Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn Âm nhạc

doc 15 trang sangkien 01/09/2022 8080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn Âm nhạc

  1. MỤC LỤC: I. MỞ ĐẦU 02 II. NỘI DUNG 04 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 04 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI 05 1. Đặc điểm tình hình 05 2. Nguyên nhân chủ quan và khách quan .06 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ .06 a. Giải pháp, biện pháp .06 b. Hiệu quả thực hiện 12 c. Ý kiến đề xuất 13 III. KẾT LUẬN 14 1. Ý nghĩa 14 2. Bài học kinh nghiệm .14
  2. PHẦN I: MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao đời sống xã hội của mỗi con người, có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ tổ chức kiểu này hay kiểu khác. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục học sinh mẫu giáo được tiến hành theo phương châm "Chơi mà học, học mà chơi". Vì vậy, giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, múa, trẻ chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 4 tuổi, giáo dục âm nhạc đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. Trong trường mầm non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp với nội dung Mặt khác kỹ thuật
  3. hát của trẻ còn hạn chế về giọng , về hơi, về âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cách phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động do trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Trẻ còn rụt rè nhút nhát chưa tự tin thực hiên bài hát Chính vì những lí do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu những biện pháp để có cách tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc được tốt hơn. Nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm giảng dạy trong tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non Phạm vi nghiên cứu: Các cháu lớp 4 tuổi A trường mầm non Vinh Phú. Năm học 2015-2016 Nhiêm vụ nghiên cứu: nghiên cứu phương pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn âm nhạc
  4. PHẦN II: NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gần gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui hào hứng phấn khởi Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và tạo cảm xúc cho trẻ. Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển kĩ năng tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Qúa trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như: nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau thật vô cùng quan trọng nhưng hình thành cho trẻ thật không phải dễ dàng.
  5. Chương II. Thực trạng của đề tài 1. Đặc điểm tình hình * Thuận lợi - 100% giáo viên đạt chình độ chuẩn. Đa số giáo viên mầm non trong trường có tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phấn đấu nghề nghiệp. - Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư cơ sở vật chất và đồ dùng học tập bộ môn âm nhạc. * Khó khăn - Trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc từ lứa tuổi nhà trẻ - Học sinh trong lớp còn nhút nhát, rụt rè - Phụ huynh địa phương còn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non nên chưa thực sự quan tâm tới việc học tập và các hoạt động của các cháu tại trường, lớp. * Qua điều tra thực trạng trẻ thể hiện kỹ năng ca hát đầu năm tôi thấy + 4/31 trẻ thể hiện tốt kỹ năng ca hát: 12,9% + 6/31 trẻ thể hiện được kỹ năng ca hát: 19,3% + 21/31 trẻ chưa thể hiện được kỹ năng ca hát: 67,8% * Từ kết quả điều tra cho thấy giáo viên và trẻ có một số hạn chế như sau + Về phía trẻ - Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát. - Trẻ hát đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời - Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lý khi hát ( hát nhỏ hoặc la hét) - Khi hát trẻ chưa hòa quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập thể + Về phía giáo viên - Chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc - Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ học hát theo kiểu “ Học thuộc lòng ’’
  6. - Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát - Chưa lựa chọn các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung. Giao viên chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, có nội dung hấp dẫn. 2. Nguyên nhân chủ quan và khách quan - Do trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc - Do trẻ mới đi học, ít được tham gia các hoạt động xã hội nên còn nhút nhát không giám thực hiện bài tập - Trẻ chưa được ôn luyện cảm thụ âm nhạc nhiều - Hình thức tổ chức lớp chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động - Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn. Chương III. Giải pháp, biện pháp, kiến nghị a. Giải pháp, biện pháp Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ Mẫu giáo là vô cùng cần thiết, đòi hỏi cô giáo phải chu đáo, yêu nghề, cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt âm nhạc. Tôi đã trực tiếp áp dụng vào lớp mình như sau: 1/ Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi: Thực tế giáo dục âm nhạc ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực tiếp thu thẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải qua một quá trình: Học - chơi và mọi lúc mọi nơi. Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc. Vào buổi sáng giờ đón trẻ tôi cho trẻ nghe nhạc những bài trong và ngoài chương trình phù
  7. hợp với lứa tuổi Mẫu giáo. Trẻ được nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát. Thích nghe hát và hát được như bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc; hát những bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua đề tài. Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trờ: "Quan sát cây bàng". Sau khi quan sát xong tập cho trẻ hát bài "Em yêu cây xanh" hoặc "Trồng cây" Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục các cháu trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui thú, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó nhận thấy trẻ rất thích được dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động, còn giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học hoặc làm quen với bài hát mới giúp trẻ vào giờ học âm nhạc được dễ dàng, tự tin hoà mình cùng cô. Nhận thấy bước đầu trẻ có khả năng phát triển về âm nhạc. 2/ Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác Trong mọi tiết học đều tích hợp giáo dục âm nhạc, có thể là những bài đã học, những bài chưa học theo từng đề tài bài dạy. Ví dụ: Dạy trẻ đọc thơ "Làm anh". Phần tích hợp cho trẻ hát bài: "Cả nhà thương nhau, cho con". Cô hát cho trẻ nghe bài: "Tổ ấm gia đình, ba gọn nến lung linh ". Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học. Hoặc dạy trẻ học: Khám phá khoa học. Tìm hiểu "Vật nuôi trong gia đình" tích hợp hát bài "Gà trống, mèo con và cuốn con, ai cũng yêu chú mèo, con gà trống ". Qua đó còn hình thành
  8. cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ biết ích lợi các con vật nuôi đối với cuộc sống con người. Cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi .v.v Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn. 3/ Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc: Do đặc điểm của lứa tuổi Mẫu giáo nên giáo dục các cháu cần tiến hành theo phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dục Mầm non mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Nếu trọng tâm là biểu diễn văn nghệ thì cô tổ chức cho trẻ biểu diễn giống như một đêm văn nghệ, giúp trẻ ôn lại những bài đã học, tự tin mạnh dạn trước đông người. Dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng. Tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàn hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng.