Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của trẻ thông qua hoạt động âm nhạc

doc 21 trang honganh1 15/05/2023 10720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của trẻ thông qua hoạt động âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_tre_thong_q.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của trẻ thông qua hoạt động âm nhạc

  1. MỤC LỤC SÁNG KIẾN TT MỤC LỤC TRANG A. Phần mở đầu 1 I Lý do chọn đề tài 1 II Mục đích nghiên cứu 1 III Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 2 IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 B Nội dung 3 I Cơ sở lý luận 3 II Cơ sở thực tiển 3,4 1. Đánh giá thực trạng 3,4 2. Khảo sát thực trạng 3,4 4,5,6,7,8,9 3. Các biện pháp thực hiện 4. Kết quả đạt được 9, 10 C Kết luận và kiến nghị 11 I Kết luận 11 II Kiến nghị đề xuất 11 Một số hình ảnh minh họa 12,13,14 1
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Là một giáo viên mầm non,tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì lẻ đó tôi luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo,để tìm ra những cách thức hay những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi, khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ, cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ. Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt mạnh dạn thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận dộng của cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ, dẻo dai qua các động tác. Khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm, với những bài hát có giai điệu tiết tấu sôi nổi, gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi, bài hát êm dịu, trầm lắng sẽ đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng sâu lắng. Với tôi khi dạy giờ âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ đến trường. Vì tất cả những lí do này tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt môn âm nhạc. Tôi đã luôn suy nghĩ học tập và sáng tạo để tìm ra cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường tốt nhất cho trẻ nhằm “ Phát huy tính tích cực của trẻ thông qua hoạt động âm nhạc” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc. 3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu phương pháp nhằm giúp trẻ học tốt bộ môn âm nhạc. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: 1. Tạo môi trường học tập 2. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng linh hoạt 3. Ứng dụng CNTT vào các tiết học 2
  3. 4. Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng 5. Sử dụng trang phục gây hứng thú cho trẻ 6. Kết hợp âm nhạc với các môn học khác 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. éối týợng nghiờn cứu - Trẻ Mẫu giỏo 4 – 5 tuổi lớp MG B1- Trýờng Mầm non Hoa Phýợng, Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị. 4.2. Phạm vi nghiờn cứu: - Không gian: Tại Trường Mầm non Hoa Phượng - Thời gian: Bắt đầu từ tháng 9/2019 đến hết tháng 5/2020. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Âm nhạc đến với trẻ thơ bắt đầu từ những tiếng ruầu ơ ngọt ngào của bà, của mẹ. Những bài hát, những làn điệu dân ca đã đi vào tâm hồn trẻ 1 cách nhẹ nhàng, gần gũi và thân thương. Đồng thời âm nhạc dẫn dắt trẻ đến với bao điều kỳ diệu của cuộc sống. Từ đó khơi gợi ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lòng tự hào dân tộc và có thái độ đúng đắn với sự vật xung quanh. Vì vậy âm nhạc được xem là 1 phần quan trọng trong chương trình giáo dục Mầm Non. Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hoá lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ. II. Cơ sở thực tiển Đối với trẻ lứa tuổi Mầm Non, âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Vì thông qua hoạt động âm nhạc, trẻ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tác các động tác minh hoạ phù hợp với lời ca. Rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo khi vận động theo nhạc. Cơ thể cũng khoẻ mạnh, dẻo dai, giúp trẻ có sức khoẻ tốt để tiếp thu tốt những môn học khác. Ngoài ra, âm nhạc còn có tác dụngphát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc âm nhạc cho trẻ. Vậy làm thế nào để trẻ học tốt bộ môn này là điều tôi không ngừng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình giảng dạy đó là lý do mà tôi chọn đề tài “ Phát huy tính tích cực cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc” tại trường Mầm Non Hoa Phượng - Vĩnh Linh - Quãng Trị, nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu nhất nâng cao chất lượng dạy và học, làm tốt công việc chuyên môn của nhà trường 3
  4. giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 và quan trọng nhất là giúp các cháu sáng tạo nghệ thuật tốt hơn, yêu thích khi hoạt động với Âm nhạc 1. Đỏnh giỏ thực trạng Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 tuổi. Tôi đó nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn ở lớp tôi như sau: 1.1.Thuận lợi: Tôi được phân công phụ trách lớp 4-5 tuổi, điều kiện cơ sở vật chất của trường lớp đảm bảo. Ban giám hiệu nhà trường chú trọng đến các yêu cầu về cơ sở vật chất. Việc khai thác và sử dụng công nghệ thông tin và giảng dạy dễ dàng hơn so với những năm trước đây. Đa số phụ huynh là cán bộ công nhân viên nhà nước nên sự am hiểu về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học ngày càng sâu. 2.2. Khó khăn: Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, vẫn có 1 số cháu phát âm chưa chuẩn,hát chưa rõ lời ca, chưa biết cách vỗ tay theo các loại tiết tấu, thẩm thấu âm nhạc chưa tốt. Phụ huynh chưa dành thời gian để thường xuyên hát, sưu tàm nhiều băng đĩa để bổ sung thêm vốn kiến thức âm nhạc cho trẻ, nên đa số trẻ không biết nhiều các tác phẩm âm nhạc , chỉ nhờ vào các hoạt động trên lớp của cô giáo dạy Thời gian làm việc ở trường căng thẳng nên việc tìm tòi các bài hát ngoài chưong trình đưa vào dạy cho trẻ tạo cảm giác mới lạ cũng khá vất vả. Với những khó khăn và thuận lợi trên tôi đã đầu tư suy nghĩ và thực hiện đề tài này nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ thông qua bộ môn cho trẻ làm quen với âm nhạc 2. Khảo sát thực trạng Để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ 4 -5 tuổi, đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng âm nhạc với số lượng là 31 cháu, kết quả như sau: STT Nội dung khảo sát trẻ. Tốt Khá Trung bình 1 *Thể hiện nội dung bài hát - Hát đúng lời 16 = 51 % 10 = 32 % 5 = 17% - Hát đúng giai điệu 15 = 48 % 12 = 39 % 4 = 13 % 2 *Khả năng biểu diễn độc lập và sáng tạo - Biểu diễn diễn cảm 14 = 45 % 13 = 42 % 4 = 13 % 4
  5. -Tự sáng tạo vận 11 = 35 % 12 = 39 % 8= 26 % động theo bài hát 3 * Về ý chí - Tập trung vào nội 17 = 55% 11 = 35 % 3 = 10 % dung cô hướng đẫn - Thực hiện tốt yêu 13 = 42 % 15 = 48 % 3 = 10 % cầu của cô 3. Các biện pháp thực hiện: Từ kế hoạch của nhà trường, của tổ, tôi đã lập kế hoạch chủ đề năm học phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, điều kiện thực tế của trường lớp Thực hiện nghiêm túc kế hoạch ngày, tuần, chủ đề Đăng ký tiết dạy mẫu (Mỗi chủ đề 2 tiết) tham gia đầy đủ các hội thi, thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Luôn chú trọng đến tìm tòi tài liệu, đổi mới phương pháp giảng dạy Lên kế hoạch cho trẻ sáng tạo hoạt động với âm nhạc như: thi ngâm thơ, thi phổ nhạc cho bài hát, thi sáng tác bài hát Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh Lên chương trình dạy theo chủ đề ở bảng tin Vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu để làm dụng cụ, đạo cụ, trang phục cho trẻ Sử dụng các loại đạo cụ, dụng cụ, trang phục thu hút sự chú ý của trẻ Tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ phế thải để làm đồ dùng nhạc cụ, tối thiểu mỗi chủ đề làm được 25 đồ dùng, đồ chơi Dự giờ đồng nghiệp 6 tiết / tháng Tự học, tự rèn để nâng cao khả năng thể hiện các tác phẩm âm nhạc (Xem băng đĩa, xem các chương trình văn nghệ, theo dõi chương trình Đồ rê mí, khai thác internet) Sử dụng phương pháp dạy học hợp lý. ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp bài dạy, đúng thời điểm Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi. Cho trẻ hoạt động nhóm để cùng nhau sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, làm đồ dùng, đạo cụ và sáng tạo theo cách riêng của trẻ Cho trẻ tự do lựa chọn đồ dùng, đạo cụ, trang phục để hoạt động 5
  6. Chú ý đến hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, kết quả trẻ thực hiện nhiệm vụ cùng nhau để khuyến khích trẻ. Cuối ngày, đánh giá từng hoạt động, đánh giá cuối chủ đề kịp thời để điều chỉnh phương pháp phù hợp Xây dựng môi trường học tập phù hợp với từng chủ đề, hấp dẫn, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh cho trẻ hoạt động phong phú kích thích trẻ khám phá chủ đề mới. Tìm thêm bài hát ngoài chương trình để đem sự mới lạ đến cho trẻ, phù hợp với chủ đề để tích hợp làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động hơn. Nghiên cứu kỹ tác phẩm trước khi truyền thụ cho trẻ để có được những sáng tạo phù hợp với nhận thức, kích thích tư duy trẻ phải suy nghĩ trước khi thể hiện các tác phẩm âm nhạc 3.1- Tổ chức hoạt động học: - Khi chuẩn bị 1 tiết dạy âm nhạc, tôi phải dựa vào tình hình thực tế của trẻ để xác định được trọng tâm của tiết dạy. Nếu bài hát hát đa số trẻ chưa biết tôi tập trung dạy hát, còn bài hát đa số trẻ đã thuộc tôi đi vào trọng tâm là dạy cho trẻ vận động theo nhạc. Tuỳ vào từng bài để tôi kết hợp với đồ dùng trực quan hay đóng kịch, hoạc xem băng đĩa, hay chơi trò chơi để dẫn dắt trẻ đến với tác phẩm âm nhạc a. Đối với tiết dạy trọng tâm là dạy hát: - Soạn bài đầy đủ, kịp thời. Bám sát vào mục đích yêu cầu của bài dạy: Qua mổi tác phẩm giúp trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu, hát diễn cảm . Tôi tập cho trẻ hát theo cô cả bài, - Để lôi cuốn trẻ yêu thích hoạt động với âm nhạc, đòi hỏi tôi phải luôn tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, hấp dẫn, để kích thích trẻ hứng thú, chủ động tham gia tích cực . Ví dụ: Bài hát “ Thương con mèo”. Chủ điểm : Những con vật bé yêu. - Tôi cho một trẻ hoá trang, đóng vai chú mèo con để gây hứng thú cho trẻ rồi kết hợp giới thiệu vào bài - Đàm thoại với trẻ làm rõ nội dung bài bài hát. Luyện cho trẻ hát to, trọn câu, rỏ lời Qua bài hát giáo dục trẻ quan tâm, yêu thương các con vật, người thân, yêu thiên nhiên và cuộc sống, cảnh vật xung quanh mình. *Nếu bài hát đa số trẻ đã thuộc, tôi đàm thoại nội dung bài thơ sau đó cho trẻ tự thảo luận nhóm để tìm hình thức và đạo cụ thể hiện bài hát, sau đó tôi tiến hành dạy trọng tâm là cho trẻ vận động theo nhạc 6