng phong phú ấy là phương tiện giáo dục trí, đức, thể, mỹ cho các em, giúp trẻ phát triển toàn diện. thật vậy đó là ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng, rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ. Trước hết là tập cho trẻ phát âm chính xác. Trẻ học về số đếm, vui vẻ,nhẹ nhàng, không nặng nề. Có thể thấy việc học văn hóa cơ bản qua đồng dao và trò chơi 3
  4. nhưng trẻ vẫn có thể đếm, thể đọc. thật là một cách giáo dục có ý nghĩa. Có thể nói đồng dao là một cuốn từ điể sống, chứa đựng kho từ vựng phong phú. => Vì vậy! Đây chính là cơ sở để tôi tìm đến nghiên cứu, sưu tầm, viết lời mới và tổ chức cho trẻ chơi đồng dao, để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ mầm non. Vừa đưa đồng dao đến với trẻ, vừa thực hiện được mục tiêu giáo dục cho trẻ Mầm Non. II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng skkn: Năm học 2015 - 2016 tôi được nhà trường phân công đứng lớp 5-6 tuổi ở khu lẻ của trường Mầm non Yên Lâm. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau. 1. Thuận lợi. Luôn được sự quan tâm hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục huyện, ban giám hiệu nhà trường. Được sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất của ban giám hiệu nhà trường. Giáo viên trong lớp đoàn kết biết tìm tòi, sáng tạo và sưu tầm nhiều trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ. Bản thân tôi được sinh ra ở vùng nông thôn chính vì vậy những trò chơi dân gan đã gắn bó trong suốt tuổi thơ của tôi. Tôi rất thích các bài đông dao và sưu tầm đươc rất nhiều bài thú vị và đặc sắc, phù hợp với lứa tuổi mầm non. Bên cạnh đó bản thân có nhiều năm dạy lớp 5 tuổi, có tinh thần trách nhiệm, luôn quan sát nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc sưu tầm và tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Trẻ mẫu giáo mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích đọc đồng dao và tham gia các trò chơi Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ. 2. Khó khăn. Khu lẻ của trường chưa được kiên cố, phòng học còn thiếu, nhóm trẻ chật hẹp dẫn đến không đủ lớp cho trẻ học theo đúng độ tuổi, còn phải học chung; Nhà bếp chưa đảm bảo theo yêu cầu bếp một chiều gây khó khăn cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Môi trường bên ngoài của trẻ chưa có: sân bãi thì đá 4
  5. ghồ ghề, chưa có đồ chơi ngoài trời, chưa có khu vui chơi cho trẻ, khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian đa số là tổ chức trong lớp. Nhìn chung vốn kiến thức về đồng dao - trò chơi dân gian của giáo viên rất nghèo, nhiều giáo viên không thuộc các bài đồng dao, không nắm được cách chơi, cách tổ chức cho trẻ chơi chưa linh hoạt, chưa sáng tạo. nhiều giáo viên rất lúng túng khi làm người quản trò. Nên việc học hỏi ở đồng nghiệp đang còn nhiều hạn chế. Một số trò chơi bị mai một không còn ai nhớ đến, cách chơi các trò chơi dân gian ít nhiều bị biến tấu. Thời gian để tổ chức các trò chơi dân gian còn ít, phần lớn dành nhiều thời gian cho việc học các môn học khác. Đa số chỉ tổ chức ở các tiết hoạt động n Thời gian để tổ chức các trò chơi dân gian còn ít, phần lớn dành nhiều thời gian cho việc học các môn học khác. Đa số chỉ tổ chức ở các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà chỉ chủ yếu là lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động thôi. Học sinh còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với cách chơi, nhiều học sinh còn rụt rè, nhút nhát khi chơi. Phụ huynh học sinh còn nặng nề về việc học của con em. Chưa thực sự thấy được ích lợi và tác dụng của trò chơi dân gian. Đồng thời gia đình các em đa số là nông thôn và công nhân nên đang còn quá bận rộn với việc mưu sinh nên không có thời gian hướng dẫn cho trẻ chơi 3. Thực trạng của vấn đề. Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tổ chức cho trẻ được làm quen và chơi một số bài đồng dao - trò chơi dân gian, tôi nhận thấy trẻ không chú ý vào nội dung cô hướng, không tích cực thamgia các hoạt động, chưa nắm được nội dung chơi và chưa thuộc bài dồng dao, chưa có kỹ năng chơi các trò chơi dân gian. Kết quả cụ thể được tôi tổng hợp trong bảng sau: Kết quả khảo sát Loại tốt, Loại TB Loại Yếu Nội dung khảo sát Khá Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Số trẻ Số trẻ Số trẻ % % % 1. Trẻ yêu thích trò chơi dân gian 5 22,7 13 59,1 4 18,2 Số lượng 2. Trẻ mạnh dạn, tự tin, chơi đoàn kết với 4 18,2 12 54,5 6 27,3 5